Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Bộ phân nào dưới đây không xuất hiện trong tế bào nhân sơ ?
A. Vùng nhân
B. Ribôxôm
C. Màng sinh chất
D. Bộ máy Gôngi
Câu 2 : Khi có vết thương xuất hiện, bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn để tiêu hoá chúng là phương thức nào ?
A. Vận chuyển thụ động
B. Vận chuyển chủ động
C. Sự thực bào
D. Sự ẩm bào
Câu 33: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thường. Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là
- Trả lời : Số loại giao tử sinh ra tối đa sẽ đúng = số giao tử cái sinh ra nên số loại giao tử tối đa là : 5.1 = 5 (loại)
Câu 46: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là
- Trả lời : Số tb sinh tinh là : \(512:4=128\left(tb\right)\)
Câu 47: Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là
- Trả lời : Kì giữa trong 1 tb nguyên phân sẽ có 2n NST kép nên số NST có trong tb đó lak 46 NST kép
Câu 49: Có 3 tế bào sinh dục đực sơ khai của ruồi giấm cùng nguyên phân liên tiếp 5 đợt, các tế bào con tạo ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường, số giao tử đực tạo ra
- Trả lời : Số giao tử tạo ra là : \(3.2^5.4=384\left(giaotử\right)\)
Câu 50: Ở ngô 2n =20, trong quá trình giảm phân có 6 cặp NST tương đồng mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo một điểm thì số loại giao tử được tạo ra là:
- Trả lời : Số loại giao tử đc tạo ra : \(2^{20:2+6}=2^{16}\left(loại\right)\)
Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật còn có thành tế bào.
– Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.
– Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.
– Thành tế bào ở nấm được cấu tạo chủ yếu là kitin.
Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật còn có thành tế bào.
- Thành tế bào thực vật được cấu tạo chủ yếu bằng xelulôzơ.
- Thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo từ peptiđôglican.
- Thành tế bào ở nấm được cấu tạo chủ yếu là kitin.
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó các phân tử chất hữu cơ bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng chứa trong phân tử ATP. Ở tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra trong ti thể.
Quá trình hít thở của con người là quá trình hô hấp ngoài. Quá trình này giúp trao đổi O2 và CO2 cho quá trình hô hấp tế bào.
Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào sống. Trong quá trình đó các phân tử chất hữu cơ bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng chứa trong phân tử ATP. Ở tế bào nhân thực, quá trình này diễn ra trong ti thể.
Quá trình hít thở của con người là quá trình hô hấp ngoài. Quá trình này giúp trao đổi O2 và CO2 cho quá trình hô hấp tế bào.
Tế bào chất nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân (hoặc nhân tế bào). Tế bào chất ở mỗi tế bào đều gồm 2 thành phần chính: bào tương (một dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có hệ thống nội màng cùng các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, ARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.
Tế bào chất nằm giữa màng sinh chất và vùng nhân (hoặc nhân tế bào). Tế bào chất ở mỗi tế bào đều gồm 2 thành phần chính: bào tương (một dạng keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau) và ribôxôm cùng một số cấu trúc khác.
Tế bào chất của vi khuẩn không có hệ thống nội màng cùng các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin, ARN và không có màng bao bọc. Đây là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ.
Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn s, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào, sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể.
Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. Trình tự này bao gồm hai giai đoạn được gọi là kì trung gian và các kì của nguyên phân. Kì trung gian chiếm phần lớn chu kì tế bào.
Kì trung gian được chia thành các pha nhỏ là G1, S và G2. Ngay sau khi vừa mới phân chia xong, tế bào bước vào giai đoạn được gọi là G1.
Trong giai đoạn này, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng. Khi tế bào sinh trưởng đạt được một kích thước nhất định thì chúng tiến hành nhân đôi ADN để chuẩn bị cho quá trình phân bào. Giai đoạn nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể được gọi là giai đoạn S. Các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn có dính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép bao gồm 2 nhiễm sắc thể (crômatit). Kết thúc giai đoạn S, tế bào sẽ chuyển sang giai đoạn G2. Lúc này tế bào phải tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào.
Ý nghĩa của điều hòa chu kì tế bào: Trong cơ thể đa bào như con người , sự phối hợp giữa các tế bào là đặc biệt cần thiết để duy trì sự tồn tại bình thường của cơ thể. Vì vậy, sự phân chia tế bào cũng phải được điều hòa một cách chặt chẽ nếu không sẽ gay ra những hậu quả khôn lường.
Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5nm, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.
Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và có chức năng điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Nhân tế bào phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5nm, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con.
Nhân tế bào chứa vật chất di truyền và có chức năng điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
Năm giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:
- Giai đoạn hấp thụ: Nhờ glicôprôtêin đặc hiệu bám lên thụ thể bề mặt của tế bào, nếu không thì virut không bám được vào.
- Giai đoạn xâm nhập: Đối với phagơ enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất. Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình.
- Giai đoạn phóng thích: Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài. Khi
virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
Prôtêin trong cơ thể người có rất nhiều loại (côlagen, prôtêin hêmôglôbin, kháng thể, các enzim, các thụ thể trong tế bào....:
Côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Hêmôglôbin có vai trò vận chuyển 02 và C02. Prôtêin histon cấu tạo nên chất nhiễm sắc. Hoocmôn insulin điều hòa lượng đường trong máu. Kháng thể, inteferon bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.
Prôtêin trong cơ thể người có rất nhiều loại (côlagen, prôtêin hêmôglôbin, kháng thể, các enzim, các thụ thể trong tế bào....:
Côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Hêmôglôbin có vai trò vận chuyển 02 và C02. Prôtêin histon cấu tạo nên chất nhiễm sắc. Hoocmôn insulin điều hòa lượng đường trong máu. Kháng thể, inteferon bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây bệnh.
33.C
46.D
47.B
49.B
50.B
Câu 33: Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài (2n = 8) giảm phân bình thường. Nếu đó là các tế bào chín sinh dục của con cái thì sau giảm phân, số loại giao tử tối đa thu được là
A. 20
B. 10
C. 5
D. 1
Câu 46: Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là
A. 16.
B. 32.
C. 64.
D. 128.
Câu 47: Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là
A. 23 NST đơn.
B. 46 NST kép.
C. 46 NST đơn.
D. 23 NST kép.
Câu 49: Có 3 tế bào sinh dục đực sơ khai của ruồi giấm cùng nguyên phân liên tiếp 5 đợt, các tế bào con tạo ra đều giảm phân tạo giao tử bình thường, số giao tử đực tạo ra
A. 128
B. 384.
C. 96.
D. 372.
Câu 50: Ở ngô 2n =20, trong quá trình giảm phân có 6 cặp NST tương đồng mỗi cặp xảy ra trao đổi chéo một điểm thì số loại giao tử được tạo ra là:
A. 210
B. 216.
C. 214.
D. 24.