K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2022

Nhà tôi rất đông người, cứ mỗi dịp cuối tuần gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác, mọi người tụ tập đông đủ, vui vẻ. Đó cũng là điều tôi thích nhất mỗi dịp cuối tuần.

    Tuần này, không khí gia đình có vẻ đông vui hơn hẳn bởi nhà tôi có thêm một thành viên mới, anh rể. Anh rể cùng chị gái đi tuần trăng mật về nên vào thăm bà và bố mẹ. Biết anh chị sẽ về nên cả nhà tôi ngóng, nhất là mẹ. Mẹ cứ đi ra đi vào, một lát lại gọi điện giục chị và anh dậy đến mẹ đi, mẹ sẽ chiêu đãi nhiều món ngon. Bà nội hay hỏi đi hỏi lại bố tôi:

    - Thế chúng nó đã về chưa?

    - "Sắp rồi bà ạ. Bà nhớ con chả nhớ cứ nhớ cháu”- Bố tôi tếu táo đùa.

    Mẹ rủ tôi đi chợ và hứa sẽ làm nhiều món tôi thích. Trên đường đi, mẹ kể rất nhiều chuyện lúc tôi còn bé chị đã trông tôi như thế nào, mỗi lần tôi bị ngã hay khóc ăn vạ là mẹ lại mắng chị. Có lần tôi lành chanh phá hết đồ chơi của chị khiến chị khóc... Khi đi chợ về thì chị và anh đã đến, anh rể nhanh nhẹn ra xách đồ giúp mẹ. Tôi nhớ chị quá nhưng không biết bày tỏ thế nào đành chạy vào hỏi mấy câu ngớ ngẩn:

    - Chị về rồi hả, quà đâu? Nhớ mua quà cho em không?

Bố tôi liền mắng:

    - Anh chị về không hỏi thăm đã đòi quà...

Anh rể cười hiền mang ra cho tôi cuốn sách “Hai vạn dặm dưới đáy biển” mà tôi ao ước từ lâu. Chị và anh biếu bà một ít thuốc bổ, biếu bố cái khăn ấm và mẹ thì được tặng một chiếu túi xách màu đen rất xinh. Anh rể và bố ra mổ gà, anh nhóm than hoa làm món gà nướng. Mẹ làm món canh cua mà chị và bố thích. Chị và tôi nhặt rau, rửa hoa quả. Tôi vừa làm vừa nghe chị kể với mẹ về chuyến du lịch và cuộc sống mới bên nhà chồng. Thi thoảng chị lại chê anh vài thứ nhưng tôi biết chị chỉ chê yêu thôi. Mẹ bảo chị: “Mày tốt phước lắm mới lấy được nó” hay “Mày cứ hay bắt nạt nó”... Chả mấy chốc nhà tôi đã quây quần bên mâm cơm ấm cúng. Tuy chỉ là những món dân dã, quen thuộc nhưng sao mà ngon đến thế. Mẹ gắp cho bà miếng lườn gà, tôi bé nhất nhà nên được cái đùi to, chị thì chỉ thích ăn âu cánh. Bố và anh uống rượu, hôm nay bố vui, bố lôi bình rượu quý ra đãi anh rể. Vừa ăn cơm bố vừa căn dặn anh chị sống hòa thuận, vui vẻ. Bố bảo cứ như bố với mẹ thì chả bao giờ cãi nhau được. Bố nhường mẹ hết, cái gì bố cũng giúp mẹ làm. Mẹ mà giận bố sợ lắm, lại mất công dỗ dành... Cả nhà lại cười ồ lên trêu mẹ. Đang ăn cơm thì bác đưa thư vào. Hóa ra là kết quả thi tiếng anh của tôi, tôi bóc ra xem. Anh rể hỏi thăm:

    - Có vấn đề gì không em?

    - Dạ, cả nhà ơi, sướng quá, con đạt rồi, con đã được giải ba kì thi hùng biện tiếng anh cấp huyện.

Cả nhà xúm lại xem thư của tôi, bố mẹ tôi rất vui sướng:

    - Nó ăn may thôi, còn cần cố gắng nhiều, nhưng mà đạt được vậy là tốt rồi. Lát nữa bố thưởng. Tuy nhiên cấm có tự phụ nhé...

