Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1:
a) Nam sinh ra trong một gia đình gia giáo
b) Bố mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy tập thể dục
c) Ông ấy nuôi chó dữ/dồ/dại để giữ nhà
Bài 2:
-DT: Xuân, cánh đồng, trời, mây, mưa ngâu, bóng nười, con đường, ruộng
-ĐT đi, thăm, be bờ, rón rén bước
-T: xám xịt, rả rích, lầy lội
Bài 3:
a)Tuy đó chỉ là một con búp bê được làm từ vải cũ nhưng An rất thích vì đó chính là món quà bố đã làm tặng em với tất cả tình yêu thương.
b) Nếu con búp bê bằng vả cũ không phải do tự tay bố làm thì An đã không cảm động như vậy khi nhận nó.
Bài 4:
-Trái nghĩa: dũng cảm - nhát gan/ nhút nhát
cần cù - lười biếng/ chây lười
-Đồng nghĩa: dũng cảm - gan dạ
cần cù - siêng năng/ chịu khó
trả lời:
-Sự kiện Tết Mậu Thân (hay còn được gọi là Tổng công kích - tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968) là cuộc tổng tiếncông và vận động quần chúng nổi dậy chiếm chính quyền vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trên hầu hết lãnh thổ của Việt Nam Cộng hòa.
Xuống tàu ra đi tìm đường cứu nước
“Trong khi còn học ở Trường Sát–xơ–lúp Lô–ba (Chasseloup–Laubat) tôi gặp một người thanh niên ở Trung bộ vào Sài Gòn ở nhà một người bạn. Vì cùng một lứa tuổi, cho nên chúng tôi lập tức trở nên đôi bạn thân. Tôi đưa anh đến trước tiệm cà phê của Pháp xem đèn điện, xem chiếu bóng và máy nước.
Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy.
Một hôm tôi mời anh ăn kem. Anh rất lạ. Lần đầu tiên anh mới nếm mùi kem.
Sau ít hôm, anh đột nhiên hỏi tôi.
“Anh Lê, anh có yêu nước không?”
Tôi ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”
“Anh có thể giữ bí mật không?”
“Có”.
“Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôi không?”
“Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?”
“Đây, tiền đây” – Anh bạn của tôi vừa nói vừa giơ hai bàn tay – “Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ?”
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý.
Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ về cuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh bạn nữa. Tôi đoán là anh ta đã đi ngoại quốc. Anh ta đi bằng cách nào? Tôi không biết. Về sau, tôi chỉ biết người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy là Cụ Nguyễn Ái Quốc, là Hồ Chủ tịch của chúng ta ngày nay”.
Chính ông Mai ở Hải Phòng, nhân viên cũ trên một chiếc tàu Pháp của hãng
“Vận tải hợp nhất” đã cho chúng tôi biết những điều mà ông Lê không rõ.
Ông Mai kể lại:
“Vào khoảng cuối năm 1911 hay 1912 – tôi không nhớ đúng nữa – tôi làm việc ở phòng ăn của các sĩ quan trên tàu. Tàu chúng tôi cặp bến Sài Gòn để lấy hàng và đón khách.
Công việc làm bồi tàu
Một buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi xin việc.
Chúng tôi trả lời là không có việc và có chăng nữa, chúng tôi cũng không có quyền nhận anh ta.
Chúng tôi cười vì chàng trai có vẻ một anh học trò, không phải là người lao động như chúng tôi. Chúng tôi nói nhỏ với nhau: “Một người như thế có thể làm được công việc gì trên tàu?”.
Tôi không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi nói: “Đi theo tôi, tôi sẽ dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ có việc cho anh làm”.
Chủ tàu hỏi: “Anh có thể làm việc gì?”
“Tôi có thể làm bất cứ việc gì!” – Chàng trai trả lời.
“Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây nhận việc”.
Chàng trai ấy xưng tên là Ba. Vì tôi đã giúp anh ta việc nhỏ ấy, cho nên anh ta rất thân với tôi, và cũng vì anh ta rất dễ mến tôi cũng rất thân với anh ấy. Việc gì tôi làm được là tôi cố làm để giúp anh ta, vì anh ta chưa biết gì cả. Vả lại, anh ấy có can đảm và nhẫn nại. Phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.
Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày.
Nhà bếp lo cho bảy, tám trăm người cả nhân viên và hành khách. Có nhiều cái chảo bằng đồng lớn và nặng quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn.
Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi. Luôn luôn nghe tiếng:
“Ba, đem nước đây!”
“Ba, dọn chảo đi!”
“Ba, thêm than chỗ này, thêm than chỗ kia!”
Suốt ngày, anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than. Người ta thấy anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc. Và hơn nữa vì chưa quen việc, anh phải gọt xong đống củ cải và khoai tây. Anh không biết làm thế nào. Tôi dạy cho anh.
Học tập trên tàu
Tôi còn nhớ một lần gọt măng tây. Đây là lần đầu tiên anh Ba thấy măng tây. Anh ta bắt đầu gọt trơ trụi, thì vừa lúc tôi đến. Tôi hối hả quẳng xuống bể tất cả măng đã gọt và tôi bày cho anh ta phải làm như thế nào. Nhờ thế không xảy ra việc gì. Mỗi ngày, chín giờ tối, công việc mới xong. Anh Ba mệt lử. Nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặc nửa đêm. Về thứ bậc, anh Ba là người dưới chúng tôi, chúng tôi là những người có chức vị, còn anh Ba chỉ là người phụ bếp. Nhưng vì anh Ba hiểu biết – anh giúp những người bạn mù chữ của tôi viết thư về cho gia đình họ và anh không bao giờ nói tục, vì vậy anh Ba được tất cả chúng tôi yêu mến.
Một lần, dọc đường, anh Ba suýt chết đuối. Biển nổi sóng. Làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ xuống. Hầu hết mọi người say sóng. Như mọi ngày, anh Ba đi lên đi xuống từ bếp đến hầm. Không thể vác những rổ rau lên vai vì tàu tròng trành, anh phải buộc rổ rau vào dây sắt để kéo đi, chuyến thứ hai một ngọn sóng lớn thình lình phủ lên sàn tàu và cuốn xuống biển mọi vật trên sàn tàu. Cả những rổ rau và anh Ba nữa. Anh bị đẩy vào giữa cột buồm và dây xích, nhờ vậy mà thoát chết.
Cái gì đối với anh Ba cũng mới, anh phải học tất cả. Ví dụ mới đầu anh không ăn được bánh mì và bơ. Ăn xúp thì anh dùng nĩa.
Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách – hai người lính trẻ tuổi giải ngũ về Pháp. Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thân của anh Ba. Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyển sách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết. Và anh Ba lại dạy họ quốc ngữ và thỉnh thoảng dấm dúi cho họ cốc cà phê. Anh nói với tôi với một vẻ ngạc nhiên: “Anh Mai, cũng có những người Pháp tốt, anh ạ”.
Gặp Bùi Quang Chiêu
Hồi ấy, Bùi Quang Chiêu, kỹ sư canh nông vào làng Tây, đi tầu hạng nhất cùng gia đình. Ông ta đưa con sang Pháp học. Trông thấy Ba, ông ta gọi anh lại và thân mật bảo:
“Tại sao con lại làm cái nghề khó nhọc này? Bỏ nghề đi. Con nên chọn một nghề khác, danh giá hơn…” Anh Ba lễ phép cảm ơn ông Chiêu, nhưng không nói đồng ý hay không.
Đến Mác–xây, chúng tôi lĩnh lương mỗi nhân viên Việt Nam được từ một trăm đến hai trăm quan, thêm vào đấy tiền thưởng của hành khách. Anh Ba là phụ bếp, chỉ được mười quan.
Anh ta được ít lương, nhưng anh học được nhiều chuyện mới lạ. Coi tôi là bạn thân thiết nhất, anh ta nói với tôi tất cả những điều anh trông thấy và suy nghĩ.
“Ơ! Ở Pháp cũng có người nghèo như bên ta!”.
Trông thấy những gái điếm đến làm tiền trên tàu, Ba nói với tôi: “Tại sao người Pháp không “khai hoá” đồng bào của họ trước khi đi “Khai hoá” chúng ta, sao thế anh Mai?”
Tàu điện đối với anh Ba là một chuyện kỳ lạ.
Lần đầu tiên anh ta trông thấy những “cái nhà biết chạy” ấy. Cái gì cũng làm anh ta chú ý, vì cái gì đối với anh ta cũng mới cả. Luôn luôn anh ta nói:
“Lần đầu tiên, tôi mới thấy cái này…”
Công việc trong ngày xong, tôi cho anh ta mượn bộ áo quần, và chúng tôi đi đến tiệm cà phê ở đường Ca–nơ–bia. Không cần phải nói, đây là lần đầu tiên anh ta vào tiệm cà phê và cũng là lần đầu tiên người Pháp gọi anh bằng “ông”.
