Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ LÀ TỤ CUNG TỰ CẤP
- Lãnh chúa phong kiến: được hình thành từ các tướng lĩnh quân sự, quý tộc.
Chúc bạn học tốt!- Miêu tả :Là nơi giao lưu ,buôn bán, tập trung đông dân cư.Thể hiện sự tấp nập,nhộn nhịp và sự đa dạng của hàng hóa
Kinh tế
- Kinh tế ở lãnh địa phong kiến là nền kinh tế tự cấp, nông nô tự làm và tự sử dụng những gì mình làm ra.Chủ yếu là nông nghiệp.
- Thành thị trung đại là nền kinh tế có sự trao đổi, mua bán ở nơi đông người.Chủ yếu là thủ công nghiệp,thuơng ngiệp.
Thành phần dân cư
- Ở lãnh địa phong kiến chỉ có 2 giai cấp là lãnh chúa phong kiến và nông nô
-Ở thành thị trung đại có thêm thợ thủ công và thương nhân
Trong lãnh địa các công trình xây dựng chủ yếu trong lãnh địa gồm:
\(+\)Các pháo đài kiên cố,có hào sâu tường cao bao quanh
\(+\)Nhà kho,nhà thờ dinh thự chuồng trại
\(+\)Xung quanh là rừng ao nước đòng cỏ nơi canh tác và khu ở của nông nô
1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.
2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.
1. Thời gian xuất hiện:
+ Lãnh địa: cuối thế kỉ V
+ Thành thị: cuối thế kỉ XI
2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của:
+ Lãnh địa: nông nhiệp
+ Thành thị: thương ngiệp và thủ công nghiệp
3. Thành thị châu Âu thời trung đại rất sầm uất, nhộn nhịp, đông vui. Mọi người mang theo sản phẩm trên những chiếc thuyền để buôn bán. Họ còn lập ra các phường hội và thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán. Hằng năm, họ còn tổ chức những hội chợ lớn để triển lãm, trao đổi và buôn bán sản phẩm.
- Kinh tế:
+ Lãnh địa: nông nghiệp
+ Thành thị: thương nghiệp
- Thành phần dân cư:
+ Lãnh địa: lãnh chúa và nông nô
+ Thành thị: chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân
Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến
* Cơ sở kinh tế : chủ yếu là kinh tế nông nghiệp
+ Ở phương Đông sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn.
+ Châu Âu : đóng kín trong các lãnh địa phong kiến
* Xã hội phong kiến có 2 giai cấp cơ bản :
+ Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh.
+ Châu Âu là lãnh chúa và nông nô .
* Bóc lột bằng tô thuế . Tuy nhiên ở Châu Âu sau khi thành thị trung đại ,xuất hiện kinh tế công thương nghiệp phát triển và thị dân ra đờ
- Đời sống kinh tế :
+ Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày Gấy và nộp tô, ngoài ra còn dệt vải, may quần áo, làm giầy dép, đóng đồ đạc, vũ khí... , chi mua một vài hàng nhu yếu phẩm như sắt, tơ lụa, đồ trang sức.
+ Thủ công nghiệp cũng chỉ hoạt dộng trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ... , lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc.
+ Lãnh địa là đơn vị kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, việc trao đổi buón bán trong lãnh địa đóng vai trò thứ yếu.
+ Đời sống nông nô:
Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa, nhận ruộng đất vể cày cây và phải nộp tô nặng, ngoài ra họ còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
Song họ vẫn được tự do trong sản xuất, có gia đình riêng, có nông cụ và gia súc.
Sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đã làm cho nhu cầu về hương liệu, vàng bạc, thị trường ngày một tăng. Nhưng từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải lại do người Ả-rập độc chiếm. Vấn đề cấp thiết đang được đặt ra là phải tìm con đường thương mại giữa phương Đông và châu Âu.
Vào thời điểm đó, khoa học - kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. Đây chính là tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí.
Các nhà hàng hải hiểu biết nhiều về đại dương, có quan niệm đúng đắn về hình dạng Trái Đất. Người ta đã vẽ được nhiểu bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, các hòn đảo có cư dân. Máy đo góc thiên văn, la bàn được sử dụng trong việc định hướng giữa đại dương bao la. Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới, đóng được tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước tiên phong trong các cuộc thám hiểm, khám phá ra những miền đất mới.
Năm 1487, B. Đi-a-xơ (1450 - 1500) là hiệp sĩ “Hoàng gia” đã dẫn đầu đoàn thám hiểm đi vòng qua cực Nam của châu Phi. Điểm đó được ông đặt tên là mũi lão Tố, sau gọi là mũi Hảo Vọng.
Tháng 8 -1492, C. Cô-lôm-bô (1451 ? - 1506) đã dẫn đầu đoàn thuỷ thủ Tây Ban Nha đi về hướng Tây. Sau hơn 2 tháng lênh đênh trên Đại Tây Dương, ông đã dẫn dến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê ngày nay, nhưng ông tưởng đây là miền “Đông Ấn Độ”, cô-lôm-bô được coi là người phát hiện ra châu Mĩ.
Tháng 7—1497, Va-xcô đơ Ga-ma ( 1469 ? - 1524) chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng Li-xbon, đi tìm xứ sở huyền thoại của hương liệu và vàng ở phương Đông. Tháng 5 -1498, ông đã đến Ca-li-cút thuộc bờ Tây Nam Ấn Độ. Trở về Li-xbon, Va-xcô đơ Ga-ma được phong làm Phó vương Ấn Độ.
Ph. Ma-gien-lan (1480 — 1521) là người đã thực hiện chuyên đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam của Nam Mĩ (sau này được gọi là eo biển Ma-gien-lan) tiến vào đại dương, mà ông đặt tên là Thái Bình Dương. Tại Phi-líp-pin, ông bị thiệt mạng trong lúc giao tranh với thổ dân. Cuối cùng, đoàn thám hiểm chỉ còn 1 thuyền và 18 thuỷ thủ đã về đến bờ biển Tây Ban Nha.
Phát kiến địa lí đã mở ra một trang mới trong tiến trình phát triển của lịch loài người. Nó đã khẳng định Trái Đất hình cầu, mở ra những con đường mới những vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu văn hoá giữa các châu lục. Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Tuy nhiên cùng với những yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
Cuối thế kỉ V, người Giéc-man chiếm phương Tây, lập ra nhiều vương quốc mới:
- Ăng-glô Xắc-xông (hiện nay: nước Anh)
- Phơ-răng ( Pháp)
- Đông Gốt ( Ý)
- Tây Gốt ( Tây Ban Nha)
1.- Lãnh địa là một khu đất rộng rộng: dó có cả đất trồng trọt. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại... có hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố.
2. lãnh địa phong kiến :
+ kinh tế: tự túc, tự cấp
+ hình thức sản xuất: nông nghiệp, thợ thủ công
+ Xã hội: lãnh chúa, nông nô
thành thị trung đại :
+ kinh tế: trao đổi mua bán hàng hoá
+ hình thức sản xuất: thủ công nghiệp, thương nghiệp
+ Xã hội thợ thủ công, thương nhân