Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
su that lich su trong truyn duoc the hien qua cac chi tiet:thoi vua Hung , vua Hung ga con gai,mua bao ma Thuy Tinh gay ra do chinh la mua bao hang nam o dong bang Bac Bo xua , Son Tinh lam nui de tranh nuoc do la hinh anh nhuoi nhan dan ta dap de trong lut
Ở đây, như tất cả những nơi thờ phụng Sơn Tinh trên đất nước, có rất nhiều thần phả ghi lại công đức và sự nghiệp của Ngài, nhưng sinh động nhất vẫn là kho tàng truyền thuyết dân gian truyền miệng từ đời này sang đời khác với tất cả lòng say mê và thành kính.
Đó là những truyện kể về vô vàn sự tích kỳ lạ của Sơn Tinh gắn liền với các địa danh, địa hình, địa vật: những rừng núi, gò đồi, sông suối, bờ bãi, đầm hồ; những đình đền miếu mạo, những thôn xóm và những con người ở vùng xung quanh núi Tản.
Đỉnh núi Tản Viên
Thủy Tinh và thuộc hạ đã gây cho dân vùng này biết bao tai họa tàn bạo và khủng khiếp, đến mức hàng năm nhân dân phải cống nạp cho chúng những người con gái còn trinh như các chuyện kể ở Tây Đằng, Vật Lại, Cam Thượng Đường Lâm.
Sức mạnh của Thủy Tinh thật là ghê gớm. Hắn phá tung những dẫy gò đồi phía bắc Ba Vì tạo thành suối Di, sới tung ruộng đồng phía đông tạo thành sông Tích. Hắn húc nghiêng cả núi Chàng Rể ở phía tây, đến bây giờ trái núi này vẫn gù lưng, không ngửng lên được nữa. Thậm chí Thủy Tinh còn dâng nước lên tận Ao Vua, Khoang Xanh ở ngang sườn núi Tản.
Chỉ có sức lao động thần kỳ và trí tuệ phi thường của Sơn Tinh mới chống được Thủy Tinh. Những quả đồi Mòm và dãy gò Choi ở vùng Tòng Lệnh phía bắc núi Ba Vì hay những trái núi vùng Sụ Đá, La Phù và Thạch Khoán, những hòn núi Chẹ, núi Đá Chèm ở phía tây thuộc mạn sông Đà, những dãy đồi Máng Sòng, đồi Giếng ở phía đông núi Ba Vì đều do Sơn Tinh ngày đêm gánh đất đắp nên để chặn dòng nước lũ của Thủy Tinh. Sự tích "đồi Đùm đứt quai, đồi Vai lọt sọt" kể rằng trái đồi Vai cao nhất xã Kim Sơn là tảng đất rơi vì thủng sọt, còn dãy đồi Đùm san sát kéo dài ở xã Xuân Sơn là do đứt quang, đất đổ ra nhiều dọc con đường Ngài gánh đất ngày xưa.
Sơn tinh còn nghĩ ra trăm phương ngàn kế để chiến thắng Thủy Tinh, từ việc cắm chông chà ở bãi Đá Chông, thả rong rào, chăng lưới ở vùng suối Cái, cho quân gieo hạt thành rừng quanh ngọn U Bò, ném lạt tạo thành lũy tre dày ở ngòi Lặt, lao gỗ đá từ trên núi xuống đánh tan quân Thủy Tinh, chạy thành mười sáu ngả ở đầm Đượng.
Trên bãi chiến trường xưa của Sơn Tinh, vẫn còn đó những dấu vết tàn binh bại tướng của Thủy Tinh: Rùa,Cá Sấu ở Vân Sơn; Rắn và Giải ở Phụ Khang và Sơn Lộc;Thuồng luồng ở cầu Hang và thủy quái ở ghềnh Bợ trên sông Đà... Có đứa xác biến thành đá, thành đồi, có đứa sống sót tìm vực sâu ẩn nấp, chờ chủ tướng hàng năm lại trở về quấy đảo trong mùa nước lũ.
