Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi
Cũng tìm hiểu sự khác biệt giữa thơ và văn xuôi, một nhà phê bình văn học đưa ra một cái nhìn rộng rãi, trích dẫn nhiều tài liệu nước ngoài hơn. Dưới đây, tôi xin tóm lược một số ý chính: Trên phương diện tinh thần, “thơ là nguồn cảm thông chung của nhân loại” (Hegel). Về cấu trúc, “thơ là một ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung của loài người” và làm thơ tức là làm thế nào cho “ngôn ngữ trở thành một tác phẩm nghệ thuật” (Paul Valéry).
Về phương diện ngữ học, “thơ là ngôn ngữ trong chức năng thẩm mỹ của nó” (Jakobson). Nói như thế, không có nghĩa các triết học, nhà phê bình, nhà ngữ học trên đây đã định nghĩa thơ. Vì thơ, cũng như trí thông minh hay Thượng đế… là những ý niệm khó định nghĩa. Người ta chỉ có thể nhận diện: Đâu là thơ? Đâu chỉ là những câu văn vần? Và muốn nhận diện, trước hết phải tìm hiểu một số tính chất căn bản của thơ. Thế kỷ 18, Giambattista Vico, triết gia và là một trong những người khai phá khoa học nhân văn và đi tiên phong trong ngữ học hiện đại, đã có những tìm tòi cặn kẽ về bản chất thi ca và gần đây hơn, Jean Paul Sartre cũng đưa ra những luận điểm kề cận. Vico cho rằng đặc tính căn bản của thơ là “gán ý nghĩa và nhiệt tình cho những vật vô tri vô giác và là một đặc tính của nhi đồng”. Theo ông, hai tính chất ấy-thuộc phạm vi triết học và ngữ học-xác nhận cho chúng ta tin rằng những người thuở sơ khai trên trái đất phải là những nhà thơ có tài. Giả thuyết này giải thích tại sao những tác phẩm đầu tiên của nhân loại còn lưu lại đến ngày nay là những tập thơ: Kinh Thi và Iliade. Trẻ con hay hỏi “Cái này là cái gì?”, “Cái này làm bằng gì?”. Triết học, nguồn cội của sự hiểu biết, cũng bắt nguồn từ việc muốn giải đáp những câu hỏi đơn giản nhất trong trí óc con người như “Cái này là cái gì?”, “Cái này làm bằng gì?”. Sang thơ, nếu chúng ta đọc những câu ca dao sau đây:
Giã ơn cái cối, cái chày
Nửa đêm gà gáy, có mày có tao
Giã ơn cái cọc cầu ao
Nửa đêm gà gáy có tao có mày
Thì cái cối, cái chày, cái cọc, con trâu (sic) đã trở thành bầu bạn, thành người, hay ít nhất, một bộ phận nào đó trong con người. Tại sao lối “đối thoại” trên đây lại là một đặc tính của nhi đồng? Vì trẻ con ưa nói chuyện với chó, mèo hay nắm lấy những vật bất động mà chơi, “giao thiệp” với những vật ấy như con người, tạo một đời sống tinh thần linh động cho mọi sinh vật và tĩnh vật.
Tuy lối nói của nhà thơ tựa như lối xử sự của trẻ thơ, nhưng không có nghĩa là trẻ con biết làm thơ: nhà thơ, với cách nói đặc biệt, sáng chế ra một loại “thần thoại” ở đó muôn loài đều bình đẳng, giống như trẻ con “đối thoại” với muôn loài. Nhưng muốn sáng tạo, thi nhân còn phải làm hơn nữa: ngoài tri thức và kinh nghiệm sống, nhà thơ còn phải tạo dựng kỹ thuật thi ca.
Phân tích hành trình kỹ thuật đó, Sartre trong Qu’est-ce que la littérature cho rằng thi nhân “dùng chữ như dùng đồ vật mà không dùng chữ như dấu hiệu” (Les mots comme des choses et non comme des signes).
