Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1) Nội dung của 8 câu thơ trên: Tâm trạng buồn lo của Kiều
2) Để diễn tả thành công nội dung đó, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
3) Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
. - Nội dung của tám câu thơ: Diễn tả tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích trước thực tại phũ phàng của số phận.
b.- Bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong tám câu thơ là bút pháp tả cảnh ngụ tình.
c. Phân tích: Tâm trạng buồn lo của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích
- Điệp từ “buồn trông” khởi đầu cho 4 cặp lục bát đã tái hiện nỗi buồn triền miên man bao trùm tâm hồn nhân vật, thấm sâu vào cảnh vật.
- Đó là nỗi buồn cho thân phận lênh đênh, nổi chìm giữa dòng đời của Thúy Kiều:
+ Tạo dựng sự tương phản:
Không gian cửa biển lúc triều dâng >< Cánh buồm thấp thoáng, nhạt nhòa; cánh hoa tàn lụi man mác trôi trên dòng nước.
-> Tô đậm cái nhỏ bé, bơ vơ của cánh buồm, bông hoa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: “thuyền ai”, “hoa” -> ẩn dụ cho thân phận của Thúy Kiều đang trôi dạt giữa dòng đời.
+ Câu hỏi “về đâu” -> sự lạc lõng, mất phương hướng, không biết sẽ đi đâu về đâu của nàng.
+ Thời gian “chiều hôm” lại càng làm cho nỗi buồn thân phận thêm sâu sắc.
- Là cảm giác cô đơn, lẻ loi khi đối diện với không gian mặt đất quanh lầu Ngưng Bích.
+ Hình ảnh: “nội cỏ”, “chân mây”, “mặt đất” -> cái vô cùng, vô tận của đất trời.
+ Từ láy “rầu rầu”: nhân hóa nội cỏ, vẽ lên một vùng cỏ cây vẻ ủ rũ, héo tàn -> gợi sự tàn úa, u buồn của lòng người.
+ Từ láy “xanh xanh”: gợi sắc xanh nhạt nhòa của nội cỏ, mặt đất chân mây; sắc xanh như che phủ, chia cắt tất cả.
=> Từ ngữ, hình ảnh cho thấy dẫu có kiếm tìm nhưng dường như trong vũ trụ bao la này Thúy Kiều không thể tìm được một dấu hiệu thân quen nào, một hơi ấm nào.
=> Đối diện với một không gian như vậy Thúy Kiều càng thấm thía hơn bao giờ hết sự nhỏ nhoi, đơn độc của mình.
- Nỗi trơ trọi, hãi hùng:
+ Thiên nhiên dữ dội và đầy biến động: gió giận dữ cuốn mặt duềnh, sóng ầm ầm vỗ ào ạt khi thủy triều lên.
+ Thậm chí, Kiều cảm giác những đợt sóng dữ dội kia đang bủa vây, kêu réo ngay bên mình.
+ Thiên nhiên là ẩn dụ cho dự cảm về những biến cố kinh hoàng sắp sửa ập xuống cuộc đời nàng. Những con sóng của số phận đang bủa vây, đe dọa người con gái lẻ loi, đơn độc nơi đất khách này.
-> Linh cảm trước tương lai khiến Thúy Kiều càng lo sợ, hãi hùng.
= > 8 câu cuối cảnh được miêu tả theo trình tự: xa -> gần, màu sắc: nhạt -> đậm, âm thanh: tĩnh -> động.
Tổng kết:
- Nỗi buồn đau, lo âu, kinh sợ chồng chất trong lòng Thúy Kiều.
- Sự mong manh, lẻ loi, trôi dạt, bế tắc trong thân phận nàng.
- Sự tuyệt vọng, yếu đuối nhất.