Đường lên núi Tản
Cho đến hôm nay, nạn lụt vẫn còn là mối đe dọa lớn đối với nhân dân ta. Vì vậy, có thể nói truyền thuyết Sơn Tinh thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân muốn chế ngự được thảm họa lũ lụt, đồng thời cũng là lời cảnh báo tự muôn đời không bao giờ được lơ là đối với thủy tai.
Sơn Tinh
Trong các truyền thuyết sưu tầm được ở xứ Đoài, Sơn Tinh còn xuất hiện với tính cách người Anh hùng khai sáng.
Sơn Tinh - Ngọc Hoa
Không chỉ dạy dân cách làm ăn để dân no ấm, Sơn Tinh còn dạy dân múa hát để vui sống sau những giờ lao động nhọc nhằn. Hội múa Dô ở Liệp Tuyết chính là hình thức kỷ niệm việc Sơn Tinh dạy dân nghệ thuật. Các làng Vân Gia, Nghĩa Phủ, Thuần Nghệ, Phú Nhi lại truyền tụng những câu chuyện Sơn Tinh dạy dân lễ giáo, trau dồi phong hóa, mong muốn mọi người sống với nhau đầm ấm chan hòa, có nghĩa, có nhân. Nhiều nơi, Sơn Tinh để lại dấu chân trên đường làm thuốc trị bệnh cứu người.
Trải qua bao thế hệ, trong trí nhớ của nhân dân, Sơn Tinh bao giờ cũng là vị thủ lĩnh có đức độ cao cả, có lòng cứu nhân độ thế, là người anh hùng hộ quốc an dân, tế bần cứu khổ,lấy việc chăm lo cho dân làm mục đích tối thượng. Có phải đó là biểu hiện lý tưởng, là mong ước từ xưa của quần chúng về người lãnh tụ chân chính của nhân dân?
Ở một số truyền thuyết, Sơn Tinh lại giữ vai trò của người Anh hùng liên minh các bộ tộc, giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Sơn Tinh đã thân hành dẫn dân Cẩm Lĩnh ở chân núi Ba Vì về gặp dân Tòng Bạt ở hạ lưu sông Đà để kết nghĩa làm anh em. Tinh thần hòa hợp và thống nhất của Sơn Tinh đã thu phục được cả những vị thủ lĩnh ở các vùng xa tìm đến kết giao, như truyền thuyết về các ông thánh Miễu, ông Ba Bể cảm phục đức tài thánh Tản.
Tuy hùng cứ một phương, có thế lực và quyền uy rất lớn, song Sơn Tinh vẫn thần phục Hùng Vương, xin được làm rể và bề tôi của nhà vua.Việc cầu hôn công chúa Ngọc Hoa phải chăng thể hieenjtuw tưởng kết liên, nhằm mở rộng bờ cõi, hòa nhập với bộ lạc Văn Lang, tăng cường sức mạnh khối đoàn kết nhân dân?
Trong tình hình các thị tộc, bộ lạc có khuynh hướng cát cứ, phân lập và kình địch lẫn nhau, việc thống nhất lực lượng của Sơn Tinh thật có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử.
Rải rác trong một số chuyện, Sơn Tinh đã đánh giặc để giữ gìn bờ cõi. Ở những chuyện này, Sơn Tinh lại được ngợi ca như một ngườiAnh hùng bảo vệ đất nước.
Truyền thuyết vùng Tản Lĩnh kể rằng Sơn Tinh đem quân đuổi giặc, gấp đến nỗi phải cho quân ăn nồi cơm sống dở, về sau, trong những ngày lễ hội, đồ hiến tế bao giơ cũng có ván sôi tráng lớp mật, trên rắc ít hạt gạo sống tượng trưng cho nồi cơm đuổi giặc chưa kịp chín năm xưa. Vùng Thanh Lạng lưu truyên khúc dân ca kể rằng dân làng gói bánh chưng giữa tháng mười khao quân của ngài ăn tết sớm kịp đi đánh giặc.
