K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc các đoạn văn, đoạn thơ sau và xác định phương thức biểu đạt chính của chúng:
1. “Đây là một nhạc cụ họ dây, chỉ gảy. Xưa kia chỉ dùng đệm cho hát ả đào. Đàn có bầu cộng hưởng hình thang, đáy lớn khoảng 25cm nằm phía trên, đáy nhỏ khoảng 22cm nằm phía dưới, hai cạnh bên khoảng 35cm, dày 7-9 phân. Mặt đàn bằng gỗ xốp, thường là gỗ cây ngô đồng, còn gắn thêm mảnh gỗ hình chữ U có lỗ để mắc gốc dây đàn. Cần đàn dài 1,2m, gắn 10-12 phím gọt bằng tre. Đàn đáy có ba dây bằng tơ xe, cách nhau một quãng bốn, ứng với nốt son-đô-fa. Tiếng đàn ấm, dịu và đục, đi với giọng nữ kết hợp tiếng phách tre hài hòa có khả năng thể hiện những cung bậc tinh tế của tình cảm.”
2. “Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.” 
3. “Gần trưa ông tôi tự đứng dậy đi men ra ngoài ngồi vào một cái chõng tre đặt bên mấy thau nước. Mẹ tôi cầm gáo từ từ giội, cũng có thể nói là tẩm nước lên khắp bờ vai và lưng ông, tấm lưng đóng vảy bóng như phủ bằng sáp, cũng không biết nên hiểu đấy là do tuổi già hay do ông lười tắm, vốn là một người ngại cả trời nóng, ngại cả trời rét, ông ít đi ra khỏi nhà, càng ít động đến nước và lửa. Nước trôi tuồn tuột từng gáo, từng gáo, cái vỏ mướp được kì thật mạnh vậy mà vẫn trượt đi, mấy lần tôi ngã dúi dụi, tấm lưng nhẵn như da rắn không thấm nước làm tôi hoang mang vì thấy mình bất lực, còn ông tôi thì cười khò khè…”
4.“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ,

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi.

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

5. “Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già”

6. “ – Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

- Ô! Cô còn quên chiếc mùi xoa này!

Anh thanh niên vừa vào, kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư nhếch mép, mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.”

7. Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm, bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được đầy giỏ, Cám bảo chị:

                             Chị Tấm ơi, chị Tấm!

                             Đầu chị lấm

                             Chị hụp cho sâu

                             Kẻo về dì mắng.

          Tấm tưởng thật, hụp xuống thì Cám trút hết giỏ tôm tép của Tấm vào giỏ mình, rồi chạy về nhà trước. (Tấm Cám)

8. Trăng đang lên, mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững bên bờ sông thành một khối tím thẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ cát. (Khuất Quang Thụy)

9. Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi vì chỉ có học tập văn hóa và rèn luyện thân thể, bởi chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành người tài giỏi trong tương lai. (Trích tài liệu hướng dẫn đội viên)

10.     Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông (Ca dao)

 11.     Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen  nhị vàng

          Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn (Ca dao)

12. Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa, sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu

          Người nhà lí trưởng sẫn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. (Ngô Tất Tố)

 

13. Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả một đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ” (O Hen-ri)

14. Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…” (Thông tin về ngày trái đất năm 2000)

 

15. Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ… (Vũ Tú Nam)

 

16.“Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)

 

17. “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực sự là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua.” (La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp)

 

18. “Huống gì thành Đại la, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng vào ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.”

 

19. Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chừ và chấm dứt ớ câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lừng, thanh và vân, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

 

20. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

      Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

     Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

      Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

21. Điều 5.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

          Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu nhân dân, dung túng, bao che cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

 

22. Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blog của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: “Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem tivi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê,nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự...thế giới cùng anh em chiến hữu...“. Bất chợt giật mình,hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ,thèm tiếng cười của bố,thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

0
" Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui, buồn biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam cho tới lúc hết cuộc...
Đọc tiếp

" Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui, buồn biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám. "

                                                            (Các bạn trẻ đến với âm nhạc, Phạm Tuyên)

 a, Xác định phương thức biểu đạt trong đonạ trích trên

 b, Xác định chủ đề của đoạn trích trên. Tác giả đã sử dụng dẫn những chứng gì để thuyết phục người nghe, người đọc?