Cái này cj cx ko chắc lắm, thấy nó hơi lạ
a, Phong cách ngôn ngữ rất hợp với giới trẻ(ko biết nói sao cho hợp-.-), mang tính giáo huấn các thanh niên ăn chơi hiện nay
b, BPTT: Ẩn dụ(thánh đường: chỉ sự lương thiện, sở thú: chỉ những cái xấu)
Nguyễn Du là đại thi hào nổi tiếng của dân tộc Việt Nam, là cha đẻ của kiệt tác “Truyện Kiều” để đời cho nhân loại. Ông đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng truyện thơ, thúc đẩy thể loại này phát triển. Với “Truyện kiều”, Nguyễn Du đã mang một hơi thở mới cho văn học trung đại Việt Nam. Lần đầu tiên, chúng ta bắt gặp một câu chuyện đời, chuyện người được diễn tả trọn vẹn bằng 3254 câu thơ lục bát, không câu nào trùng với câu nào. Với việc vận dụng thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, Nguyễn Du đã kể cho người đọc nghe câu chuyện về tài nữ Thuý Kiều - một kiếp hồng nhan bạc phận. Kiều là một cô gái con nhà vương giả, có mối nhân duyên trời định với chàng Kim. Do bị hãm hại, gia đình kiều gặp nạn, kiều phải bán mình chuộc cha, để rồi từ đó cô rơi vào kiếp lầu xanh đầy tủi nhục, bẽ bàng. Trải qua biết bao thăng trầm, qua tay biết bao nam tử, cuối cùng kiều cũng chẳng tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho chính mình. Cô đành lỡ mất mối duyên với Kim Trọng, để lại cho người đời câu chuyện đầy xót thương cho một kiếp người. Có thể nói, với “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thực sự thành công và để lại tiếng vang lớn trong lịch sử văn học nước nhà.
Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:
- Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…
- Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…
- Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…
1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)
1 số phương ngữ Trung (miền Trung)
1 số phương ngữ Nam (miền Nam)
@danghackgamekirito ( chủ )
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào?
- Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm '' Bài thơ của tiểu đội xe không kính ''
- Của tác giả '' Phạm Tiến Duật ''
2. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
Hoàn cảnh sáng tác: Viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang vô cùng ác liệt. Bài thơ in trong tập Vầng trăng - Quầng lửa, là một trong những bài thơ để lại ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và những người lính cụ Hồ nói chung.
3. Từ “chông chênh” trong câu thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy” thuộc loại từ nào? Hãy giải thích nghĩa của từ “chông chênh”.
'' Chông chênh ” là một từ láy giàu giá trị gợi tả, gợi cảm. Từ “ chông chênh ” gợi tả tư thế không thăng bằng, không chắc chắn, không vững chãi, gợi sự nguy hiểm của người lính trên đường lái xe ra tiền tuyến.
4. Cảm nhận của em về hai câu thơ:
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Những hình ảnh sinh hoạt, nghỉ ngơi ngắn ngủi nhưng tâm hồn người chiến sĩ không vì thế mà nhụt chí, ngược lại, họ còn rất mạnh mẽ và kiên định, không gì lung lay nổi.
Hai câu thơ gợi nên sự chông chênh trên con đường gập ghềnh mà những người lính phải vượt qua. Nhưng ý chí chiến đấu, khí phách, nghị lực kiên cường, định kiến vượt lên tất cả.
Nhịp thơ đều đều 2/2/3 gợi lên sự bền bỉ trên từng cung đường của những người lính. Hình ảnh trời xanh thêm yên bình cũng tô đậm thêm niềm tin về ngày chiến thắng, về công bằng của những người chiến sĩ chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc.
câu 1:
Nguyễn Huệ, vị chiến tướng dùng kỳ mưu hạ thành Phú Xuân. Nguyễn Huệ, vị thống tướng đã tiêu diệt ba vạn quân Xiêm xâm lược tại Rạch Gầm - Xoài Mút trong một trận thủy chiến trời long đất lở. Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải đã đạp đổ ngai vàng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài rồi kết duyên cùng công chúa Ngọc Hân làm chấn động Bắc Hà. Nguyễn Huệ- vua Quang Trung đã tiêu diệt 29 vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử.
Đọc Hồi thứ 14 " Hoàng Lê nhất thống chí", hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong tâm hồn ta bao ấn tượng không phai mờ.
Những tác giả- những người con ưu tú của dòng họ Ngô thì ở Tả Thanh Oai đã mượn lời nói của những cung nhân cũ từ phủ Trường Yên tâu với Thái Hậu, rất khách quan, để giới thiệu Nguyễn Huệ với sự tâm phục và kinh sợ. Vì là người ở phía bên kia, phe đối địch, nên đại từ " hắn" mà người cung nhân này dùng để chỉ Nguyễn Huệ cũng chẳng hề làm mờ đi bức truyền thần vị chiến tướng trăm trận trăm thắng.