Không khí gia đình đã vui lại càng vui hơn. Ăn cơm xong, cả nhà tôi quây quần xem lại những video anh rể và chị gái quay được ở nơi du lịch, sau đó cùng mở karaoke để hát. Giọng của bố tệ nhất nhưng bố luôn thích hát nhiều nhất. Chả mấy chốc mà hết ngày, anh và chị xin phép bà và bố mẹ để về chuẩn bị cho công việc tuần tới, tôi cũng vào xem lại sách vở cho buổi học ngày mai.

    Buổi sinh hoạt cuối tuần mang lại cảm giác ấm cúng, thoải mái, dễ chịu cho tất cả mọi người. Em mong tuần nào nhà em cũng đông đủ như thế để gần nhau hơn, yêu thương nhiều hơn.

 

19 tháng 9 2021

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

10 tháng 4 2022

Tham khảo

 

Những cành cây khẳng khiu đã nhú những mầm non, lộc biếc sau một mùa đông khắc nghiệt. Trên bầu trời trong xanh, từng đàn chim én đang bay về sau thòi gian đi tránh rét. Tất cả đã báo hiệu mùa xuân về. Mùa xuân là mùa của hoa lá đua nhau khoe sắc, là mùa của sự sống dồi dào và còn là mùa của sự sum họp, đoàn tụ trong gia đình.

Cũng như các gia đình khác, trong những ngày chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán, gia đình em đông vui hơn, ấm áp hơn khi anh trai em đi học xa đã về, mẹ cũng đã được nghỉ, cả gia đình mỗi người một việc chuẩn bị thật chu đáo cho ngày Tết. Mẹ em thật đảm đang với những công việc nội trợ, bếp núc. Mẹ mua sắm thật đầy đủ, tươm tất. Nào là gà, thịt lợn, nào là rau, khoai tây, mắm muối,… để chuẩn bị cho những bữa ăn trong ngày Tết. Bên cạnh đó, mẹ còn chuẩn bị mứt, bánh kẹo, ô mai, nước ngọt,… Sự khéo léo của mẹ được thể hiện ở những món ăn. Những bông hoa được mẹ cắt, tỉa từ những củ cà rốt, su hào, cà chua thật sinh động. Tất cả những món ăn mẹ đều cố gắng làm thật hấp dẫn để mang lại sự ngon miệng cho cả gia đình. Trên nhà, bố em đang chăm chút cho mâm ngũ quả và bàn thờ tổ tiên. Công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo và con mắt tinh tế. Tất cả những chuối xanh, bưởi vàng, táo, hồng, cam,., dưới bàn tay tài hoa của bố đã trở thành một mâm ngũ quả thật nổi bật, chúng đan xen vào nhau làm tôn màu sắc đặc trưng của từng loại quả. Với sự khéo léo của đôi tay, bố trang trí cành đào thật đẹp, những bông hoa đào đang khoe sắc thắm trở nên lung linh hơn bởi những bóng điện nhấp nháy. Có lẽ, sự khéo léo của bố mẹ đã ảnh hưởng đến anh trai em. Anh trang trí cho cây quất thật đẹp mắt. Những chùm quả quất vàng tươi nổi bật trên nền xanh của đám lá.

Và phòng khách của gia đình em lúc này thật lộng lẫy khiến cho em có cảm giác thật mới lạ nhưng lại rất quen thuộc. Vì nhỏ nhất nhà nên em được cả gia đình quan tâm, chiều chuộng nhưng không vì thế mà em không giúp được mọi người. Lúc thì em giúp mẹ lau bàn ghế, lấy bát, đũa, lúc thì chuyển giúp bố các loại hoa quả còn thiếu. Em không thấy mệt mà ngược lại em còn cảm thấy rất vui vì đã giúp được gia đình dù đó chỉ là những việc rất nhỏ. Buổi tối, khi mọi việc chuẩn bị cho ngày Tết cũng đã tươm tất, cả gia đình em quây quần bên nồi bánh chưng. Những câu,chuyện vui được mọi ngưòi kể làm cho không khí trong gia đình càng trở nên ấm cúng, xua tan hêt những giá lạnh của những ngày cuối năm.

Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. Trời se se lạnh. Tất cả những điều đó càng làm cho em cảm thấy Tết sắp đến rồi. Em mong Tết đên không phải là được mừng tuổi hay được nhiều món ăn ngon mà trong những ngày Tết là những ngày sum họp, thể hiện tình yêu thương của gia đình.