1

a, Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Nghị luận

b,1. Chủ đề chính của đoạn văn: Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người

   2. Tác giả đã dùng những dẫn chứng:

- Thời gian: Từ lúc bé đến khi từ biệt cõi đời.

- Lời hát: Từ lời ru dành cho em bé của mẹ đến những bài đồng dao khi đã trưởng thành và đi lao động kiếm tiền cho đến khi mất đi.

- Không gian: Thôn xóm đến thành thị.

=> Lời hát luôn song hành cùng thời gian và không gian để chứng rằng Âm nhạc là nghệ thuật

18 tháng 2 2021

Cảm ơn bạn nhìu

 

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “ Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui, buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“ Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời.
Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Lớn lên với
những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui,
buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam cho
tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn
đưa đám. ”

(Các bạn trẻ đến với âm nhạc, Phạm Tuyên)

a. Đoạn văn trên có phải là văn nghị luận hay không ? Vì sao ?
b. Xác định câu chủ đề (luận điểm) của đoạn văn trên. Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn
chứng gì để thuyết phục người đọc (người nghe)?

Giúp nha Ò v Ó

Cảm ơn nhiều ≥^≤

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Khi con biết đòi ănMẹ là người mớm cho con muỗng cháoKhi con biết đòi ngủ bằng tiết tấuMẹ là người thức hát ru câuBầu trời trong con ngày một xanh hơnLà khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạcMẹ đã thành hiển nhiên như Trời – ĐấtNhư cuộc đời, không thể thiếu trong con.Nếu như con đi một vòng quả đất trònNgười mong con mỏi mòn vẫn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo
Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu
Mẹ là người thức hát ru câu
Bầu trời trong con ngày một xanh hơn
Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc
Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất
Như cuộc đời, không thể thiếu trong con.
Nếu như con đi một vòng quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn vẫn không ai ngoài mẹ
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần khi con trẻ lớn lên.
Mẹ là người đã cho con cái tên riêng.
Trước cả khi con bật lên tiếng “Mẹ”.
Mẹ! Cái tiếng gọi mà từ khi bập bẹ đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!

(Trích “Ngày xưa có mẹ” – Thanh nguyên)
1.Xác định thể thơ? PTBĐ chính?
2.Chỉ rõ biện pháp tu từ nổi bật nhất có trong đoạn thơ?
3.Xét về cấu tạo, hai câu thơ sau thuộc kiểu câu gì?

Mẹ!
Có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc!
4.Cảm nhận của em về nội dung của đoạn thơ, bằng 1 đoạn văn ngắn tử 3-5 câu.

0
Cho đoạn văn: Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị,...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn:

Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.

a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Vì sao?

b. Tìm luận điểm của đoạn văn.

c. Chỉ rõ các luận cứ được sử dụng để làm rõ luận điểm. Nhận xét?

d. Cho biết phương pháp lập luận của đoạn văn?

Các bạn giúp mình với ạ!!!

1
12 tháng 4 2020

a, PTBD: Tự sự

b, Luận điểm: ''Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời.''

c, Các luận cứ:

em bé được mẹ hát ru

các bài hát đồng dao, điệu hò lao động, điệu hò lao động, khúc tình ca, điệu hò, điệu kèn

7 tháng 1 2021

Cảm ơn bạn nhiều!

“ Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé sẽ được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui, buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam cho tới hết...
Đọc tiếp

“ Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc

từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé sẽ được ôm ấp trong lời ru nhẹ

nhàng của mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những

điệu hò lao động, những khúc tình ca vui, buồn với biết bao sinh hoạt nghệ

thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam cho tới hết cuộc đời

vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa

đám”.