"Không biết rằng, Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam, không ai có thể lường biết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn, không một người nào dám nhìn thẳng vào mặt hắn. Thấy hắn trỏ tay, đưa mắt là ai nấy đã phách lạc hồn xiêu, sợ hắn hơn sợ sấm sét."
Nên biết rằng lúc bấy giờ, Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh đã đóng chật Thăng Long, coi nước ta chỉ là quận huyện của chúng, Lê Chiêu Thống đã được Thiên triều cho làm An Nam quốc vương, nhưng với cái nhìn sắc sảo, người cung nhân cũ đã chỉ ra sự bại vong tất yếu của bọn cướp nước và bè lũ bán nước: "E rằng chẳng bấy lâu nữa, hắn lại trở ra,, tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?" Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm 1789 đã cho thấy lời nói ấy là một dự báo linh nghiệm, một chân lí lịch sử rất hùng hồn.
Nguyễn Huệ là một con người " biết nghe và quyết đoán". Ngày 24 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788) nhận được tin cáo cấp do Nguyễn Văn Tuyết đưa vào, Nguyễn Huệ "giận lắm" định "cầm quân đi ngay" nhưng trước lời bàn "hãy chính vị hiệu", ông đã nghe theo để " giữ lấy lòng người" rồi mới xuất quân đi đánh dẹp cõi Bắc. Việc đắp đàn ở núi Bân, tế Trời Đất, thần Sông, thần Núi, lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung đã chứng tỏ cái tầm nhìn chiến lược của người anh hùng áo vải khi Tổ Quốc đứng trước họa xâm lăng.
Cứu nước như cứu lửa. Ngày 25 còn ở Thuận Hóa thế mà 29 đã hành quân tới Nghệ An : gặp cống sĩ Nguyễn Thiếp, mộ thêm một vạn tinh binh, tổ chức duyệt binh lớn và truyền hịch đánh giặc cứu nước để kích thích chí khí tướng sĩ và ba quân "đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn", nghiêm khắc cảnh cáo những kẻ "ăn ở hai lòng ... sẽ bị giết ngay tức khắc", vạch trần thói tàn bạo tham lam của người phương Bắc để kích thích lòng căm thù, kêu gọi tướng sĩ noi gương Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ ... để quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
Chỉ hơn một ngày đêm, Nguyễn Huệ đã kéo quân ra tới Tam Điệp hội sưu với cánh quân của Đại tư mã Ngô Văn Sở. Ông ra lệnh cho tướng sĩ ăn tết trước, hẹn đến mùng 7 vào Thăng Long sẽ mở tiệc ăn mừng, rồi chia đại quân thành năm đạo binh lớn " gióng trống lên đường ra Bắc".
Nguyễn Huệ thật "lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân." Ông đã lấy yếu tố bất ngờ để đánh thắng giặc : bắt sống toàn bộ quân giặc do thám ở sông Thanh Quyết và đồn Hà Hồi, bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi, hàng vạn giặc bị giết " thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối". Tại đầm Mực làng Quỳnh Đô, giặc Thanh bị hợp vây, " quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp chết đến hàng vạn người." Trong khi đó, một trận "rồng lửa" đã diễn ra ác liệt tại Khương Thượng, xác giặc chất thành 12 gò cao như núi. Nguyễn Huệ đã tiến công như vũ bão, khác nào " tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên" làm cho Tôn Sĩ Nghị "sợ mất mật, ngữ không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp ... nhằm hướng Bắc mà chạy." Trưa mùng 5, Nguyễn Huệ và đại quân đã kéo vào Thăng Long trước kế hoạch hai ngày.
Nhãn quan quân sự - chính trị của Nguyễn Huệ vô cùng sâu rộng và sáng suốt. Trên đường tiến quân đánh giặc Thanh, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm " người khéo lời lẽ" để "dẹp nỗi việc binh đao", đem lại "phúc cho dân."
