Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nỗi khổ khi ngôi nhà bị gió thu phá: cái bay sang sông, trên ngọn cây, rơi xuống lòng mương tơi tả
→Cảnh tượng điêu tàn
- Đỗ Phủ rất nghèo, để có được căn nhà đó phải nhờ vào sự trợ giúp của những người thân thích và bạn bè nay đã bị gió cuốn
- Nỗi khổ của sự bất lực: Hình ảnh lũ trẻ đua nhau cướp những tấm tranh chạy đi, đối diện với hình ảnh ông già chống gậy yếu ớt, bất lực
- Tình cảnh khổ cực khi phải đối mặt với cảnh mưa lạnh: chăn mền ướt rách nát, con thơ đạp lên rách nát thêm, cả nhà run rẩy
- Nỗi khổ trong chiến tranh loạn lạc: Chiến tranh là căn nguyên chính của những nỗi khổ thường nhật kia
+ Vì chiến tranh mà gia đình phải lang bạt, nhà thơ phải từ quan, những đứa trẻ phải đi cướp giật từ người khác
→Thông qua cách miêu tả sinh động, chân thực và hàm súc hiện lên cảnh khốn cùng của tác giả cũng chính là bức tranh chung của xã hội những ngày đen tối
Những nỗi khổ đau đó được Đỗ Phủ miêu tả trong bài thơ:
- Nỗi khổ vì ngôi nhà bị gió cuốn: cái thì bay sang sông, cái thì treo trên ngọn cây, cái nhào xuống lòng mương tơi tả. Cảnh tượng thật kinh hoàng. Cách miêu tả của tác giả rất cụ thế mang đến cho người đọc một cái nhìn chua chát và sự bất lực của nhà thơ khi thấy mái tranh nhà mình bỗng chốc tan hoang. Đó chính là nỗi khổ đầu tiên trong bài thơ mà Đỗ Phủ miêu tả.
- Đằng sau sự mất mát về vật chất là nỗi đớn đau về mặt tinh thần (khi tác giả chứng kiến cảnh trẻ con cướp những tấm tranh – cuộc sống cùng cực quá đã làm thay đổi tính cách trẻ thơ), một bên ông già chống gậy lọm khọm, miệng gào thét đến khô cháy mà chẳng đòi lại được.
- Nỗi khổ phải nằm trong mưa lạnh: Đêm tối mù mịt, nhà dột, chăn nát, còn bị con thơ đạp làm rách thêm… cơm mưa kéo dài suốt đêm không dứt càng làm cho nỗi khổ thêm chồng chất.
- Những nỗi khổ trên chỉ là bức phông nền cho sự xuất hiện nỗi khổ đến tận cùng giáng xuống đầu tác giả: tuổi cao lại do cảnh loạn li nên tác giả suốt một đêm không ngủ, để rồi trong nỗi đau khổ của bản thân người chỉ biết nghĩ đến cho thiên hạ, cho kẻ sĩ nghèo.
Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau
- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả
- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn
- Các câu 11- 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Đoạn cuối: Biểu cảm
→ Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, bài thơ nêu bật hiện thực khốn khổ, bế tắc của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá. Từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.
Ở từng bài thơ, các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm được sử dụng khác nhau
- Hai câu thơ đầu tự sự, ba câu kế tiếp miêu tả
- Từ câu thứ 6 tới câu 10: tự sự kết hợp với biểu cảm (kể chuyện trẻ con cướp mái tranh, bộc lộ sự uất nghẹn
- Các câu 11- 18: tự sự, miêu tả, biểu cảm
- Đoạn cuối: Biểu cảm
→ Sự kết hợp ba yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, bài thơ nêu bật hiện thực khốn khổ, bế tắc của nhà thơ khi nhà bị gió thu phá. Từ đó bộc lộ khát vọng cao cả về mái nhà che chở cho mọi người.
- Phương thức biểu đạt: miêu tả kết hợp tự sự và biểu cảm
Mình thích khổ thơ 1
Tháng tám, thu cao, gió thét gào,
Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta
Tranh bay sang sông rải khắp bờ,
Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa
Mảnh thấp quay lộn vào mương sa.
Căn nhà lợp tranh yếu ớt bị cơn thu phong lật tung cuộn bay khắp nơi. Có tấm tranh bay rải khắp bờ sông. Có tấm bay tận rừng xa, có tấm rơi nơi mương nước... Việc lặp lại từ tranh đến 2, 3 lần chứng tỏ trận bão tố rất ghê gớm. Căn nhà được bạn bè giúp đỡ để nương thân qua ngày giờ đây tan thương.
Ngước nhìn từng tấm tranh theo gió bay đi mà lòng xót xa, bất lực. Tiếng thơ như lời than thở, khóc lóc cho cảnh sống khổ cực của thi nhân.
- Cách miêu tả của nhà thơ rất sinh động, cụ thể, đồng thời tính hàm súc rất cao, chỉ bằng một vài câu ngắn gọn người đọc đã hình dung được cả cảnh tượng, nỗi khổ đó đã được nhân lên gấp bội và dấy lên sự xót xa, thương cảm trong lòng người đọc.