Khi viết “nhà thơ coi chữ như đồ vật chứ không coi như những dấu hiệu” {…}, Sartre đã đối lập hai lĩnh vực thơ văn: chữ trong văn xuôi là những dấu hiệu để chỉ định, diễn tả. Chữ trong thơ là “đồ vật” (chose) tức là một Thể hoàn tất. Chức năng ngữ học của văn xuôi là định danh và biểu đạt, và chức năng ngữ học của thơ là khơi gợi trí tưởng tượng.
Về phong cách, nhà văn dùng ngôn ngữ để giải thích, kể lể… Nhà thơ để ngôn ngữ tiếp xúc trực tiếp với chúng ta, giống như họa sĩ để bức tranh mặc sức “nói chuyện” với người xem, nhạc công buông âm giai tự do “đi vào” thính giả; cũng như miếng đá ong xù xì trên kia quyến rũ ta, có thể vì nó gợi lại trong ta một dĩ vãng xa xôi nào đó, đẵm trong tiếng võng cót két của chị Thắm ru con bên giếng nước “nhà đồi” dựng trên “đất đá ong khô nhiều ngấn lệ”.
Cho nên, cuối cùng thơ hiện ra dưới một Thể hoàn bị, khác biệt với văn và rất gần với những ngành nghệ thuật tạo âm và tạo hình khác như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, kịch nghệ, v.v..
Về mặt cấu trúc, văn lấy ý nghĩa làm biểu tượng, thơ gợi trí tưởng tượng bằng hình ảnh, và nói rằng thi nhân tạo linh hồn cho vạn vật còn có nghĩa là trên phương diện ngữ học và trong kỹ thuật thi ca, nhà thơ đã làm một phép tu từ để tạo hình: đó là ẩn dụ (métaphore), và ẩn dụ là cấu trúc cơ bản trong ngôn ngữ thơ
thơ viết dưới dạng giống như những câu ca dao tục ngữ
văn viết 1 hoặc nhiều đoạn hết một câu thì chấm và nó được viết rất là dài không giống như thơ
Nội dung so sánh | Các quốc gia cổ đại phương Đông | Các quốc gia cổ đại phương Tây |
---|---|---|
Điều kiện tự nhiên | - Ven các con sông lớn, có đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp - Nguồn nước dồi dào đủ cho việc sản xuất và nước dùng trong sinh hoạt, cung cấp nguồn thủy sản và là đường gia thông quan trọng của đất nước | - Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, thuận tiện cho giao thông đường biển - Đất đai thích hợp để trồng nho, ôliu |
Kinh tế | - Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, gắn liền với công tác thủy lợi | Nền kinh tế công thương, mậu dịch hàng hải phát triển , giữ vai trò chủ đạo - Ngành nông nghiệp là thứ yếu |
Thể chế chính trị | Chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền | Bộ máy nhà nước là bộ máy của quý tộc, chủ nô mang tính dân chủ chủ nô hay cộng hòa quý tộc |
Xã hội | Có hai giai cấp thống trị (vua, quý tộc, quan lại) và bị trị(nông dân, thợ thủ công, nô lệ) -> đối kháng nhau | Có hai giai cấp cơ bản và đối kháng nhau: chủ nô và nô lệ |
Thành tựu văn hóa tiêu biểu | - Sáng tạo ra nông lịch (1 năm có 365 ngày, 12 tháng) - Sáng tạo ra chữ tượng hình, tượng ý - Toán học: tính được số pi =3,16; các công thức tính dện tích hình tròn, tam giác…; phát minh ra số 0 - Kiến trúc: xây dựng Kim tự tháp ở Ai Cập , thành Babilon ở Lưỡng Hà… | Sáng tạo ra lịch - Hệ chữ cái Latinh - Số La Mã - Toán học: các định lí nổi tiếng: Ta lét, Pitago,… - Văn học: các tác phẩm nổi tiếng như Iliat và Ôđixê - Nghệ thuật: Tượng nữ thần Atena, đấu trường Rô ma, tượng thần vệ nữ Milo… |
câu 1:- Đới nóng (nhiệt đới):
+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
+ Lượng nhiệt: trung bình.
+ Lượng mưa: 500-1000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
- Đới nóng (nhiệt đới):
+ Vị trí: nằm giữa hai chí tuyến.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm lớn, thời gian chiếu trong năm chênh lệch không nhiều.
