Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lí tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống – một điều mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt, rừng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người.
Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến môi trường sống của con người?
Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tưởng tượng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu không khí bụi bặm, ô nhiễm, nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ tác động đến cuộc sống của người dân. Nói cách khác, không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt. Cuộc sống con người không chỉ được quyết định bởi yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra nơi những vừng đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống của con người. Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió, ngăn sự di chuyển của cát vào sâu đất liền, ngăn chặn gió, bão phá hoại mùa màng, làng xóm. Không chi thế rừng còn là nguồn cung cấp cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh.. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người.
Rừng còn là môi trường sống của rất nhiều động vật quí hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. Ở mỗi tầng là một môi trường, hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ, vượn, sóc, chim… đó là những loài động vật quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của chúng chính là rừng – thiên nhiên hoang dã.
Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,… rồi các loại thuốc quý. Có những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su, rừng tre, nứa, keo tai tượng,…
Bên cạnh đó, rừng còn là môi trường sinh thái trong lành, một địa điểm du lịch lí thú, một danh lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn. Ảnh hưởng lớn và có tinh chất quyết định đến sự sống con người, rừng còn rất có ích với các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, dụ lịch, dịch vụ… Hiểu rõ được những lợi ích và ảnh hưởng của rừng, ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào.
Đất nước ta ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi – một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quán trọng của rừng, rất nhiều người đã chặt phá cây bừa bãi, nhất là những người dân thiếu hiểu biết “đốt nương làm rẫy”, khai phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng, hiểu được sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai thác rừng trái phép để kiếm lợi về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác rtìtag bừa bãi, đốt rừng, phá rừng ấy thật không thể tưởng tượng được. Rừng U Minh rộng lớn, phong phú là thế, nhưng chỉ vì những con người thiếu ý thức, công tác quản lí kém mà hàng trăm, hắng nghìn hécta rừng bị phá hủy, thiêu rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và thiệt hại hàng trăm tỉ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia, những cánh rừng nguyên sinh xưa kia giờ đây không còn nên những thảm họa thiên nhiên liên tục xảy ra, nào là hạn hán, nào lũ lụt, nào sạt lở đất,..: làm thiệt hại bao tiền của và tính mạng của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc? Những tai hại to lớn và khủng khiếp ấy đều chỉ vì sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây ra.
Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người bị tàn phá, hủy hoại. Những loài động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị tuyệt chủng. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.
Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu quý và biết bảo vệ rừng hơn.
Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lí chặt chẽ trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lí kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu rừng đã được phục hồi. Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong sự tái sinh tự nhiên thường gặp hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục, người trồng rừng phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành mọc quá rậm, phát bớt bụi để hạt tiếp xúc nảy mầm dễ và xới đất tơi xung quanh gốc.
Là học sinh, sinh viên chúng ta cổ thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách tuyên truyền về tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác rừng trái phép và có thể trồng cây quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.
Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi mãi là “hành tinh xanh”. “Tổ quốc Việt Nam yêu dấu có sạch đẹp mãi được không, điều đó còn tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”.
- Hoạt động kinh tế chủ yếu của các nước Trung & Nam Mĩ là sản xuất nông sản và khai thác khoáng sản để xuất khẩu.
- Gồm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau:
+ Các nước phát triển mạnh ngành công nghiệp khai khoáng: nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ (Ac-hen-ti-na)
+ Các nước công nghiệp mới: Bra-xin, Chi-lê và Vê-nê-xu-ê-la.
+ Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê: phát triển các ngành sơ chế nông sản và chế biến thực phẩm
Câu 1: Đặc điểm địa hình ở Australia:
- Australia là một quốc gia lớn với địa hình đa dạng, nhưng có một số đặc điểm chung:
- Rừng rậm: Có các khu vực rừng rậm ở miền Bắc và miền Đông, với cây cỏ và loài thực vật đa dạng.
- Vùng sa mạc: Australia có một phần lớn diện tích bị áp suất sa mạc, với sa mạc lớn như sa mạc Simpson, Great Victoria Desert và Great Sandy Desert.
- Núi non: Rặng núi Great Dividing Range chạy dọc theo bờ biển Đông của Australia, tạo nên một hệ thống núi non quan trọng.
- Vùng bãi cát và bãi biển: Australia có nhiều bãi biển đẹp, bao gồm cả Great Barrier Reef, rạn san hô lớn nhất thế giới.
Câu 2: Vì sao Australia lại có khí hậu khô hạn:
- Australia có khí hậu khô hạn chủ yếu là do địa lý của nó. Một số yếu tố chính bao gồm:
- Vị trí địa lý: Australia nằm ở phía nam của dải gió mùa và phía bắc của vùng biển Đỏ. Điều này tạo ra khí hậu khô hạn và nhiệt đới, với ít mưa và nhiệt độ cao.