10 tháng 4 2022

hmm...hơi dài đấy

Đọc văn bản Cô Tô và trả lời những câu hỏi sau : - Để được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc?- Cảnh mặt trời lên trên đảo được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả cảnh mặt trời lên đã cho thấy tài năng gì của tác giả Nguyên Tuân?- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất khung...
Đọc tiếp

Đọc văn bản Cô Tô và trả lời những câu hỏi sau : 

- Để được chứng kiến cảnh mặt trời mọc trên đảo, nhà văn Nguyễn Tuân đã làm gì? Em có nhận xét gì về cách tác giả đón nhận cảnh mặt trời mọc?

- Cảnh mặt trời lên trên đảo được miêu tả như thế nào? Cách miêu tả cảnh mặt trời lên đã cho thấy tài năng gì của tác giả Nguyên Tuân?

- Tại sao tác giả lại chọn duy nhất khung cảnh quanh cái giếng để tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?

- Cách so sánh cảnh sinh hoạt ở giếng đảo : "Vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn một các chợ trong đất liền" gợi cho em cảm nhận gì về cuộc sống nơi đây?

- Từ việc đọc văn bản trên, hãy viết một đoạn văn tả cảnh mặt trời lên ở thành phố quê hương em.

2
9 tháng 4 2020

1. Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "theo mùa sóng ở đây"): Cảnh đẹp của Cô Tô sau trận bão đi qua.

- Đoạn 2 (Từ "Mặt trời lại rọi lên" đến "là là nhịp cánh"):Cảnh tượng tráng lệ và hùng vĩ khi mặt trời mọc trên biển.

- Đoạn 3 (Từ "Khi mặt trời đã lên" đến hết): Cảnh sinh hoạt buổi sáng trên đảo Cô Tô.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ở mỗi đoạn nhà văn đứng ở vị trí
đoạn 1 : trên nóc đồn
đoạn 2 : mũi đảo
đoạn ba : đảo Thanh Luân
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
cảnh có đặc điểm

Vẻ đẹp của đảo Cô Tô sau khi trận bão đi qua được tác giả thể hiện qua các từ ngữ (đặc biệt là tính từ), hình ảnh đáng chú ý:

- Một ngày trong trẻo, sáng sủa;

- Cây thêm xanh mượt;

- Nước biển lam biếc đặm đà hơn;

- Cát lại vàng giòn hơn;

- Lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi.

Ở đây, các tính từ chỉ màu sắc và ánh sáng (trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn) trong kết cấu câu văn đặc tả nhấn mạnh (thêm, hơn) đã làm nổi bật các hình ảnh (bầu trời, nước biển, cây trên núi đảo, bãi cát), khiến cho khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi.

Nghệ thuật dùng tính từ đặc tả nói trên kết hợp với việc chọn điểm nhìn từ trên cao, tác giả giúp người đọc cùng hình dung và cảm nhận về vẻ đẹp tươi sáng về toàn cảnh Cô Tô.

3. Đoạn tả cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp, được tác giả thể hiện qua những từ ngữ chỉ hình dáng, màu sắc và những hình ảnh so sánh (chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi; mặt trời nhú lên dần dần, tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn; quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng; y như một mâm lễ phẩm)... Qua cách chọn lọc chính xác các từ ngữ, những hình ảnh so sánh trên đây thật rực rỡ, tráng lệ. Với tài năng quan sát và miêu tả tinh tế của tác giả, cảnh mặt trời mọc ở Cô Tô được thể hiện trong một khung cảnh rộng lớn bao la, đồng thời thể hiện niềm giao cảm hân hoan giữa con người và vũ trụ.

