K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2021

Tại vì vào ngày 5/9/1945, chỉ 3 ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), Bác Hồ đã gửi thư cho các em học sinh nhân dịp khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập mới.

Tham khảo:
 Tại sao chọn ngày 5/9 là ngày khai giảng năm học mới? có lẽ là một thắc mắc của khá nhiều người. Chúng tôi xin đưa ra những thông tin giải đáp câu hỏi này đến quý bạn đọc.

Ngày 5/9 được chọn là ngày khai giảng năm học mới bởi: Vào ngày 5/9/1945, chỉ 3 ngày sau khi đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), Bác Hồ đã gửi thư cho các em học sinh nhân dịp khai trường đầu tiên của đất nước Việt Nam độc lập mới.

Kể từ đó, ngày 5/9 trở thành ngày khai giảng năm học mới của học sinh trên khắp cả nước Việt Nam.Trong mỗi buổi lễ khai giảng, chúng ta đều được lắng nghe Bức thư của Bác gửi tới toàn thể các em học sinh đang chuẩn bị bước vào một năm học mới. Đây được coi là một trong những nghi lễ vô cùng có ý nghĩa đối với mỗi thế hệ học sinh từ xưa đến nay.

Ngày 5/9 không chỉ mang ý nghĩa là ngày khai giảng năm học mới, là “ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường”, mà nó còn đánh dấu một cột mốc lịch sử quan trọng. Ngày 5/9 là ngày khai giảng đầu tiên được ra đời sau 3 ngày kể từ khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Hiện nay, vì nhiều lý do mà ngày khai giảng năm học mới có thể được tổ chức vào các ngày khác nhau mà không còn được thống nhất chỉ trong một ngày 5/9. Tuy vậy, ý nghĩa của ngày khai giảng vẫn không hề thay đổi và nhạt phai theo năm tháng. Nó luôn là một dịp lễ trang trọng, thiêng liêng và tràn đầy niềm vui đối với các bạn học sinh.

 

ngày 30-4 là ngày giải phóng miền nam còn ngày 1-5 là ngày quốc tế lao động

13 tháng 12 2016

Nói nhà nước Văn Lang là nhà nước sơ khai vì :

- Là nhà nước đầu tiên ở nước ta chưa có luật pháp , quân đội, tuy nhà nhà nước đơn giản sơ khai nhưng đánh dấu bước chuyển biến cơ bản của xã hội, chuyển từ chế đọ nguyên thủy sang xã hội có giai cấp, nhà nước bước vào thời đại văn minh

13 tháng 12 2016

Quá trình thống nhất Văn hóa Đông Sơn cũng là quá trình liên kết các nhóm cư dân Việt cổ - người Lạc Việt thành một quốc gia với một hình thái nhà nước sơ khai. Đó là nước Văn Lang đời Hùng Vương. Theo đánh giá của các chuyên gia khảo cổ học thì nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, tức là cách ngày nay gần 5.000 năm. Nước Văn Lang chuyển giao "hòa bình" thành nước Âu Lạc. An Dương Vương dời Đô từ Phong Châu về Cổ Loa.
Nước Văn Lang ra đời trên một nền tảng kinh tế đã phát triển, chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước đạt đến trình độ dùng lưỡi cày bằng đồng thau và sức kéo của trâu, bò. Chăn nuôi có chó, lợn, gà, vịt, trâu, bò, voi. Nghề thủ công có đúc đồng, luyện sắt, làm đồ gốm, đan lát, mộc, dệt, sơn... Nhà cửa, trang phục, nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa còn được ghi lại bằng hình ảnh trên các di vật Đông Sơn, nhất là trên trống đồng.

25 tháng 7 2018

Lý Thường Kiệt chủ trương giảng hòa là vì:

– Muốn kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh vì chiến tranh kéo dài sẽ gây nhều đau thương và mất mát cho nhân dân 2 nước.

– Thể hiện tinh thần nhân đạo của dân tộc Đại Việt.

– Muốn xác lập lại mối quan hệ hòa hiếu giữa 2 nước Việt-Tống để nhân dân sống trong thái bình.

25 tháng 7 2018

- thể hiện tình đoàn kết giữa 2 nước láng giềng.

24 tháng 5 2016

Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, thường được gọi là 30 tháng Tưngày giải phóng miền Namngày Thống Nhất (tên gọi tại Việt Nam) hoặcngày miền Nam Việt Nam sụp đổSài Gòn thất thủ (cách gọi của báo chí phương Tây), hoặc Ngày Quốc Hận và Tháng Tư Đen trong cộng đồng người Việt chống Cộng ở hải ngoại, là sự kiện chấm dứtChiến tranh Việt Nam khi tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh cùng nội các bị bắt tại chỗ và phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện các lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày này là kết quả trực tiếp của Chiến dịch Mùa Xuân năm 1975 và là một mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam.