Giống như nhiều nơi khác, ở Ba Vì cũng có truyền thuyết về Sơn Tinh đánh giặc Thục. Trong các trận giao chiến dữ dội với quân Thục rất đông và mạnh, Sơn Tinh bao giờ cũng chiến thắng vẻ vang, cuối cùng chúa Thục phải cầu hòa và rút quân. Ở đây, chưa biết sự thật lịch sử hư thực ra sao, nhưng truyền thuyết về Sơn Tinh đánh giặc thể hiện rất rõ ý chí kiên cường bất khuất và lòng tự hào về khả năng bảo vệ vững chắc lãnh thổ thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc.
Sơn Tinh còn rất chăm lo rèn quân luyện võ để không ngừng nâng cao khả năng phòng thủ đất nước. mỘt số nơi còn giữ được tục lệ đầy tinh thần thượng võ như lễ hội làng Khê Thượng diễn lại tích Sơn Tinh luyện võ ngày xưa.
Trong truyền thuyết dân gian, hình tượng Sơn Tinh mang tính nhân dân rất đậm nét . Tuy ở địa vị tôn quý, ngài vẫn ăn ở chan hòa bình dị với dân. Ngài cùng làm việc với mọi người, cũng gánh đất chống lụt, tắm rửa ven sông như một nông dân. Sơn Tinh cũng kéo vó bên sông Tích, ăn gỏi cá ở Bằng Tạ như một ngư dân. Ngài cùng đi săn với phường săn, cùng ngủ rừng với ông già tiều phu ở Cẩm Đảivà cùng ông kéo ống giang với bùi nhùi đốt lửa sưởi trong đêm. Sơn Tinh còn thường xuyên đi thăm hỏi dân các làng quê, cùng vui chơi múa hát trong các ngày lễ hội.
Một số hình ảnh lễ hội Sơn Tinh ở đền Và - thị xã Sơn Tây:
Có thể nói hình ảnh núi sông, đất nước và nhân dân của cả một vùng sông Đà - núi Tản được sử dụng như những chất liệu cơ bản để khắc họa hình tượng Sơn Tinh: một cô gái cắt cỏ trên đồng, một cụ già kéo cá bên sông Tích, một trái đồi Vai, một giếng Mùi gươm trên đỉnh U Bò, một xóm Rủa, xóm Cua ở chân núi Tản, một ghềnh Bợ ở quãng sông chảy xiết, một con nước "hoa mơ" màu trắng xuất hiện trên sông cho đến mẩu gỗ trôi theo dòng nước lũ... hầu như tất cả thiên nhiên, sản vật, con người ở khắp nơi trn đất Ba Vì đều được gắn liền với cuộc đời và những chiến công của người Anh hùng bất tử.
Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt cổ, nếu như Đức Chử Đồng Tử có công khai mở bờ cõi, Đức Phù Đổng Thiên vương có công bảo vệ non sông, Giáng Tiên Liễu Hạnh dạy dân về thuần phong mỹ tục, thì với Sơn Tinh, ngài bao trùm tất cả những công đức ấy. Ngài xứng đáng đứng đầu trong các vị thần bất tử.
có vua hùng , có mị nương công chúa , có bão lũ hằng năm , có núi tản viên
< TD tự làm nha mk ngu lắm >
Con rồng cháu tiên:
Ý nghĩa: giải thích, suy tôn nguồn gốc nòi giống (người VN ta là con cháu của các vua Hùng, là nòi giống rồng tiên), thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt.
Sự thật lịch sử: là sự kết hợp giữa các bộ lạc Lạc Việt với Âu Lạc và nói nên nguồn gốc chung của các cư dân Bách Việt. Đền thờ Âu Cơ, vua Hùng, vùng đất Phong Châu.
Bánh chưng bánh giầy:
Ý nghĩa: giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy và tục làm hai loại bánh trong ngày Tết, đề cao lao động và nghề nông, đề cao sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Sự thật lịch sử: nhân vật Hùng Vương, tục làm bánh chưng bánh giầy.