4. Trong đoạn cuối, cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh:

- Quanh giếng nước ngọt: vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền (sử dụng hình ảnh so sánh);

- Chỗ bãi đá, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp (sử dụng lượng từ không xác định);

- Thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về (sử dụng liên từ và điệp từ);

Đó là cảnh sinh hoạt và lao động khẩn trương, tấp nập. Đó cũng là khung cảnh của cuộc sống thanh bình sau bão: "Trông chị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành". Hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo này thể hiện sự đan quyện trong cảm xúc giữa cảnh và người, đồng thời thể hiện đặc sắc tình yêu Cô Tô của riêng một Nguyễn Tuân - "người đi tìm cái đẹp" toàn bích và hài hoà.

~~~~~~~~~~~~~~
thời gian không gian

* Toàn cảnh đảo Cô Tô sau trận bão đi qua ( Đoạn 1) :

- Vị trí quan sát: từ trên cao nhìn xuống

- Cảnh có đặc điểm: Khung cảnh Cô Tô được hiện lên thật trong sáng, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

* Cảnh mặt trời mọc trên biển ( Đoạn 2):

- Vị trí quan sát: đầu mũi đảo

- Cảnh có đặc điểm: Đó là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ, tráng lệ

-> Nghệ thuật so sánh-> Tác dụng: Mặt trời được đặt trong khung cảnh rộng lớn, bao la, hết sức trong trẻo, tinh khôi

- Trình tự miêu tả: từ khái quát đến cụ thể, theo trình tự không gian

*Cảnh sinh hoạt trên đảo ( Đoạn 3):

Vị trí quan sát miêu tả: ở cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân

- Cảnh có đặc điểm: cảnh sinh hoạt và lao động vừa khẩn trương, tấp nập lại thanh bình

- Trình tự miêu tả: từ xa đến gần, theo trình tự không gian.

26 tháng 4 2021

woww

 

3 tháng 2 2019

các bn trả lời nhanh nhé

Mùa xuân là mùa tưng bừng, rạo rực nhất trong năm. Làm nên không khí rộn ràng, sôi nổi ấy một phần lớn nhờ vào những lễ hội xuân náo nhiệt, ồn ã mà không kém phần trang nghiêm. Rồi cái ngày người dân quê tôi mong chờ đã đến, mùng sáu Tết, quê tôi có lễ hội làng truyền thống.

Lễ hội làng tương truyền là để nhớ đến thành hoàng làng đã có công khai khẩn đất hoang lập làng lập xóm. Theo tục lệ, vào buổi sáng sẽ có lễ rước rồng. Và thế là từ sáng sớm, mọi người đã quần là áo lượt chỉnh tề để ra đường đón chờ đoàn rước. Những nhà nằm trên đường đoàn rước đi qua thì lập nhanh một bàn thờ nhỏ đặt trước cửa nhà nhang khói nghi ngút. 

"Tùng tùng tùng cắc, tùng tùng tùng tùng..." từ xa tiếng trống bất ngờ vang lên rộn rã. Đoàn rước tiến lại gần. Đi đầu là một con rồng giả được đội múa rồng của làng tạo nên. Nó uốn lượn những đường vòng đẹp mắt, cái đầu rồng thì lắc lư chuyển động liên tục, rồng giả mà cũng oai hùng lắm! Tiếp đó là đoàn trống chiêng ồn ã, náo nhiệt đi trước dọn đường cho đoàn rước kiệu thành hoàng làng. 

Chiếc kiệu tám người khênh với đường nét tinh xảo được sơn son thiếp vàng cầu kì, trang nghiêm. Sau kiệu là hai chiếc lọng rất lớn màu đỏ rực rỡ. Theo sau là một chú ngựa gỗ cao to như thật. Nối theo sau là đoàn người mang bát bảo, mang cờ ngũ sắc rực rỡ tưng bừng. 

Tiếp đến là những đại diện các tầng lớp xã hội trong làng: hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân, đội thiếu nhi. Mỗi hội người lại mang một bộ đồng phục đặc trưng: áo tứ thân, áo the khăn xếp, áo dài,... tất cả đều rực rỡ sắc màu. Đi cuối cùng đoàn rước là mọi tầng lớp nhân dân, già trẻ, gái trai,... họ đi theo đoàn rước để cầu khấn những điều may mắn trong năm mới. 