Sài Gòn được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh, theo tên của cố Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hồ Chí Minh. Sự kiện 30 tháng 4 diễn ra sau khi tất cả công dân và lính Mỹ cùng với hàng ngàn người Việt ở miền Nam Việt Nam di tản khỏi Sài Gòn. Vì nhiều người tị nạn đã di tản và chính phủ Việt Nam Xã hội chủ nghĩa đã áp dụng quy định mới về hộ khẩu góp phần làm cho dân số thành phố giảm xuống sau đó, tuy nhiên tỷ lệ giảm không nhiều (tốc độ giảm trung bình là 10.000 người mỗi năm trong khi dân số Sài Gòn là gần 4 triệu người nhưng đến năm 1979, dân số lại bắt đầu tăng trở lại).

24 tháng 5 2016

giai phong mien Nam ,thong nhat dat nuoc

2 tháng 1 2019

Quá trình thống nhất Văn hóa Đông Sơn cũng là quá trình liên kết các nhóm cư dân Việt cổ - người Lạc Việt thành một quốc gia với một hình thái nhà nước sơ khai. Đó là nước Văn Lang đời Hùng Vương. Theo đánh giá của các chuyên gia khảo cổ học thì nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, tức là cách ngày nay gần 5.000 năm. Nước Văn Lang chuyển giao "hòa bình" thành nước Âu Lạc. An Dương Vương dời Đô từ Phong Châu về Cổ Loa.
Nước Văn Lang ra đời trên một nền tảng kinh tế đã phát triển, chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước đạt đến trình độ dùng lưỡi cày bằng đồng thau và sức kéo của trâu, bò. Chăn nuôi có chó, lợn, gà, vịt, trâu, bò, voi. Nghề thủ công có đúc đồng, luyện sắt, làm đồ gốm, đan lát, mộc, dệt, sơn... Nhà cửa, trang phục, nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa còn được ghi lại bằng hình ảnh trên các di vật Đông Sơn, nhất là trên trống đồng.

2 tháng 1 2019

Vì là nhà nước đầu tiên ở nước ta chưa có luật pháp,quân đội,tuy nhà nước đơn giản sơ khai nhưng đánh dấu bước chuyển biến cơ bản của xã hội,chuyển từ chế độ nguyên thủy có giai cấp,nhà nước bước vào xã hội văn minh.

28 tháng 11 2017

Vì là nhà nước đầu tiên ở nước ta chưa có luật pháp,quân đội ,tuy nhà nướ đơn giản sơ khai nhưng đánh dấu bước chuyển biến cơ bản của xã hội,chuyển từ chế độ nguyên thủy có giai cấp,nhà nước bước vào xã hội văn minh❉mình chỉ giúp bạn duoc vay thoi

27 tháng 11 2018

-Quá trình thống nhất Văn hóa Đông Sơn cũng là quá trình liên kết các nhóm cư dân Việt cổ - người Lạc Việt thành một quốc gia với một hình thái nhà nước sơ khai. Đó là nước Văn Lang đời Hùng Vương. Theo đánh giá của các chuyên gia khảo cổ học thì nhà nước Văn Lang hình thành vào khoảng đầu thiên niên kỷ thứ III trước Công Nguyên, tức là cách ngày nay gần 5.000 năm. Nước Văn Lang chuyển giao "hòa bình" thành nước Âu Lạc. An Dương Vương dời Đô từ Phong Châu về Cổ Loa.
-Nước Văn Lang ra đời trên một nền tảng kinh tế đã phát triển, chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước đạt đến trình độ dùng lưỡi cày bằng đồng thau và sức kéo của trâu, bò. Chăn nuôi có ***, lợn, gà, vịt, trâu, bò, voi. Nghề thủ công có đúc đồng, luyện sắt, làm đồ gốm, đan lát, mộc, dệt, sơn... Nhà cửa, trang phục, nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa còn được ghi lại bằng hình ảnh trên các di vật Đông Sơn, nhất là trên trống đồng.

2 tháng 5 2017

Nếu copy trên mạng sẽ có rất nhiều câu trả lời hay cho các em,...nhưng đó là lời giải thích của báo, của người viết. Vậy quan điểm của các bạn như thế nào? Chúng ta cần xuất phát từ suy nghĩ của mình mà trả lời.

Học lịch sử thì phải biết về thời Vua Hùng dựng nước,...ông vua lập nên đất nước này thì chúng ta có nên tưởng nhớ? Và ngày 10.3 ra đời vì điều gì?

Các em bị phụ thuộc quá nhiều và internet mà quên mất rằng mình hoàn toàn có thể trả lời được sao?