Sơn Tinh Thủy Tinh
Ý nghĩa: giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm. Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt xưa. Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
Sự thật lịch sử: núi Tản Viên (Ba Vì, Hà Tây), hiện tượng lũ lụt vẫn xảy ra hằng năm.
Thánh Gióng:
Ý nghĩa: đề cao sức mạnh và ý thức bảo vệ đất nước. Thể hiện sức mạnh, ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.
Sự thật lịch sử: đền thờ thánh Gióng (Sóc Sơn), tre đằng ngà, ao hồ liên tiếp, làng Cháy.
Sự tích hồ Gươm:
Ý nghĩa: giải thích tên gọi hồ Gươm, ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Sự thật lịch sử: tên người thật: Lê Lợi, Lê Thận. Tên địa danh thật: hồ Tả Vọng, hồ Gươm, Lam Sơn. Thời kỳ lịch sử có thật: khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh đầu thế kỷ XV.
bài này mình mới học sáng nay xong!
mình phải học tới tận 4 tiết lận đó, còn 1 tiết buổi chiều nữa ớn lắm!
bt bn à! Mik pjt bài nì lm s òi, mik đăng để thử kiến thức của các bn hui à ^^
Vì sao truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh,tác giả dân gian lại lấy tên hai vị thần để đặt cho tác phẩm?
Vì hai vị thần tượng trưng cho lũ lụt và sức chống chọi của nhân dân
=>Lịch sử:Mùa mưa bão tháng 7;8
Truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh,tác giả dân gian lại lấy tên hai vị thần để đặt cho tác phẩm là vì : Trong câu chuyện nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh , cả hai người đều đại diện cho một khía cạnh và cũng là nguyên nhân chiến tranh gây bão lũ .
Sự thật lịch sử trong tác phẩm này thể hiện rõ nhất qua chi tiết hình ảnh :
+ Thời Hùng Vương thứ 18, kể lại cuộc kén rể đặc biệt của vua Hùng cho người con gái tên Mỵ Nương của mình.
+ Câu chuyện về cuộc chiến ngàn năm của Sơn Tinh và Thủy Tinh là một cách lý giải của dân gian về những đợt lũ lụt xảy ra hàng năm tại đất nước Văn Lang, nay thuộc Việt Nam...
a,
- Nhân vật Sơn Tinh: "vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi". Sơn Tinh có thể "dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu". Đây là nhân vật tượng trưng cho khát vọng và khả năng khắc phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa. – Nhân vật Thủy Tinh: "gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về"; có thể "hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời". Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người. b,giải thích hiện tượng lũ lụt , thể hện sức mạnh , mong ước của người Việt cổ muốn chế ngự thiện tai.đồng thời suy tôn , ca ngợi công lao dựng nước của các vua hùng .sơn tinh vẫy tay về phía đông phía đông nổi cồn bãi vẫy tay về phía tây phía tây mọc lên từng dãy núi đồi thủy tinh gọi gió gió đến hồ mua mua về sự thật lịch sử thời hùng vương thứ 18
Câu 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn thể hiện nội dung gì? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Gợi ý: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh gồm 4 đoạn:
1. Từ đầu đến người chồng thật xứng đáng: Hùng Vương muốn kén chồng cho Mị Nương.
2. Từ Một hôm có hai chàng đến rước Mị Nương về núi: Cuộc kén rể và chiến thắng thuộc về Sơn Tinh.
3. Từ Thủy Tinh đến sau đến đành rút quân: Cuộc giao tranh dữ dội và quyết liệt của hai thần, cuối cùng Thủy Tinh phải rút quân về.
4. Đoạn còn lại: Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương (nhà nước Văn Lang Âu Lạc) trong lịch sử Việt Nam.
Câu 2. Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ai là nhân vật chính? Các nhân vật chính được miêu tả bằng những chi tiết nghệ thuật tưởng tượng, kì ảo như thế nào? Ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật đó?