Sau những ngày đầu tiên ở Mác–xây, anh Ba tóm tắt cảm tưởng của mình bằng mấy chữ:
“Người Pháp ở Pháp tốt, lễ phép hơn người Pháp ở Đông dương”.
Chúng tôi đi theo tàu lên Ha–vơ–rơ (Havre) để sửa chữa. Chúng tôi được đưa sang làm việc ở một chiếc tàu khác, trở về Đông Dương. Anh Ba không muốn trở về. Ông chủ đem anh về nhà. Từ đấy, tôi không được tin tức gì của anh Ba nữa…
Đến Pháp và làm bồi bàn trên tàu đi vòng quanh châu Phi
Tôi ở với ông chủ của tôi ở Xanh A–đơ–ret (Saint–Adresse), một ngoại ô của Ha–vơ–rơ, một hôm, ông chủ già dẫn về một người trẻ tuổi, gầy yếu, quần áo lôi thôi nhưng có vẻ lanh lợi. Tên anh ta là Ba. Ở nước ngoài mà gặp được một người đông hương thì lập tức người ta dễ trở thành bạn thân. Chúng tôi cũng vậy.
Chúng tôi ở một biệt thự có vườn hoa. Ông chủ già khi rảnh việc thì ở câu lạc bộ thành phố. Bà chủ thường đến nhà người con gái, vợ một nhân viên của công ty. Một bà nấu bếp, một người tốt, nếu anh khéo nịnh thì bà ta cho anh ăn ngon, nhưng khi bà ta cáu thì như một mụ yêu tinh. Một cô sen xinh xinh hay làm dáng, có một “bà mẹ hay ốm” – “Bà mẹ ốm” chính là một chàng thủy thủ. Để đi gặp tình nhân, chị ta lừa chúng tôi luôn và nói là đi thăm mẹ ốm. Trong nhà tất cả là sáu người.
Đồ đồng đánh bóng, đồ đạc lau xong, bàn ghế sạch bụi, thế là ông chủ bà chủ bằng lòng và rất tốt, luôn mồm một điều “con” hai điều “con”. Nhưng phần lớn công việc do cô sen làm. Chị ta muốn cho chóng xong để đi gặp “bà mẹ ốm”.
Vì vậy chúng tôi có rất nhiều thì giờ rảnh. Anh Ba dùng thì giờ chăm bón hoa với người làm vườn hoặc giở những tờ báo có ảnh trong tủ sách ra xem. Sau khi đến được ba ngày, anh hỏi tôi: “Anh Dân, anh có biết chữ quốc ngữ không?”.
Tôi hơi thẹn nhưng trả lời thành thật: “Không, tôi không biết”. Anh Ba liền giảng giải và khuyến khích tôi học. Tôi làm theo lời anh. Anh Ba cũng thế, anh học tiếng Pháp với cô sen. Ngày nay tôi đọc được và viết được chính là nhờ anh Ba. Để trả ơn, thỉnh thoảng tôi dẫn anh Ba đi xem chiếu bóng hoặc xem xiếc.
Chúng tôi ở với nhau được một tháng. Một buổi chiều người chủ già đi làm về, nói với anh Ba: “Có một chuyến tàu đi vòng quanh châu Phi. Không có hành khách. Chỉ có hàng hoá. Anh có muốn nhận làm bồi cho các sĩ quan trên tàu ấy không? Họ không đông lắm đâu, và đều là những người tốt, anh sẽ thấy anh không đến nỗi vất vả ở trên tàu. Đồng ý chứ?”
Anh Ba vui vẻ nhận lời. Sau tôi nói với anh: “Ba ơi, khí hậu ở châu Phi rất nóng, nóng hơn ở bên ta. Và một chiếc tàu chở hàng rất tròng trành, rất dễ làm cho anh say sóng. Đi như thế anh dại dột lắm, nhất là một thân một mình, bầu bạn không có…”. Anh Ba nói với tôi: “Anh không nên nói như thế. Tôi là thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được khổ. Và tôi muốn đến xem các nước”.
