Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn. Điều đó đúng. Vì những hạt rơi chậm thì có thời gian bay ở trong không trung dài hơn, nên được gió mang đi xa hơn.
- Cuống hoa : nâng đỡ hoa
- Đế hoa
- Đài hoa : bảo vệ hoa
- Tràng hoa : bảo vệ nhị và nhụy, thu hút sâu bọ.
- Nhị hoa : hạt phấn : chứa tế bào sinh dục đực.
- Nhụy hoa : noãn : tế bào sinh dục cái .
- Trong hoa, bộ phận nhị và nhụy quan trọng nhất. Vì nó đảm nhận chức năng sinh sản của cây.
- Hoa gồm những bộ phận chính là : đài hoa, tràng hoa, nhị hoa và nhụy hoa.
+ Đài và tràng làm thành bao hoa để bảo vệ nhị và nhụy
+Tràng gồm nhiều cánh hoa , màu sắc cua cánh hoa khác nhau tùy từng loại.
+ Nhị có nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực.
+ Nhụy có bầu chứa noãn mang tế bào sinh dục cái.
- Nhị và nhụy là quan trọng nhất vì nó là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
1. Phân biệt thực vật thuộc lớp 1 lá mầm và lớp 2 lá mầm?
Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...
Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...
2. Có mấy cách phát tán chính của quả và hạt trong tự nhiên? 3. Nêu đặc điểm chính của quả và hạt lấy VD cho mỗi cách phát tán?
Câu hỏi của Trần Nghiên Hy - Sinh học lớp 6 | Học trực tuyến
có cả 2 câu
4. Thực vật góp phần điều hòa khí hậu như thế nào?
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
5. Nêu vai trò của thực vật đối với động vật và con người?
Câu hỏi của Ngô Thanh Xuân Phương - Sinh học lớp 6 | Học trực tuyến
6. Cây trồng khác cây dại như thế nào?7. Do đâu có sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại?
Câu hỏi của Bùi Thị Tuyết Mai - Sinh học lớp 6 | Học trực tuyến
có cả 2 câu
8. Kể tên một số nấm có ích và một số nấm có hại cho con người?
‐ Nấm có lợi: nấm hương, nấm sò, nấm linh chi. nấm rơm, mộc nhĩ...
‐ Nấm có hại: nấm gây bệnh ở bắp ngô, nấm gây bệnh ở lá và củ khoai tây. nấm độc đỏ, nấm độc đen...
9. Khi sử dụng nấm làm thức ăn thì người ta phải lưu ý điều gì?
- cẩn thận ăn phải nấm độc
Câu 1:
Thụ phấn là hiện tượng tiếp xúc giữa hạt phấn với đầu nhụy.
Câu 2:
Các điều kiện nảy mầm của hạt :
– Điều kiện bên ngoài: Hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp thì mới nảy mầm được.
– Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống của hạt phải tốt, không bị sâu mọt, sứt sẹo hoặc mốc,…
Câu 3:
Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
Câu 4:
Nếu như sơ đồ thì em cần chú ý mũi tên nhé.
Các loại quả quả khô quả mọng quả khô nẻ quả khô không nẻ quả thịt quả hạch Sơ đồ trình bày các loại quả
Câu 5:
- Cấu tạo của tảo: Tảo là những sinh vật mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước.
- Vai trò của tảo: góp phần cung cấp ôxỉ và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc.,... Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại.
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.
Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
Vì sao người ta chỉ giữ lại các hạt to, chắc, mẩy, ko bị sứt sẹo và ko bị sâu bệnh làm hạt giống???
Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.
Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.
Sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất bị úng phải tháo hết nước ngay vì nếu đất bị úng, hạt sẽ bị thiếu không khí gây ra không phát triển được.
Sau khi gặp trời mưa to,nếu đất bị úng ta phải tháo hết nước bảo đảm cho hạt có đủ không khí để hô hấp hạt mới không bị thối, chết mới nảy mầm được.
Thụ tinh
- Quá trình thụ tinh diễn ra khi ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, vào túi phôi và giải phóng 2 nhân (2 giao tử), một nhân hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), nhân còn lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm tạo thành nhân tam bội(3n) phát triển thành nội nhũ để cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển sau này. Do đó quá trình thụ tinh được gọi là thụ tinh kép, thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín
Hình thành hạt
- Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát tiển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ)
. Hình thành quả
- Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
- Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán tán của hạt.
Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực (tinh trùng) của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái (trứng) có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử. Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành phôi. Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. Bầu phát triển thành quả chứa hạt.
+ Hoa: có lá đài, cánh hoa, chỉ nhị, nhuỵ, bao hoa, đầu nhuỵ, vòi nhuỵ, bầu nhuỵ.
+ Nón: không có lá đài,cánh hoa,chỉ nhị,bao hay túi phấn,đầu,vòi,bầu.
- Giống:
Đều là cơ quan sinh sản.
Quả không có hạt có thể vì các nguyên nhân như sau:
- Không có sự thụ tinh nên không tạo thành hạt. Nguyên nhân có thể do cấu tạo của hoa nên không thể xảy ra thụ tinh. Nhưng bầu vẫn phát triển nhờ các chất kích thích do phấn hoa mang đến tạo thành quả. Hiện tượng này gặp ở một số loài như cam, cà chua... Trường hợp cây chuối nhà là thể tam bội rất rất khó có thể giảm phân để cho ra các giao tử cân bằng --> không có giao tử --> không thụ tinh --> không có hạt (Cây sinh sản sinh dưỡng).
- Con người tạo quả không hạt bằng cách sử dụng ngăn chặn sự thụ tinh cùng với sử dụng các chất kích thích nhân tạo làm cho bầu phát triển thành quả.
- Quả được thụ tinh nhưng trong quá trình phát triển hạt bị tiêu biến (do hóa chất)
theo mình được biết thì quả không hạt là do cây đó thuộc thể tam bội. tức là 3n đó bạn. ở thể tam bội các NST không thể tồn tại thành cặp tuơng đồng được làm cho quá trình giảm phân không diễn ra. mà quá trình giảm phân không diễn ra thì không tạo nên giao tử đực và cái đề hình thành nên hợp tử ( hạt ) đó bạn.