Gợi ý: Trong truyện, Sơn Tinh, Thủy Tinh là nhân vật chính. Hai nhân vật này đều có những tài phép lạ: hô mây, hô mưa, chuyển non dời bể...
Ý nghĩa của hai nhân vật: Thủy Tinh đại diện cho sức mạnh ghê gớm của tự nhiên trong việc gây ra bão, lụt. Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta. Trong tiềm thức của nhân dân ta, Sơn Tinh là phúc thần còn Thủy Tinh là hung thần.
Câu 3. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tính, Thủy Tinh?
Gơi ý: Đây là câu chuyện tưởng tượng mang tính chất kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh của người Việt cổ muốn chế ngự sức mạnh của thiên nhiên; đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao của các vua Hùng.
Bài viết : http://loptruong.com/soan-bai-son-tinh-thuy-tinh-36-2575.html
1.Truyện Sơn Tinh, Thủy tinh gồm 3 đoạn.
Đoạn 1: thể hiện nội dung là vua Hùng kén rể.
Đoạn 2: thể hiện nội dung là Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của 2 vị thần.
Đoạn 3: thể hiện nội dung là Thủy Tinh trả thù hàng năm.
Truyện đc gắn vs thời đại vua Hùng thứ 18.
2.Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Các nhân vật chính đc miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo:
Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi,vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
= Tượng trưng cho khát vongjvaf khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
Thủy Tinh:gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về.
=Tượng trưng cho thiên tai, bão lụt hàng năm.
3.Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
Giai thích hiện tượng lũ lụt hàng năm.Đồng thời thể hiện khát vọng chế ngự thiên nhiên của ông cha ta.
Ca ngợi công lao của các vị vua Hùngđã có công dựng nước.
Học tốt!!
Sơn Tinh , Thủy Tinh
-Hùng Vương thứ 18 kén rể
-Thành Phong Châu
-Núi Tản Viên
Thánh Gióng
-Hùng Vương thứ sáu
-Làng Gióng
-Núi Sóc Sơn
-Làng Cháy
các địa danh:
phong châu, núi tảng viên , làng Giong ,làng Cháy
Nhân vật vua Hùng
Sự thật lịch sử trong truyện Sơn Tinh,Thủy Tinh được thể hiện rõ nhất qua những chi tiết,hình ảnh:Thời vua Hùng,vua Hùng gả con gái,mưa bão mà Thủy tinh gây ra chính là mùa bão hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ xưa,Sơn Tinh làm núi để tránh nước.Đó là hình ảnh nhân dân ta đắp đê chống lũ hằng năm
học tốt
Cốt lõi lịch sử của Sơn Tinh Thủy TInh là:giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở vùng châu thổ thường xuyên bắc bộ thời xưa và thể hiẹn khát vọng chế ngự lũ lụt,bảo vệ cuộc sống của nhân dân ta và khen vua Hùng có công lao dựng nước của ch ông ta trong thời vua Hùng
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.
Sơn Tinh : vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi
Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
Theo các sự kiện này mình nghĩ bạn sẽ tóm tắt được:
1.Hùng Vương kén rể.
2. Hai người đến cầu hôn Mị Nương.
3.Điều kiện kén rể.
4.Sơn Tinh đến trước, rước Mị Nương về núi.
5. Thủy Tinh đến sau, tức giận,dâng nước đánh đuổi Sơn Tinh.
6.Cuộc chiến giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Sự thật lịch sử trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh thể hiện rõ nhất qua những chi tiết, hình ảnh : Thời vua Hùng , Vua Hùng gả con gái , mưa bão mà Thủy Tinh gây ra chính là mùa bão hàng năm ở đồng bằng Bắc Bộ xưa , Sơn Tinh làm núi để tránh nước đó là hình ảnh nhân dân ta đắp đê chống lũ lụt hàng năm
Chúc bạn học tốt
Hằng năm đều xảy ra lũ lụt ^^