Ngày hôm sau anh Ba đáp tàu đi, anh có viết thư cho tôi hai ba lần, kể cho tôi nghe vô số chuyện, nói đến người da đen, người Ả-rập, nói đến xứ Tê–nê–ri–pho, xứ Lít–bon, đến những con vẹt…. Anh cũng cho biết là người nấu bếp trên tàu cũng là một đồng hương tên là Bốn…
… … …
Chiếc tàu nhỏ rời Ha–vơ–rơ. Đỗ lại ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, An Giê Ri, Tuy Ni Di và những cửa bể Đông châu Phi cho đến Công Gô. Đến đâu anh Ba cũng để ý xem xét. Mỗi lần tàu cập bến, thế nào anh Ba cũng kiếm cách đi thăm thành phố. Khi trở về, anh có những ảnh và những hộp diêm đầy túi. Anh thích thu thập những thứ ấy.
Đến Đa-ca, biển nổi sóng rất dữ. Tàu không thể vào bờ. Cũng không thể thả ca–nô xuống vì sóng rất to. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen Pháp phải bơi ra chiếc tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng biển cuốn đi.
Cảnh tượng ấy mọi người coi là thường. Nhưng điều đó làm cho anh Ba hết sức cảm động, anh khóc. Ngạc nhiên,anh Bốn hỏi tại sao? Anh Ba buồn rầu trả lời tôi: “Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt. Song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu chúng nó cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.”
Chiếc tàu của chúng tôi chở rượu ngon của Boóc–đô và An–giê–ri cho những thuộc địa khác. Tất cả mọi người trên tàu dùng rượu đó. Vì rượu rất nhiều. Các thủy thủ say rượu suốt chuyến tàu. Chỉ cần dùi một lỗ nhỏ vào thùng rượu, ấn một ống cao su nhỏ vào đấy, hút thật mạnh để đầu ống kia vào một cái chai. Và như thế tha hồ mà uống. Nhưng anh Ba không bao giờ uống rượu và khuyên anh Bốn không nên làm như thế.
Anh Ba rất tốt với mọi người và không bao giờ cãi cọ với ai. Nhưng anh Ba hơi khác thường. Mỗi ngày, anh dậy thật sớm để xem mặt trời mọc. Và trong những đêm trăng, anh hầu như không ngủ, anh đi đi lại lại trên tàu, ngắm trời ngắm bể. Chúng tôi đậu lại ở Tê–nê–rít–pho vào lúc hoàng hôn, biển lặng sóng, hòn đảo giống như một cái chụp đèn khổng lồ để trên mặt biển, phía trên lóng lánh, phía dưới xanh xanh. Chỉ có thế thôi, mà anh Ba ngây người. Anh nhắc đi nhắc lại: “Bốn, anh nhìn kìa! Đẹp quá! Hùng vĩ quá!”
Đến lúc trở về Ha–vơ–rơ, nhớ lời khuyên của anh Ba, Bốn không đến thăm cô gái nhảy nữa. Bốn còn đi một vài chuyến, dành được ít tiền thì trở về nước, mở một cửa hàng nhỏ, và lấy vợ.
Đến Luân – đôn, học tiếng Anh, câu chuyện cào tuyết, về ông già Ét-cốp-phie
Khách sạn Carlton ở Thủ đô London, vương quốc Anh nơi Nguyễn Tất Thành
vừa làm thuê vừa tự học tiếng Anh trong những năm 1914-1917.
Còn anh Ba sau đó rời chiếc tàu nói đi Anh. Anh xin vào làm việc ở tiệm ăn Các–lơ–tông, một tiệm sang có tiếng ở Luân Đôn.
Người làm bếp độ trăm người đủ các hạng. Có cả người Pháp, người Anh, người Đức, người Nga, người châu Á và tôi người Việt Nam. Chính ông Ét-cốpphi-e, ông vua đầu bếp, được huân chương danh dự, điều khiển nhà bếp.
Về ông Ét-cốt-phi-e, có một chuyện đáng kể lại: Tài nấu bếp của ông ta, thế giới đều biết. Những chủ quán lớn nhất trên thế giới trả tiền rất nhiều để mời ông ta làm chủ bếp. Khi có những yến tiệc lớn, người ta mời ông đến làm thức ăn và điều khiển nhà bếp. Lần vua Đức sang thăm Luân Đôn, vua Anh mời ông Ét-cốtphi-e phụ trách bữa tiệc. Và tất nhiên với một số lương rất hậu. Ông già Ét-cốtphi-e kiêu hãnh trả lời: “Tôi là người Pháp. Tôi không nấu cho kẻ thù của dân tộc tôi”.