+ Lượng nhiệt: nóng quanh năm.
+ Lượng mưa: từ 1500mm đến trên 2000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tín phong.
- Ôn đới (đới ôn hòa):
+ Vị trí: từ 23 độ 27'B đến 63 độ 33'B; từ 23 độ 27'N đến 63 độ 33'N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng chênh lệch rõ rệt.
+ Lượng nhiệt: trung bình.
+ Lượng mưa: 500-1000mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Tây ôn đới.
- Hàn đới (Đới lạnh)
+ Vị trí: từ 63 độ 33'B đến 90 độ B; từ 63 độ 33'N đến 90 độ N.
+ Góc chiếu và thời gian chiếu sáng: góc chiếu quanh năm nhỏ, thời gian chiếu có sự dao động lớn.
+ Lượng nhiệt: lạnh quanh năm.
+ Lượng mưa: dưới 500mm.
+ Gió: thường hoạt động là gió Đông cực.
2 trang ?? Uầy, hack não à =))) Đó giờ còn chưa từng bị bắt phải viết 2 trang
1.
- Giống nhau :
+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian.
+ Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
+ Có nhiều chi tiết ( mô tả ) giống nhau : Sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những khả năng phi thường.
- Khác nhau :
+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật ( mặc dù có những chi tiết tưởng tượng kì ảo )
+ Truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác,... Được cả người kể lẫn người nghe tin coi là không có thật ( mặc dù có những yếu tố thực tế )
a1 là cụm danh từ
a2 là từ ghép
b1 là danh từ
b2 là từ ghép
c1 là từ ghép
c2 là danh từ
nhận xét mk ko bít
mk cũng đang cần hỏi câu này
Từ ghép là từ có hơn hai tiếng (xét về cấu tạo) và các tiếng tạo nên từ ghép đều có nghĩa (xét về nghĩa). Từ ghép có hai loại: ghép chính phụ và ghép đẳng lập
1. Trong từ ghép chính phụ, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên gọi là tiếng chính, tiếng đứng sau gọi là tiếng phụ. Từ một tiếng chính ta có thể tạo nên vô số từ ghép.
VD: vói tiếng chính là "Cá" ta có thể tạo ra vô số từ ghép: cá rô, cá lóc, cá lòng tong, cá mòi, cá sấu, ...
2. trong từ ghép đẳng lập các tiếng ngang nhau về nghĩa: áo quần, thầy cô, anh em, ...
=> Tóm lại, từ ghép là những từ mà mỗi tiếng tạo nên nó đều có nghĩa.
II. TỪ LÁY.
Từ láy là từ tạo nên từ hơn hai tiếng, tiếng đứng ở vị trí đầu tiên là tiếng gốc (thường thì tiếng gốc có nghĩa) và tiếng đứng sau láy lại âm hoặc vần của tiếng gốc. Từ láy cũng có hai loại: láy hoàn tòan (lặp lại cả âm lẫn vần của tiếng gốc: đo đỏ, xanh xanh, rầm rập, ...) và láy bộ phận (chỉ lặp lại hoặc âm hoặc vần của tiếng gốc: xanh xao, rì rào, mảnh khảnh, le te, ...)
KẾT LUẬN: ta phân biệt được từ láy và từ ghép là dựa vào ý nghĩa và dấu hiệu: nếu các tiếng tạo nên từ mà mỗi tiền đều có nghĩa thì đó là từ ghép, còn các tiếng tạo nên từ chỉ có tiếng đầu tiên có nghĩa hoặc tất cả các tiêng không có nghĩa thì đó là từ láy. Chú ý: các từ râu ria, mặt mũi, máu mủ không phải là từ láy (vì mỗi tiếng đều có nghĩa) mặc dù chúng có tiếng sau láy lại âm của tiếng trưowsc.
Từ ghép thường được ghép bởi hai từ cụ thể CÓ NGHĨA thành một tổ hợp từ mới, có nghiã khái quát. Thí vụ: Nhà và Cửa là hai từ có nghĩa, chỉ một sự vật cụ thể (cái nhà và cái cưả). Từ ghép "Nhà cửa" chỉ một khái niệm khái quát. Tương tự, ta có rất nhiều : Đường Xá, Xe Cộ, Cưới Xin, Giỗ Chạp, Ngu Đần, Anh Minh ...
