Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Theo cảm nhận của tao thì :
Mặt trời như hố xí rắc hết những cục c** xuống thế gian , thế gian bị ô nhiễm rồi chết dần chết mòn
Hết
Câu 1 :
Xét về cấu tạo thì từ lạnh lùng là từ láy
Các từ còn lại là từ ghép
=> Chọn A
Câu 2 :
'' Con xanh biếc pha đen như nhung '' sử dụng biện pháp so sánh
=> Chọn B
#Họctốt
Bài 1 ĐT: nhìn, chảy, trôi, chèo, chống, gạn, khơi, ăn, học, trông.
TT: xa, rộng, hẩm, ôi, khéo, đục, trong, hay
DT: nước, bèo, duyên.
Bài 2: 5 từ ghép: trung thực, quyết tâm, yêu thương, tốt bụng, kiên trì
5 từ láy: dịu dàng, nhớ nhung, đảm đan, nết na.
Đặt câu: Bạn Mai rất trung thực
Bài 3: 2 từ cùng nghĩa với chăm chỉ: cần cù, siêng năng.
2 từ gần nghĩa: chịu khó, cần mẫn
Đặt câu: Bạn Nam rất chịu khó làm bài
2 từ cùng nghĩa với dũng cảm: gan dạ, gan lì
2 từ gần nghĩa : anh hùng, anh dũng
Bài 4: a,Câu kể ai làm gì: bàn tay mẹ/ rám nắng,các ngón tay gầy gầy, xương xương, hai bàn tay /xoa vào má cứ ram ráp nhưng không hiểu sao Bình rất thích, hằng ngày, đôi bàn tay của mẹ /phải làm biết bao nhiêu là việc.
b, chú / đậu trên vừng ngã dài trên mặt hồ.
c,một mảnh lá/ gãy cũng dậy mùi thơm,quả hồi/ phơi mình xòe trên mặt lá đầu cành
Bài 5: Những ngày nghỉ học,chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi. Trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn năm chiếc vỏ bao diêm. Toàn có đôi tai thính như tai mèo và bước chân êm, nhẹ như thỏ nhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề.
NHỚ K CHO MÌNH NHÉ
CHÚC BẠN HỌC TỐT😄😄😄
Tự làm là cách tốt nhất để cố gắng trong hok tập đề trên dễ mà cậu tự làm đi câu nào ko bt alo cho tôi chứ chỉ sạch cho cậu thì ............
Hok tốt
k và kb nếu có thể
ghép tổng hợp là :trứng sáo , ....
ghép phân loại là : mùa thu , cao bổng , xanh , mây đen , buổi chiều , .....
* chú ý : những chỗ mình đánh dấu ba chấm là chưa tìm xong nhé
Em sinh ra và lớn lên ở Bản Đôn, một huyện lị của miền Tây Nguyên đầy nắng và gió. Ở nơi em ở, ngoài sinh thái về rừng, còn có một điểm thu hút khách du lịch đến thăm thú, đó chính là cưỡi voi. Tuy số lượng không còn nhiều như trước, nhưng ở khu du lịch sinh thái, có thể thấy một đàn voi tận mắt.
Lúc em nhìn tận mắt chú voi lần đầu là khi em lên 4 tuổi, lần đó ba mẹ đưa em đi cưỡi voi, với một đứa trẻ thì đây là một trải nghiệm vô cùng mới mẻ. Một chú voi trưởng thành có vóc dáng đồ sộ như một chiếc xe tải di động. Một người lớn chỉ cao đến ngang bụng chúng. Toàn thân voi xám xịt, làn da không trơn láng mà có những nếp nhăn dọc ngang. Cặp ngà trắng muốt như điểm nhấn cho chúng vậy. Cả cơ thể nặng nề di chuyển trên bốn chiếc chân to như bốn cái cột đình, vì vậy bước đi của chúng cũng từ tốn chậm rãi.
Đầu chú voi rất lớn để tương xứng với kích cỡ thân người. Đôi tai như hai cái mo cau của bà nội em, lúc nào cũng phe phẩy. Nổi bật nhất có lẽ là chiếc vòi vừa dài vừa to, sun sun như con đỉa. Chiếc vòi ấy rất hữu ích đối với các bạn voi đấy nhé! Mọi hoạt động đơn giản của chúng đều sử dụng đến chiếc vòi, vừa để đánh mùi thức ăn, vừa như ra đa dò đường, lại giống như bàn tay để cầm nắm mọi thứ, đôi khi còn là vũ khí để tấn công và tự vệ. Dưới chiếc vòi đa năng là một cái miệng rộng, thỉnh thoảng lại kêu lên thứ tiếng kì quái nói chuyện với đồng loại xung quanh.
Khi em được người quản tượng bế lên trên chiếc ghế mây cột chặt trên lưng voi, cảm giác hơi sợ hãi. Nhưng rất nhanh sau đó đã thay thế bằng sự thích thú trầm trồ khi chú voi to lớn bắt đầu bước đi. Ngồi trên lưng voi lắc lư qua lại, mẹ em phải giữ em để khỏi trượt ra khỏi ghế. Phía trên gáy của voi là người quản tượng ngồi để điều khiển. Chú voi lừng lững bước dọc con sông lớn cho khách tham quan nhìn tận cảnh từ trên cao. Đi được một vòng quanh dòng sông, chú voi chở em về chòi cao để hạ cánh an toàn.
Mặc dù sau này vẫn được cưỡi voi vài lần nữa, nhưng em vẫn ấn tượng sâu đậm nhất là lần cưỡi đầu tiên. Đó là kỉ niệm đẹp trong kí ức tuổi thơ của em.
Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.
Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thầm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.
Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.
4 từ ngữ:
a) Thể hiện tính cách hay làm việc trái với lòng nhân hậu, yêu thương là: ác độc, độc ác, gian ác, ác gian;
b) Thể hiện tính cách hay làm việc trái với đùm bọc là: chia rẽ, lục đục, riêng rẽ, riêng lẻ.
ông em / tỉa cây cảnh
Công nhân / nhà máy đang say sưa làm việc
Trên cành cây , / chim hót líu
đó mk gửi bài 1 cho cậu đó tk mình 1 tk nha chúc bạn học tốt
Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng... còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:
Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.
Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.
Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...
Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.
Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, - hành động theo tình yêu thương.
Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khỏe cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:
Anh em nào phải người xa
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân
Yêu nhau như thể tay chân
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy
Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.
Yêu nhau từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru
Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.
Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:
Tưởng rằng chị ngã em nâng
Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười
Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.
Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.