Chiến thắng Đống Đa năm Kỉ Dậu (1789) là một trang sử chống xâm lăng vô cùng chói lọi của dân tộc ta. Nó thể hiện sức mạnh vô địch của lòng yêu nước và tinh thần quyết chiến quyết thắng giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Nó đã dựng nên tượng đài tráng lệ, hùng vĩ người anh hùng áo vải – vua Quang Trung để dân tộc ta đời đời tự hào và ngưỡng mộ:
"Mà nay áo vải cờ đào,
Giúp dân dựng nước biết bao công trình"
("Ai tư vãn" – Ngọc Hân công chúa)
Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc. Nó làm cho trang văn " Hoàng Lê nhất thống chí" thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.
Câu 2: Câu đầu về Thúy Vân, câu sau về Thúy Kiều.
Tham khảo:
Câu 3:
Giống : Đều miêu tả những nét đẹp chung của mỗi người rồi mới đến vẻ đẹp riêng của họ
Khác :
- Về hình thức : 4 câu đầu dành cho Thúy Vân, 12 câu còn lại miêu tả về Thúy Kiều
- Về cách miêu tả : qua cách miêu tả, tác giả đã đoán được số phận của họ
+ Thúy vân : Khuôn trăng đầy đặn là gương mặt ngời sáng, tròn như vầng trăng. Theo quan niệm người xưa, người con gái có gương mặt như vậy là hạnh phúc sau này. Không chỉ vậy, nhan sắc của Thúy Vân còn đến thiên nhiên phải khiêm nhường
+ Thúy kiều : Đôi mắt như làn nước mùa thu, tuy trong những nhìn vào thì nổi bật sự u buồn. Thiên nhiên không khiêm nhường nhưng lại ghen bộc lộ rõ những bản tính của con người. Nhờ vậy, ta thấy được những sự bất hạnh trong cuộc đời của nàng, khúc đàn của nàng cũng đã bộc lộ điều đấy.
Câu 4:
Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên.
Câu hỏi 1. Bài nghị luận này phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đốì với đời sông con người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của bài nghị luận. Gợi ý - Tóm tắt hệ thông luận điểm: + Văn nghệ phản ánh thực tại khách quan, là nhận thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi lác phẩm văn nghộ lớn là một cách sống của tâm hồn, từ đó làm "thay đổi hắn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. + Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàn cảnh chiên đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc ta ở những năm đầu kháng chiến. + Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim. - Nhận xét về bố cục: Các luận điểm trong tiểu luận vừa có sự giải thích cho nhau, vừa được nôi tiếp tự nhiên theo hướng ngày càng phân tích sâu sức mạnh đặc trưng của văn nghệ. Nhan đề bài viết Tiếng nói của văn nghệ vừa có tính khái quát lí luận, vừa gợi sự gần gũi, thân mật. Nó bao hàm được cả nội dung lẫn cách thức, giọng điệu tiếng nói của văn nghệ. Câu hỏi 2. Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? Gợi ý - Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ là thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn, "chụp ảnh" nguyên xi thực tại ấy. Khi sáng tạo một tác phẩm, nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ riêng của minh. Nội dung của tác phẩm văn nghệ dâu chỉ là câu chuyện, con người như ở ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó. Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính nhân văn của nghệ sĩ. - Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho mỗi chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng đà rất quen thuộc. - Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm, nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem. Như thế, nội dung của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học xã hội khác như dân tộc học, xã hội học, luật học, lịch sử, địa lí,... Những bộ môn khoa học này khám phá, miêu tả và đúc kết bộ mặt tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Câu hỏi 3. Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? Gợi ý Qua dẫn chứng các tác phẩm, các câu chuyện cụ thể, sinh động, Nguyễn Đình Thi đã phân tích một cách thấm thìa sự cần thiết của văn nghẹ đối với con người: - Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn về phương diện tinh thần. "Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiêu toả lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người ta gặp, làm cho thay đổi hán mắt ta nhìn, óc ta nghĩ. - Trong những trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ càng là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần gũi. - Văn nghệ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta đẹp đẽ, đáng yêu, "đời cứ tươi" hơn. Trong cuộc đời lắm vất vả, cực nhọc, tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người lạc quan hơn, biết rung cảm trước cái đẹp và biết ước mơ hướng tđi những điều tốt đẹp. Câu hỏi 4. Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng cách nào mà có khả năng kì diệu đến vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường nào, bằng cách gì?) Gợi ý - Sức mạnh riêng của vãn nghệ bắt đầu từ nội dung của nó và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, do đó một tác phẩm lớn thường chứa chan tình cảm của người viết. Nghệ thuật là tư tưởng nhưng tư tưởng ở đây đã được nghẹ thuật hoá. Do đó, tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, năng nề, trừu tượng mà cụ thể, sinh động, lắng sâu, nhẹ nhàng và kín đáo bởi tư tưởng ấy được người nghệ sĩ trình bày qua hình tượng nghệ thuật, bằng những cảm xúc, nỗi niềm của con người. - Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu, ghét, vui, buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và nghệ sĩ. Tác phẩm văn nghệ lay động cảm xúc, đi vào nhận thứq, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm. "Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy". Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp con người tự nhận thức mình, tự hoàn thiện mình. Như vậy, văn nghệ thực hiện các chức năng của nó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền, sâu sắc. Câu hỏi 5. Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, đẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm, sự kết hợp giữa nhận định, lí lẽ với dẫn chứng thực tế,...). Gợi ý Vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi: - về bố cục của tiểu luận: chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt vấn đề một cách tự nhiên. - Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng sinh động được lấy từ thơ văn, từ đời sống thực tế để khẳng định thuyết phục các ý kiến, nhận định đưa ra, đồng thời cũng làm tăng thêm sức hấp dẫn cho tác phẩm. - Giọng văn chân thành, thể hiện được niềm say mê, bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ của người viết.
1)
Bài viết bao gồm các luận điểm như:
- Nội dung của văn nghệ
- Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người
- Con đường đến với người tiếp nhận , tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn nghệ.
- Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người.
Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục.
5)
- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lý, mọi vấn đề đều được dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn, cả trong văn chương cũng như trong đời sống.
- Giọng văn chân thành, say sưa, thể hiện những xúc cảm mạnh mẽ của người viết.
Truyện
|
- Bài học đường đời đầu tiên (trích "Dế Mèn phiêu lưu kí"); Sông nước Cà Mau (Trích "Đất rừng phương Nam"); Vượt thác (Trích "Quê nội"); Bức tranh của em gái tôi (Lớp 6); - Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Tôi đi học (Lớp 8); - Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lựơc ngà, Những ngôi sao xa xôi (Lớp 9).
|
Kí
|
- Cô Tô, Cây tre (Lớp 6); - Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi - V.Bằng, Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương (L7); - Trong lòng mẹ (Lớp 8).
|
Thơ
|
- Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa (L 6); - Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Tiếng gà trưa (L7); - Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, Ông đồ - V.Đ.Liên, Nhớ rừng, Quê hương, Tức cảnh Pác Bó, Vọng nguyệt, Tẩu lộ, Khi con tu hú (L 8). - Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Ánh trăng, Nói với con, Sang thu.
|
Nghị luận
|
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Sự giầu đẹp của tiếng Việt, Ý nghĩa văn chương (L7); - Thuế máu (L8); - Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (L9). |
Truyện
|
- Bài học đường đời đầu tiên (trích "Dế Mèn phiêu lưu kí"); Sông nước Cà Mau (Trích "Đất rừng phương Nam"); Vượt thác (Trích "Quê nội"); Bức tranh của em gái tôi (Lớp 6); - Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ, Tôi đi học (Lớp 8); - Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lựơc ngà, Những ngôi sao xa xôi (Lớp 9).
|
Kí
|
- Cô Tô, Cây tre (Lớp 6); - Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi - V.Bằng, Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương (L7); - Trong lòng mẹ (Lớp 8).
|
Thơ
|
- Lượm, Đêm nay Bác không ngủ, Mưa (L 6); - Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Tiếng gà trưa (L7); - Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, Ông đồ - V.Đ.Liên, Nhớ rừng, Quê hương, Tức cảnh Pác Bó, Vọng nguyệt, Tẩu lộ, Khi con tu hú (L 8). - Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Viếng lăng Bác, Mùa xuân nho nhỏ, Ánh trăng, Nói với con, Sang thu.
|
Nghị luận
|
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Sự giầu đẹp của tiếng Việt, Ý nghĩa văn chương (L7); - Thuế máu (L8); - Tiếng nói của văn nghệ, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (L9). |
Đáp án cần chọn là: C