“Vâng, bây giờ chúng ta nói chuyện anh Ba. Vào khoảng một năm trước đại chiến, một hôm, tôi gặp ở phòng lau chùi thìa, nĩa, một người Á Đông trẻ tuổi.
Tôi không để ý đến anh ấy vì tôi tưởng anh ấy là người Trung Quốc. Đến ngày thứ ba, chính anh ấy đến nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam. Cố nhiên tôi rất sung sướng được gặp một người đồng hương. Từ ngày ấy, chúng tôi trở nên đôi bạn thân.
“Ai đưa anh đến đây, đến nước Anh?” – Tôi hỏi anh Ba.
“Tôi đến đây một mình để học tiếng Anh”.
“Hay đấy, nhưng tiếng Anh rất khó học. Đã hai năm tôi ở thành phố này mà không biết hơn, ngoài hai chữ Yes và No (vâng và không).”
“Phải học chứ. Chúng ta sẽ cùng nhau học.”
“Trước khi đến đây, anh làm ở đâu?”
“Hôm thứ nhất, tôi nhận việc cào tuyết trong một trường học. Một công việc rất mệt nhọc. Mình mẩy tôi đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng. Và cuốc được đống tuyết cũng rất khó khăn vì tuyết trơn. Sau tám giờ làm công việc này, tôi mệt lử và đói bụng. Tôi đành phải bỏ việc. Ông Hiệu trưởng là một người tốt.
Ông ấy trả cho tôi cả ngày làm việc sáu đồng và vừa nói vừa cười: “Chính thế, công việc này quá sức anh”.
Hai ngày sau tôi tìm được một việc khác. Lần này thì phải đốt lò. Từ năm giờ sáng, một người nữa với tôi chui xuống hầm để nhóm lửa. Suốt ngày chúng tôi đổ than thay than trong lò. Ở đây thật đáng sợ. Luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng. Tôi không biết người ta làm cái gì ở tầng trên, vì không bao giờ tôi lên đấy. Người bạn tôi là một người âm thầm, có lẽ anh ta câm. Suốt hai ngày làm việc, anh ta không hề nói một tiếng. Anh vừa làm việc vừa hút thuốc. Khi nào anh ta cần tôi làm việc thì anh ta ra hiệu. Nhưng không nói một tiếng. Trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét, và không có đủ quần áo, tôi luôn bị cảm. Vì vậy, tôi nghỉ việc luôn hai tuần lễ. Với số tiền để dành, tôi trả tiền phòng, tiền bơ và bánh mì, và sáu bài học chữ Anh. Khi chỉ còn sáu hào nữa, tôi đến sở tìm việc ở Sô–hô, và người ta đưa tôi đến đây”.
Công việc làm từ tám giờ đến mười hai giờ và chiều từ năm giờ đến mười giờ.
Hàng ngày, buổi sáng sớm và buổi chiều, anh Ba ngồi trong vườn hoa Hay–đơ (Hyde), tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần vào ngày nghỉ, anh đi học tiếng Anh với một giáo sư người Ý. Ba thường khuyên tôi nên học như Ba, nhưng tôi hết sức lười, bây giờ tôi mới tiếc.
Mỗi ngày có một người dọn dẹp đồ đạc. Những người phục vụ, sau khi dọn chỗ khách ăn, phải dọn bát đĩa bỏ tất cả chén bát và thức ăn lẫn lộn vào trong một cái thang điện đưa xuống bếp. Lúc bấy giờ người dọn dẹp phải để đồ đạc riêng một bên, bát đĩa để riêng một bên để người ta đem đi rửa. Khi đến lượt anh Ba, anh làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt thức ăn thừa vào một cái thùng, đôi khi còn cả phần tư con gà, những miếng bít-tết to tướng v.v... thì anh giữ gìn sạch sẽ và đưa lại cho nhà bếp. Chú ý đến việc này, ông già Ét-cốp–phi–e hỏi anh:
“Tại sao anh không quẳng thức ăn thừa vào thùng, như những người kia?”
“Không nên vứt đi. Ông có thể cho người nghèo những thứ ấy.”