( Các bạn trẻ đến với âm nhạc – Phạm Tuyên).

a. Đoạn văn trên có phải đoạn văn nghị luận không ?

b. Xác định câu chủ đề trong đoạn văn trên ? Tác giả đã dùng những dẫn

chứng gì để thuyết phục người đọc, người nghe ?

GIÚP MÌNH VỚI!!!!!!!

1
13 tháng 2 2020

a) Phải.

b) Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người.

Tác giả đã dùng những dẫn chứng:

Thời gian: Từ lúc bé đến khi từ biệt cõi đời.

Lời hát: Từ lời ru dành cho em bé của mẹ đến những bài đồng dao khi đã trưởng thành và đi lao động kiếm tiền cho đến khi mất đi.

Không gian: Thôn xóm đến thành thị.

=> Lời hát luôn song hành cùng thời gian và không gian để chứng rằng Âm nhạc là nghệ thuật luôn gắn bó với con người.

Không chỉ âm nhạc mà cả thơ ca là nghệ thuật luôn trường tồn theo thời gian và là yếu tố không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.

Liên hệ: Raxum- Zam ra tốp

" Khi còn nhỏ thơ giống như người mẹ

Khi lớn lên thơ lại hóa người yêu

Khi về già thơ sẽ là con gái

Lúc từ giã cuộc đời, kỉ niệm hòa thơ lưu"

14 tháng 2 2020

cảm ơn bạn nhiều

Âm nhạc là nghệ thuân gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao; trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn, vơi sbieets bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Namta, cho tới lúc hết...
Đọc tiếp

Âm nhạc là nghệ thuân gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao; trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn, vơi sbieets bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Namta, cho tới lúc hết đời vẫn còn tiếng nhạc văng vẳng theo với những điệu hò đưa linh hồn hay điệu kèn đưa đám.

Câu 1: Đoạn văn trên phù hợp với vấn đề nghị luận nào

Câu 2: Xác định luận điểm của đoạn văn trên

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu bày tỏ ý kiến của mình về âm nhạc với cuộc sống con người

help me !!!!! lm ơn giúp mk với đi

1
28 tháng 2 2020

Câu 1:vấn đề nghị luận

Có thể thấy rõ, đoạn văn này là một đoạn văn nghị luận, ở đoạn văn này, nhạc sĩ Phạm Tuyên nêu lên ý kiến của mình về sự gắn bó giữa âm nhạc với con người.

Câu 2:Luận điểm

Ý chính được làm sáng tỏ là : “Âm nhạc gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ tới lúc từ biệt cuộc đời”.

Câu 3: BÀI LÀM

. Để thuyết phục người đọc điều ấy, nhạc sĩ đã đưa ra dẫn chứng : cả cuộc đời một con người lúc nào cũng gắn bó với âm nhạc.

– Lúc sinh ra : Có lời ru của mẹ.

– Lớn lên : Hát đồng dao.

– Trưởng thành : Hò lao động và những khúc tình ca vui buồn.

– Lúc chết : Có điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám.

Xong rồi đấybanh

III. Phần tập làm văn: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “ Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui, buồn với biết bao sinh hoạt nghệ...
Đọc tiếp

III. Phần tập làm văn:
Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“ Âm nhạc là nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời.
Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ. Lớn lên với
những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui,
buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị, người Việt Nam cho
tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn
đưa đám. ”

(Các bạn trẻ đến với âm nhạc, Phạm Tuyên)

a. Đoạn văn trên có phải là văn nghị luận hay không ? Vì sao ?
b. Xác định câu chủ đề (luận điểm) của đoạn văn trên. Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn
chứng gì để thuyết phục người đọc (người nghe)?

HELP MEEEEEE!!!! Ó ^ Ò

Cảm ơn trước a

0
Âm nhạc là nghệ thuân gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao; trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn, vơi sbieets bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Namta, cho tới lúc hết...
Đọc tiếp

Âm nhạc là nghệ thuân gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới lúc từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời, em bé đã được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của mẹ; lớn lên với những bài hát đồng dao; trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn, vơi sbieets bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Namta, cho tới lúc hết đời vẫn còn tiếng nhạc văng vẳng theo với những điệu hò đưa linh hồn hay điệu kèn đưa đám.

Câu 1: Đoạn văn trên phù hợp với vấn đề nghị luận nào

Câu 2: Xác định luận điểm của đoạn văn trên

Câu 3: Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu bày tỏ ý kiến của mình về âm nhạc với cuộc sống con người.

0
1.Nhu cầu biểu cảm của con người.Đọc các câu ca dao và trả lời câu hỏi:- Thương thay con quốc giữa trờiDầu kêu ra máu có người nào nghe.- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.- Thân em như chẽn lúa đòng đòng,Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.Người ta đã thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì trong các câu ca dao...
Đọc tiếp
1.Nhu cầu biểu cảm của con người.
Đọc các câu ca dao và trả lời câu hỏi:
- Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng,
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Người ta đã thổ lộ tình cảm, cảm xúc gì trong các câu ca dao trên? Thổ lộ như vậy để làm gì?Theo em, khi nào thì con ngừoi cảm thấy cần làm văn biểu cảm ? Trong thư từ gửi cho người thân hay bạn bè, em có thường biểu lộ tình cảm không ?Bộc lộ như vậy để làm gì?
2. 
Đọc hai đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:
(1) Thảo thương nhớ ơi! Mới ngày nào Thảo còn ngồi chung một bàn với Hồng, Minh, Ngọc, thế mà nay Thảo đã theo cha mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh, để cho bọn mình xiết bao mong nhớ. Thảo có nhớ những lần chúng mình cùng dạo Hồ Tây, cùng chơi Thủ Lệ, cùng tham quan Ao Vua? Thảo có nhớ một lần mình ốm dài, Thảo chép bài cho mình?
(Bài làm của học sinh)
(2) Trên đài, một người con gái nào đó vừa hát một bài dân ca của đất nước ta trong đêm khuya. Bây giờ tất cả im lặng rồi, giọt sao ngoài khung cửa đọng lại, đứng im, không nháy nữa, đêm đã đi vào chiều sâu, mà vẫn còn nghe âm vang mãi giọng hát của người con gái lúc nãy. Một giọng hát dân ca, ngân nga bát ngát như cánh cò trên đồng lúa miền Nam chạy tới chân trời, có lúc rụt rè, e thẹn như khoé mắt người yêu mới gặp, có lúc tinh nghịch, duyên dáng như những đôi chân nhỏ thoăn thoắt gánh lúa chạy trên những con đường làng trộn lẫn bóng tre và bóng nắng... Có lẽ không phải là một người con gái đã hát trên đài. Đó chính là quê hương ta đang lên tiếng hát. Tiếng ngân nga dội lên từ lòng đất, ở trong đó một góc vườn có đôi cây sầu đông và một giàn bầu đong đưa quả nặng, một ngày đã xa, mẹ ta đã chôn nhúm rau của ta thủa ta mới lọt lòng. Đó là tiếng ngân của mặt đất, của dòng sông, của những xóm làng và những cánh đồng sau một ngày lao động và chiến đấu.

   (Nguyên Ngọc, Đường chúng ta đi)

a) Cho biết chúng biểu đạt những gì? Hãy so sánh nội dung biểu đạt của hai đoạn văn này với nội dung biểu đạt của văn tự sự và miêu tả.

b) Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc, trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên, em có tán thành với ý kiến đó không?
c) Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc ở 2 đoạn văn trên?

Mình cần câu trả lời gấp ạ!!

khocroikhocroi


 
2
25 tháng 9 2016

Hỏi đéo ai thèm giúp 

25 tháng 9 2016

 

 

 

 

 

lý thuyết chỗ nào cũng chỉ có gợi ý