- Địa hình: Sự phân bố đồi núi và sa mạc tạo điều kiện không thuận lợi cho mưa và làm cho nước mưa ít và không đều đặn.
- Hiệu ứng El Niño: Hiện tượng El Niño có thể làm gia tăng khô hanh và hạn hán tại một số vùng của Australia.
vì là lục địa hình khối,kích thước lớn,bờ biển bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền đồng thời chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến, ít vịnh, ít đảo, ít bán đảo
Tự nhiên
-Vị trí :15 độ Bắc đến cận cực Nam
-Gồm:
+Eo đất Trung Mĩ ,quần đảo Ang-ti
+Lục địa Nam Mĩ
-Địa hình :Eo đất Trung Mĩ .Nơi tận cùng của hệ thống Cooc-di-e,núi cao,núi lửa
+Quần đảo Ang-ti,đảo san hô,đồng bằng
+Lục địa Nam Mĩ: có 3 khu vực
Tây:Hệ thống núi trẻ An-đết
Giữa:đồng bằng
Đông:sơn nguyên
-Khoáng sản:phong phú,đa dạng
-Khí hậu,thực vật:gần đầy đủ các kiểu khhis hậu
-Thiên nhiên:phân hóa đa dạng (MT nhiệt đới ẩm,MT nhiệt đới)
Tham khảo :
- Cảnh quan thiên nhiên phân hóa từ Bắc -> Nam và Đông -> Tây.
- Rừng xích đạo ẩm: Đồng bằng A-ma-dôn.
- Rừng rậm nhiệt đới: Đồng bằng A-ma-dôn.
- Phía Đông có đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
- Rừng thưa và xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti, đồng
bằng Ô-ri-mô-tô.
- Thảo nguyên: đồng bằng Pam Ma.
- Hoang mạc: Đồng bằng phía Tây vùng Trung An-đát.
- Vùng núi An-đát: Cảnh quang thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ chân núi
lên đỉnh núi.
bạn tham khảo ở đây nha :
Bài 26 : Thiên nhiên Châu Phi | Học trực tuyến
Bài 27 : Thiên nhiên Châu Phi (tiếp theo) | Học trực tuyến
Ngành du lịch của các nước châu Âu phát triển tốt vì :
- Có nhiều thắng cảnh đẹp.
- Các di tích lịch sử, văn hoá đa dạng.
- Có nhiều hoạt động thể thao lớn.
- Nền kinh tế phát triển , mức sống cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tốt .
- Các trung tâm du lịch lớn của châu Âu: Các nước vung ven Đại Tây dương, Địa Trung hải…
Ngành du lịch của các nước châu Âu phát triển tốt vì :
- Có nhiều thắng cảnh đẹp.
- Các di tích lịch sử, văn hoá đa dạng.
- Có nhiều hoạt động thể thao lớn.
- Nền kinh tế phát triển , mức sống cao, cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch tốt .
- Các trung tâm du lịch lớn của châu Âu: Các nước vung ven Đại Tây dương, Địa Trung hải…
1) Giới thiệu khái quát về Đồng bằng Amazôn
- Đồng bằng Amazôn là đồng bằng nằm giữa sơn nguyên Guyan ở phía Bắc và sơn nguyên Braxin ở phía Nam.
- Đồng bằng Amazôn kéo dài từ chân núi Anđét đến bờ Đại Tây Dương theo hướng Tây Đông với diện tích khoảng 5 triệu Km2.
- Amazon Plateau, đồng bằng ở lưu vực sông Amazôn, chủ yếu ở Braxin, ngoài ra còn nằm trong lãnh thổ các nước Côlômbia, Êcuađo, Pêru. Là đồng bằng lớn nhất trên địa cầu.
Đồng Bằng AMAZON
2. Điều kiện tự nhiên
2.1 Địa chất - địa hình
- Đồng bằng Amazon được hình thành vào giai đoạn cuối Nguyên sinh do kết quả của chu kì kiến tạo núi Baican. phần lục địa này được gọi là nền Nam Mĩ.
- Bề mặt của đồng bằng rất bằng phẳng và có độ cao không đáng kể.
- Ngay rìa phía Tây, nơi giáp với chân núi Anđét và cách Đại Tây Dương 3000 Km độ cao cũng chỉ 100 m. Chỉ ở rìa Tây Nam - Tây Bắc và phần phía Đông địa hình nhô cao tạo thành các cao nguyên.
- Đồng bằng có bề mặt rất bằng phẳng và đại bộ phận có độ cao không đáng kể, ngay ở rìa phía tây, nơi đồng bằng tiếp giáp với núi Anđet (Andes) cách bờ biển hơn 3.000 km, độ cao trên 100 m so với mực nước biển.
2.2 Khí hậu
-Khí hậu Amazôn nóng và ẩm ướt quanh năm,
- khí hậu xích đạo là chủ yếu,
- Đất đai màu mỡ nên lớp phủ thực vật phong phú. Tuy nhiên, tùy thuộc vào địa hình, khí hậu, lớp phủ thổ nhưỡng và thực vật có thể chia thành các kiểu khác nhau.
Mùa Đông
- Phần lớn lãnh thổ Nam Mỹ có mùa hè với thời tiết nóng, nhiệt độ trung bình trên 20oC, riêng vùng núi cao Andes, miền cực nam có nhiệt độ thấp hơn.
- Trung tâm nội địa hình thành một miền áp hạ nên gió từ các nơi thổi vào lục địa theo các hướng.
+ 20oC
Nhiệt độ trung bình tháng 7
Mùa Hè
- Do chế độ lục địa và vị trí địa lý nên vào mùa này ở đồng bằng Amazon không hình thành trung tâm áp cao mà trong nội địa phần phía bắc vẫn là trung tâm áp hạ. Trung tâm áp này có xu hướng dịch chuyển về phía bắc hơn thời kỳ mùa đông.
- Phần lớn lãnh thổ Nam Mỹ có mùa đông nhưng nền nhiệt phổ biến trên lục địa vẫn trên 20oC, ngoại trừ các miền núi cao Andes và cực nam, có nhiệt độ xuống dưới 0oC, băng tuyết phủ dày ở các miền đồi núi và ở các miền từ 40oN trở về nam.
Nhiệt độ trung bình tháng 1
+ 20oC
2.3 Thủy văn – Thổ nhưỡng
- Trên đồng bằng, sông chảy êm đềm, tạo thành nhiều khúc uốn và để lại nhiều khúc sông chết, nhiều đảo cát, nhiều hồ và đầm lầy.
- Phần lớn đồng bằng chưa được khai thác, dân cư rất thưa thớt, chủ yếu tập trung ven theo hai bờ, nhất là tại các nơi mà sông nhánh đổ vào sông chính
- Mạng lưới sông ngòi đầy nước và dày đặc, rừng rậm rạp ẩm ướt thường xanh
2.4 Sinh vật
- Thực vật phong phú có thể chia làm nhiều kiểu rừng khác nhau
- Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 lài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này. Khoảng 20 % loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96.660-128.843 loài động vật không xương sống chỉ tại mỗi Brasil
Thực vật
- Trên các bãi bồi thấp và trong đầm lầy(còn gọi là Igapô) mùa lũ rừng bị ngập trong thời gian dài - các loài cây chủ yếu là Imbabua(cecropia paranensis) là thành phần chính của rừng cao 10 – 15m có hệ thống rễ thở như cây bụi mọc. - - Ngoài ra còn liễu, lau sậy…Trong các đầm lầy còn có sen Victoria regia.
- Rừng xích đạo trên bãi bồi cao(Vacđêa antốt) phong phú hơn igapô vì chỉ bị ngập nước trong thời gian ngắn. Cây mọc rậm, cao tới 40 – 50m và có nhiều loài. Hay gặp là bông gòn, cây đỗ đỏ, các loài thuộc họ sung vả, ca cao, cao su……..
Thực vật
- Rừng xích đạo phát triển trên các đường phân thủy được gọi là êtê hay tera phinaroma là loại rừng phong phú nhất
- Ngoài các loài phổ biến ở rừng Vacđêa còn nhiều họ dừa, hồ đào Braxin
- Dưới tán rừng có nhiều dương xỉ, dứa, chuối, na.
Rừng đầm lầy và cây Imbabuê
Sen Victoria regia
Loài lan rừng Amazon
Rừng Amazon
Cây gỗ đỏ (Cacsalpinia echinata)
Động vật
- Động vật rừng Amazon rất phong phú. Ngoài các loài sống trên cây thì dưới đất còn có lợn rừng, thú ăn kiến, báo Mĩ, sư tử.
- Trong các sông và đầm lầy có nhiều cá sấu, baba, trăn nước( loài trăn Anaconđa dài 8m - nặng 150kg) Và rất nhiều cá
- Ở đây có tới 2000 loài cá (1/3 cá nước ngọt trên thế giới) Cá heo nước ngọt, cá pirarucu(dài 3m và nặng 200kg) cá pirania….
- Về mùa lũ sông làm ngập một diện tích lớn (700.000 km2) tạo điều kiện cho các loài cá sinh sôi nảy nở.
Loài cá Pirarucu
Cá heo nước ngọt Amazon
Loài báo Mĩ
Sư tử Mĩ
2)Đồng bằng Amazon là đồng bằng lớn nhất trên thế giới, và nơi đây cũng là lá phổi xanh của loài người.
- Điều kiện nơi đây nhìn chung có nhiều khó khăn do địa hình, khí hậu cũng như thủy văn – sinh vật không thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nên có rất ít người sinh sống ở đây.