Đoàn rước đi mỗi lúc một xa nhưng gương mặt ai cũng tươi tắn, họ mang theo cảm giác tự hào, hãnh diện và sung sướng. Phần “lễ” được diễn ra trọn vẹn vào buổi sáng như thế, còn phần “hội” sẽ được diễn ra vào buổi chiều ngày hôm ấy. Không khí của hội dễ khiến người đi dự choáng ngợp bởi sự đông, vui tấp nập hiếm có. 

Những gian hàng bán quà lưu niệm chạy dài một bên đường cái mà người chủ hàng là những người trong làng trong xã, họ đến bán hàng để cầu may, cầu phúc cho năm mới. Đi sâu vào trong là khu trò chơi dân gian. Bên trái là cờ người, bên phải là đánh vật còn chếch sang trái là nấu cơm niêu đất. 

Trò chơi nấu cơm niêu đất đến lạ. Hai người một nam một nữ, nam gánh nồi cơm chạy còn nữ sẽ phải chạy theo nam đốt lửa phía dưới bao giờ cơm chín tới mới được thôi. Cạnh đó là thi kéo co, chia làm hai đội mỗi đội mười người ra sức kéo một sợi dây thừng đến khi nào bên kia chịu thua mới thôi. Ngoài ra còn trò chơi ném tiêu, bịt mắt bắt dê,... các trò chơi hiện đại khác cũng xuất hiện rất nhiều: đu quay, chạy tàu điện,...

Kết thúc buổi lễ hội, mọi người ra về trong tâm trạng phấn khởi hân hoan. Lễ hội làng tôi là một nét đẹp về văn hóa truyền thống dân tộc, mong sao tục lệ tổ chức lễ hội đầu năm này được lưu truyền mãi.

20 tháng 3 2020

tả danh lam thắng cảnh

Mùa hè năm ngoái em được ba dẫn đi chơi nhà cô ruột ở thành phố Đà Lạt, mảnh đất Tây Nguyên lãng mạn, nên thơ. Em thực sự bị hút bởi cảnh đẹp và khí hậu mát mẻ, trong lành của xứ sở thần tiên này. Em đã có những ngày khám phá từng địa danh, di tích của Đà Lạt. Tuy chưa được đi hết nhưng em rất ấn tượng với mảnh đất này.

Đà Lạt là thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, người ta thường gọi đây là thành phố cao nguyên vì nó được bao bọc xung quanh toàn núi là núi, trùng trùng điệp điệp. Đà Lạt gắn với những đồi thông bạt ngàn, những con đường chênh vênh và rất nhiều điểm đến thú vị.

Cô dẫn em đi Thung lũng tình yêu, Hồ Than Thở, Dinh Bảo Đại, Thiền Viện Trúc lâm, trường Cao đẳng Đà Lạt, Lang Biang huyền thoại…Mỗi một nơi đều để lại trong em những dấu ấn riêng. Tuy nhiên em vẫn thích nhất là được đến Thiền Viện Trúc Lâm, cách trung tâm thành phố Đà Lạt tầm 5km, đường đi chênh vênh. Người ta có thể đi cáp treo đến Thiền Viện, nhưng cô em chở em đi bằng xe máy. Từ xa xa Thiền viện Trúc Lâm tựa như một tiên cảnh mọc lên giữa trần gian, mờ mờ ảo ảo hiện lên giữa trùng điệp núi rừng. Thiền viện Trúc lâm chính là một địa danh nổi tiếng, là ngôi chùa lớn của Đà Lạt, hằng năm đón rất nhiều du khách.

Bước vào cổng của thiền viện, mọi người rất thành kính, trang nghiêm, vì đây là cửa Phật, chốn linh thiêng. Mọi người nô nức như đi trẩy hội đầu năm.

Trong chính điện thờ Phật Thích Ca cầm cành hoa sen, hai bên là Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Bởi vậy, du khách, phật tử đến đây để dâng hương, cầu xin an bình, may mắn.

Bên trong khuôn viên của Thiền viện Trúc lâm có rất nhiều ngôi chùa nhỏ, có chỗ cho các tăng ni phật tử từ thập phương về đây cùng niệm phật. Mọi người đi lại, nói chuyện nhỏ nhẹ ở bên trong điện thờ, khấn bái, thắp hương để cầu may.