Từ láy thường được ghép từ một từ có nghiã, từ thứ hai VÔ NGHIÃ ghép vào theo cách láy âm, láy vần. Thí dụ: Vẽ Vời, Xinh Xắn, Mập Mạp, Bền Bỉ, Hăng Hái ...
VD: Từ láy :- Lung Linh ( là 2 tiếng ko có nghĩa ghép lại thành 1 từ có nghĩa )
Từ ghép : - Ánh sáng ( là từ mà có mỗi tiếng có nghĩa tạo ra nó )
* Hok tốt !
# Miu
P/s : Đây chỉ là ý kiến riêng của mình ( ko nhận gạch đá )
- Giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.
- Khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là:
- Phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm.
- Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nhũ.
1:
Quá trình tạo thành mây, mưa:
– Không khí bốc lên cao bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ tạo thành mây.
– Gặp điều kiện thuận lợi hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước to dần, rồi rơi xuống đất thành mưa.
ự phân bố lượng mưa trên Trái Đất:
– Trên Trái Đất, lượng mưa phân bố không đều từ xích đạo về 2 cực.
+ Nơi mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo (vĩ độ thấp).
+ Nơi mưa ít nhất ở 2 vùng: vùng cực Bắc và vùng cực Nam (vĩ độ cao).
2:
– Sông là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.
- Mối quan hệ giữa nguồn cung cấp nước và chế độ nước sông là:
+ Nếu sông phụ thuộc vào một nguồn cung cấp thì thủy chế đơn giản
+ Nếu sông phụ thuộc vào nhiều nguồn cung cấp thì thủy chế phức tạp hơn
Học tốt
chỉ có hỏi về toán, ngữ văn và anh văn thôi nha! Không có sinh học
a) Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
- Tảo xoắn: màu lục; hình sợi mảnh; cơ thể đa bào; mỗi tế bào cấu tạo gồm vách tế bào, nhân tế bào và thể màu.
- Rong mơ: màu nâu do có cả chất diệp lục và chất phụ màu nâu; dạng cành cây; cơ thể đa bào.
b) Điểm giống và khác nhau giữa tảo xoắn và rong mơ
* Những điểm giống nhau:
- Có cấu tạo đa bào
- Có chứa chất diệp lục
- Sinh sản theo hình thức vô tính và hữu tính.
* Những điểm khác nhau:
Tảo xoắn | Rong mơ |
- Có màu lục - Có dạng sợi mảnh - Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp hai tế bào gần nhau thành hợp tử - Sinh sống ở mương rãnh, ruộng lúa nước,… (nước ngọt) | - Có màu nâu - Có dạng cành cây - Sinh sản hữu tính bằng cách kết hợp tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử. - Sống chủ yếu ở vùng ven biển nhiệt đới (nước mặn) |
Bạn tham khảo nha! Chúc bạn học tốt ❤‿❤
Bài làm
* Giữa sào và rán:
– Xào: Là đảo thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn.
– Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ làm chín thực phẩm, vừa lửa, nhiều dầu hoặc mỡ.
* Giữa nấu và luộc:
– Nấu: Là phối hợp nhiều nguyên liệu và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước.
– Luộc: thực phẩm nấu chín trong môi trường nhiều nước với thời gian vừa đủ để thực phẩm chín.
# Chúc bạn học tốt #
Giữa xào và rán:
– Xào: Là đảo thực phẩm trong chảo với lượng dầu và mỡ vừa phải. Thực phẩm được kết hợp giữa thực vật và động vật đun lửa to trong thời gian ngắn.
– Rán: Là làm chín thực phẩm trong thời gian vừa đủ làm chín thực phẩm, vừa lửa, nhiều dầu hoặc
Giữa luộc và nấu.
– Luộc: thực phẩm nấu chín trong môi trường nhiều nước với thời gian vừa đủ để thực phẩm chín.
– Nấu: Là phối hợp nhiều nguyên liệu và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước