K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét...
Đọc tiếp

Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng. Nhân quan trạng đi sứ vắng, hai cô chị sang chơi, rủ em chèo thuyền ra biển, rồi đẩy em xuống nước. Một con cá kình nuốt chửng cô vào bụng. Sẵn có con dao, cô em đâm chết cá, xác cá nổi lềnh bềnh trên mặt biển, rồi dạt vào một hòn đảo. Cô lại lấy dao khoét bụng cá chui ra, lấy hai hòn đá cọ mạnh vào nhau, bật lửa lên, rồi xẻo thịt cá nướng ăn, sống qua ngày, chờ có thuyền qua thì gọi vào cứu. Hai quả trứng cũng nở thành một đôi gà đẹp, làm bạn với cô giữa cảnh đảo hoang vắng.

           Một hôm, có thuyền cắm cờ đuôi nheo lướt qua đảo. Con gà trống nhìn thấy, gáy to ba lần:

                      Ò…ó…o

                       Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về

           Quan trạng cho thuyền vào xem. Vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Về nhà, quan trạng mở tiệc mừng, mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Hai cô chị không hay biết gì hết, khấp khởi mừng thầm, chắc mẩm chuyến này được thay em làm bà trạng. Hai cô chị thay nhau kể chuyện cô em rủi ro rồi khóc nức nở ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì. Tiệc xong, quan trạng cho gọi vợ ra. Hai cô chị xấu hổ quá, lẻn ra về lúc nào không ai hay rồi bỏ đi biệt xứ.”

                                          (SGK Ngữ văn 6 tập 1- Chân trời sáng tạo, trang 44)

Câu 1 

a. Kể tên những nhân vật có trong truyện.

b. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

Câu 2 

a. Chỉ ra chi tiết kì ảo trong đoạn trích.

b. Kết cục của truyện “Sọ Dừa” thể hiện mơ ước gì của nhân dân trong cuộc sống?

Câu 3 . Theo em, lòng đố kị gây ra những hậu quả gì?

Câu 4 

a. Chỉ ra và xác định ý nghĩa của trạng ngữ có trong câu văn sau: “Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng.”

b. Đặt một câu với một trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu 5 . Viết đoạn văn ngắn kể lại một đoạn trong một truyện cổ tích mà em thích nhất.

Giúp mik với ạ ^^

0
6 tháng 9 2023

Tham khảo!

Câu 2.

a. Các trạng ngữ trong đoạn văn đứng đầu các câu: năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

b. Các trạng ngữ chỉ thời gian, mục đich đứng đầu hoặc cuối các câu: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.

26 tháng 12 2023

a.

- Trạng ngữ chỉ thời gian: năm ấy, chẳng bao lâukhi chia tay

- Tác dụng: giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

b.

- Trạng ngữ chỉ thời gian và mục đích: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng.

- Tác dụng: góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.

17 tháng 10 2021

Em tham khảo:

a. Các trạng ngữ trong đoạn văn đứng đầu các câu: năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

b. Các trạng ngữ chỉ thời gian, mục đích đứng đầu hoặc cuối các câu: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.( Cao Xuân Sơn )Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.Câu 2(1,0...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

( Cao Xuân Sơn )

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2(1,0 điểm): Em bé trong bài thơ  reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì ?

Câu 3(2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4(2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

1
12 tháng 12 2021

Câu 1: Thể thơ: lục bát

Câu 2: Em bé trong bài thơ reo lên: "Cả nhà đi học, vui thay!" vì phát hiện ra: Cả nhà ai cũng đi học, ai cũng cắp sách tới trường, đều chào cô thưa thầy giống mình

Câu 3:

- Biện pháp tu từ: 

+ Biện pháp so sánh: so sánh mẹ chào giáo viên giống con.

+ Điệp cấu trúc câu: "hèn chi"

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu cho câu thơ

+ Nhấn mạnh nội dung tác giả cần diễn đạt: niềm vui của nhân vật khi biết cả nhà đều đến trường.

Câu 4:

- Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em đã cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà. Đó là một sự hân hoan, hạnh phúc với những kỉ niệm khi được cắp sách tới trường ùa về, gia đình cùng ở bên con, ấm áp lạ thường đầy tình thương và trìu mến

31 tháng 10 2023

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu được sử dụng với mục đích bổ sung ý nghĩa cho thành phần chính và là bộ phận của câu nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân của sự việc nêu trong câu.

- Trạng ngữ trong câu  là: về sau và tác dụng chỉ thời gian