Đặc biệt ở thiền viện Trúc Lâm có rất nhiều loại hoa khoe sắc quanh năm, hoa cẩm tú cầu nở rộ, bông to tròn chen chúc bên những khóm hoa hồng, hoa cúc…Mỗi loại hoa đều mang một vẻ đẹp riêng khiến cho người tham quan ngỡ ngàng.

Đến thiền viện Trúc Lâm, nhiều người sẽ đi tha hồ ngắm cảnh hồ Tuyền Lâm được bao quanh là những hàng cây dương liễu rủ màu xanh. Ở trong hồ có chứa rất nhiều cá, mọi người chen chúc nhau chụp ảnh.

Đứng từ thiền viện em nhìn ra xa, thấy thành phố Đà Lạt mờ mờ ảo ảo, tràn ngập trong màn sương thật đẹp.

Khi rời chân khỏi thiền viện Trúc Lâm, em thấy có chút gì đó luyến tiếc với mảnh đất Phật này. Em hi vọng rằng sẽ sớm quay trở lại đây vào ngày gần nhất.

tả lễ hội 

Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.

Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.

hok tốt

trưởng te am {[ ae 2k6]}

21 tháng 12 2016

Đề bài: Tả cảnh một lễ hội ở quê em

Bài làm

Nhắc đến lễ hội, em lại nhớ đến lễ hội đua thuyền được tổ chức hằng năm, cạnh cầu Đà Rằng trên sông Ba, con sông hiền hoà chảy qua tỉnh Phú Yên quê em.

Khi mà mọi thí sinh ở các chiếc thuyền đã chuyển bị sẵn sàng mọi thứ, một tiếng súng vang lên. Chẳng nói, chẳng rằng, tất cả mọi người trên các chiếc thuyền đều ra sức chèo, mồ hôi rơi ướt đẫm lưng họ, xung quanh là tiếng cổ vũ, reo hò đầy nhiệt tình của mọi người. Những chiếc thuyền rẽ nước lao đi, khiến cho mặt nước vốn dĩ hiền hoà, phẳng lặng nay bỗng nổi sóng cuồn cuộn lên. Những thí sinh chèo càng lúc càng nhanh, càng hăng say hơn.

Gần tới đích rồi! Bỗng một chiếc thuyền bức phá về đích, các chiếc thuyền khác cũng cố gắng chạy thật nhanh không kém. Đây đúng là lúc mà mọi người hăng hái, hồi hộp nhất trong suốt cả chặng đường đua. Một chiếc thuyền về đích trước tiên, nhưng chưa phải thế là xong. Họ còn phải cử một người chạy thật nhanh về đích, gắn lá cờ vào vị trí của mình trước nhất là thắng. Những người chiến thắng vui mừng khuôn xiết, nét rạng rỡ trên khuôn mặt họ như xua tan đi nỗi mệt nhọc. Khi lễ hội kết thúc, mọi người đều ra về trong một vẻ phấn khởi vô cùng.

Lễ hội đua thuyền ở quê em là như thế đấy!

21 tháng 12 2016

Nhắc đến lễ hội, em lại nhớ đến lễ hội đua thuyền được tổ chức hằng năm, cạnh cầu Đà Rằng trên sông Ba, con sông hiền hoà chảy qua tỉnh Phú Yên quê em.

Khi mà mọi thí sinh ở các chiếc thuyền đã chuyển bị sẵn sàng mọi thứ, một tiếng súng vang lên. Chẳng nói, chẳng rằng, tất cả mọi người trên các chiếc thuyền đều ra sức chèo, mồ hôi rơi ướt đẫm lưng họ, xung quanh là tiếng cổ vũ, reo hò đầy nhiệt tình của mọi người. Những chiếc thuyền rẽ nước lao đi, khiến cho mặt nước vốn dĩ hiền hoà, phẳng lặng nay bỗng nổi sóng cuồn cuộn lên. Những thí sinh chèo càng lúc càng nhanh, càng hăng say hơn.

Gần tới đích rồi! Bỗng một chiếc thuyền bức phá về đích, các chiếc thuyền khác cũng cố gắng chạy thật nhanh không kém. Đây đúng là lúc mà mọi người hăng hái, hồi hộp nhất trong suốt cả chặng đường đua. Một chiếc thuyền về đích trước tiên, nhưng chưa phải thế là xong. Họ còn phải cử một người chạy thật nhanh về đích, gắn lá cờ vào vị trí của mình trước nhất là thắng. Những người chiến thắng vui mừng khuôn xiết, nét rạng rỡ trên khuôn mặt họ như xua tan đi nỗi mệt nhọc. Khi lễ hội kết thúc, mọi người đều ra về trong một vẻ phấn khởi vô cùng.

Lễ hội đua thuyền ở quê em là như thế đấy!