“Ông bạn trẻ của tôi ơi, anh nghe tôi.” Ông Ét-cốt–phi–e vừa nói vừa cười và có vẻ bằng lòng. “Tạm thời anh hãy gác ý nghĩ cách mạng của anh lại một bên, và tôi sẽ dạy cho anh cách làm bếp. Làm ngon và anh sẽ được nhiều tiền. Anh bằng lòng chứ?”
Và ông Ét-cốt–phi–e không để cho anh Ba phải rửa bát nữa mà đưa anh vào chỗ làm bánh, với một số lương cao hơn.
Thật là một việc lớn xảy ra trong nhà bếp, vì chính là lần đầu tiên mà ông “vua bếp” làm như thế.
Anh Ba rất giàu tình cảm. Một hôm tôi gặp anh cầm tờ báo và chảy nước mắt. Tôi hỏi anh vì sao buồn thế. Anh đưa cho tôi tờ báo và giải thích: “Anh xem đây. Đây là tin tức ông Thị trưởng Coóc (Cook), một nhà đại ái quốc Ailen. Ông ta bị bắt và bị người Anh bỏ tù. Ông ta tuyệt thực. Không những ông không ăn uống, mà còn không nói năng, không cử động nữa. Ông nằm nghiêng một phía im lìm như thế hơn bốn mươi ngày. Da thịt và áo quần phía ấy thối hết. Và ông chết, chết vì tổ quốc. Can đảm biết bao! Dũng cảm biết bao! Một dân tộc có những người như ông Coóc sẽ không bao giờ đầu hàng.
Chúng ta cũng thế, chúng ta có những người cản đảm như ông Thị trưởng Coóc.
Anh có biết chuyện cụ Tống Duy Tân không? Tôi kể cho anh nghe: Cụ Tống Duy Tân là một nhà đại trí thức, đấu tranh dũng cảm chống bọn xâm lược Pháp.
Cụ bị bắt và nhốt vào trong một cái cũi để gửi đến Bộ Tổng Tư lệnh Pháp. Ngồi trong cũi, Cụ vẫn làm thơ yêu nước. Khi hết giấy, cụ bẻ gẫy quản bút, lấy cật tre làm dao, và mổ bụng, cắt ruột tự tử. Trong những tờ giấy tìm thấy trong cũi, cuối những bài thơ, người ta còn đọc những chữ: “Thà chết còn hơn đầu hàng”.
Tôi tôn kính tất cả những Tống Duy Tân. Tôi sùng kính tất cả Thị trưởng Coóc. Cái chết của họ làm cho tổ quốc họ sống lại, lòng can đảm của họ bất diệt.”
Thế giới đại chiến bùng nổ. Người Pháp ở Luân Đôn nhận lệnh động viên. Nhiều người khóc, nhất là những người đàn bà Pháp.
Người Đức bị bắt nhốt vào Trại Tập trung. Họ cũng khóc. Lính Anh bị đưa ra mặt trận, cha mẹ, vợ con họ đều khóc.
Anh Ba đến nói với tôi:
“Xin từ biệt anh Nam.”
“Anh đi đâu?”
“Tôi đi Pháp.”
“Không nói chơi chứ? Nước Pháp đang có chiến tranh. Anh đến Pháp làm gì?”
“Tôi đi xem. Tôi sẽ viết thư cho anh.”
1.Từ "truyền" trong cụm từ "kẻ thù truyền kiếp" có nghĩa gì?
A.Trao lại cho người khác(thuộc thế hệ sau)
B.Nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người
C.Lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho mọi người biết
2.Từ"anh hùng" trong câu văn "Con mới chính là người anh hùng thực sự, con trai ạ" thuộc loại từ nào
A.Danh từ
B. Động từ
C.Tính từ
K cho mk nha
1. Từ truyền trong " kẻ thù truyền kiếp" nghĩa là: A. Trao lại cho người khác (thuộc thế hệ sau)
2. Từ anh hùng trong câu thuộc loại từ: danh từ
a) dù hoa có ở trời cao
nhưng bầy ong cũng mang vào mật thơm
b) nếu chúng ta làm tốt công tác tuyên truyền về lợi ích của việc trồng rường thì người dân sẽ ngày càng tích cực hưởng ứng
c) nếu trời mưa to thì đường rất trơn
d) vì trời mưa nên em không đi chơi được
1.b từ phan thiết
2.c ko có ý định kiếm việc làm và vào làng tây
A Nge An