Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
_SỰ PHÂN HÓA TỪ BẮC XUỐNG NAM:
+rừng xích đạo: đồng bằng rừng Amazon nóng ẩm quanh năm, động thực vật phong phú
+rừng rậm nhiẹt đới: phía Đông của eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăngti, động vật phong phú
+rừng thưa và xavan: phía Tây eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăngti ,nhiệt độ cao, mưa theo mùa
+thảo nguyên Pampa:phân bố ở đồng bằng Pampa mưa theo mùa, thực vật chủ yếu là đồng cỏ
+hoang mạc và bán hoang mạc: duyên hải phía Tây An Đét và cao nguyên Patagoni, thực vật cằn cỗi
Ờ nhưng mình cũng ít học 24 nên bạn cũng thông cảm nha
Địa hình Bắc Mĩ:
+Ở phía Tây của Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phia Nam và Đông Nam.
+Ở phía Đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lat.
Địa hình Nam Mĩ:
+Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống côc-đi-e của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên.
+Ở phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.
Khái quát tự nhiên
Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và khu vực Nam Mĩ. Diện tích : hơn 20,5 triệu km²
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
– Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thường xuyên thổi.
+ Eo đất Trung Mĩ: nơi tận cùng của dãy Cóoc đie.
+ Quần đảo Ăngti: gồm vô số đảo quanh biển Caribê.
– Khí hậu, Thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông – Tây.
b. Khu vực Nam Mĩ
– Hệ thống núi trẻ An-đét phía Tây.
+ Cao đồ sộ nhất châu Mĩ, trung bình 3000-5000m, xen kẻ giữa núi là các cao nguyên và thung lũng (cao nguyên An-đét).
+ Thiên nhiên phân hoá phức tạp:
– Các đồng bằng ở giữa: Ô-ri-nô-cô, Pam-pa, La-pha-ta A-ma-zôn (rộng nhất thế giới)
– Sơn nguyên phía Tây: Bra-xin, Guy-a-na.
Bạn lên mạng tra đi có nhiều đề lém còn có cả lời giải nữa
dân cư bắc mĩ phân bố đông ở ven biển, đồng bằng trung tâm do điều kiện tự nhiên thuận lợi, địa hinh bằng phẳng
khác:
Dân cư Trung và nam mĩ phân bố đông trên mạch núi andet trong khi ở hệ thông cooc đi e ở bắc mĩ thì dân cư thưa thớt do địa hình hiểm trở
Dân cư trung và nam mĩ phân bố thưa thớt trên đồng bằng amadon do rừng rậm bao phủ, còn dân cư ở bắc mĩ lại tập trung đông đúc ở đồng bằng trung tâm
1. Đặc điểm dân cư Bắc Mĩ :
Dân cư Bắc Mĩ phân bố không đều. Mật độ dân số có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông.
2. So sánh
Giống : _Dân thư thớt ở phía tây, tập trung đông ở ven biển .
Khác:
Bắc Mĩ : dân tập trung đông ở trung tâm
Nam Mĩ : dân thưa thớt ở đồng bằng trung tâm
*Giống nhau: phía Tây là hệ thống núi An-đét, đồng bằng ở trung tâm, phía đông có cao nguyên.
*Khác nhau:
Bắc Mĩ Trung và nam Mĩ
+Có núi già A-pa-lat ở phía đông. +Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ. |
+Các sơn nguyên ở phía đông. +Có dãy núi trẻ An-đét cao và đồ sộ hơn. |
Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc, thấp dần về phía nam. | Đồng bằng trung tâm Trung và Nam Mĩ gồm nhiều đồng bằng nối tiếp nhau thấp, riêng phía Nam có đồng bằng Pam-pa và La-pla-ta cao dần về phía dãy An-đét. |
Trả lời:
Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió
Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.
Chúc bạn học tốt!
Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.
Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.
Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.
Địa hình chia làm 3 phần chính là :
- Miền núi cao phía Tây
- Miền đồng bằng trung tâm
- Sơn nguyên phía Đông
Giống nhau: Gồm 3 dạng địa hình chính, phân bố như nhau từ Tây sang Đông: núi trẻ, đồng bằng, núi già và cao nguyên.