27 tháng 11 2016

Ngày ” Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày gì ” và ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nói lên điều gì. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hay còn gọi là “Lễ hội Đền Hùng” là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có công cùng các Vua Hùng dựng nước. Ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương chứa đựng những gì, và nói lên điều gì. Tại sao tổ tiên lại chọn ngày 10/3 chứ không phải là một ngày khác, đây chắc không phải là ngày chọn lựa một cách tình cờ mà có dụng ý, chứa đựng thông điệp nhất định của tổ tiên.

y nghia lich su ngay gio to hung vuong

Hãy cùng Viet Fun Travel tìm hiểu ” ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Theo Dịch học:

– Số 3 trong tháng 3 giỗ tổ là số của Địa chi

– Số 10 trong ngày 10 là số của Thiên can.

Tháng 3 âm lịch là tháng Thìn theo lịch nhà Hạ, Thìn là con rồng, Hoa ngữ đọc là LUNG, âm Hán Việt là LONG, Lung và Long là đồng âm của LANG, chính vì điều này con Rồng được dùng tượng trưng cho Vua.

– Năm là số trung cung của Hà-Lạc nơi điều hòa ngũ hành nên được dùng chỉ thủ lãnh, vua, người cầm đầu,

– Trong tiếng Việt: năm hay lăm → lang

Ngôn ngữ Thái và Mường hiện nay từ lang cũng có nghĩa là Thủ lãnh, người cầm đầu.

– Tóm lại: ý nghĩa của số 3 –Thìn chính là Lang là vua.

– Số 10 là can KỶ; đi hết 1 vòng trở về khởi đầu là Kỷ, nên ngày KỶ cũng là Kỵ, ngày KỴ tức ngày Giỗ.

– Số 10 và số 3 căn cứ trên 2 hệ Can – Chi theo Dịch học họ “HÙNG” giải mã ra là: “KỴ LONG” ý tứ rất rõ ràng nghĩa là ngày “GIỖ VUA”. Vua ở đây là vua tổ như đã trình bày ở trên, ngày giỗ của vua tổ cũng chính là ngày lên ngôi của vua đầu tiên, ngày khởi đầu của vương triều thứ nhất, ngày bắt đầu của lịch sử quốc gia.

y nghia lich su ngay gio to hung vuong 1

Cứ ngày 10 tháng 3 âm lịch người người trẩy hội đến với Đền Hùng – tìm về nguồn cội của mình. Lễ hội là dịp để con Lạc, cháu Hồng tìm hiểu và biết thêm về ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vươngcũng là dịp hành hương về nơi đã sinh ra dân tộc Việt Nam anh hùng – một dân tộc chưa biết cúi đầu khuất phục bất kỳ một tên giặc ngoại xâm nào, kể cả những tên hùng mạnh nhất trên thế giới như Pháp và Mỹ. Đây không chỉ thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc của mỗi người Việt Nam mà còn trở thành niềm kiêu hãnh đối với các dân tộc đã, đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập, tự do và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới; bạn bè khắp năm châu cảm phục, kính nể dân tộc Việt Nam anh hùng. Có thể nói ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày duy nhất có được của toàn thể người Việt mà sự hân hoan tự nhiên phát ra từ đáy lòng, là ngày giờ linh thiêng khiến giữa tất cả người Việt với nhau thực sự không có sự ngăn cách nào dù mong manh nhất.

y nghia lich su ngay gio to hung vuong 2

Ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành “điểm hẹn” tâm linh trong mỗi người dân nước Việt. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai đang bận rộn, dù đi đâu về đâu, cũng tìm đường về chân núi Nghĩa Lĩnh dâng hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày 6/1/2001, chính phủ ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 trở thành ngày Quốc Giỗ của cả dân tộc.

Lễ hội đền Hùng với phần tế lễ và phần hội luôn mang đậm văn hóa truyền thống. Phần tế lễ được cử hành trọng thể mang tính Quốc lễ. Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh”, là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu… Nhạc khí cử hành là trống đồng cổ. Với những nghi lễ văn hóa đậm nét, cả dân tộc trong một khoảnh khắc linh thiêng cùng nhau hướng về nguồn cội của mình. Người dân ở khắp mọi miền đất nước dâng lên vua Hùng những sản vật tiêu biểu của văn hóa truyền thống, đó là bánh chưng, bánh dày, xôi nhiều màu…

y nghia lich su ngay gio to hung vuong 4

Tháng 12/2012, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng của dân tộc Việt Nam đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sự công nhận của thế giới trước tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính là sự đánh giá tầm quan trọng bậc nhất việc một dân tộc luôn biết gìn giữ văn hóa nguồn cội trong “vòng xoáy” hội nhập.

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”, lễ Giỗ Tổ đang đến rất gần- đó không chỉ là ngày hội quần tụ của cả dân tộc, còn là ngày để chúng ta- mỗi người dân Việt khẳng định sức mạnh giống nòi, và sức trường tồn mãnh liệt của văn hóa dân tộc Việt Nam. Ý nghĩa lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thể hiện lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước, như một tinh thần văn hóa Việt Nam.