Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1, Trích từ văn bản : Quê Hương.
`-` Tác giả : Tế Hanh
2, Hoàn cảnh ra đời : sáng tác năm 1939, lúc nhà thơ mới 18 tuổi đang học ở Huế, rất nhớ nhà, quê hương.
`-` Thể thơ : 8 chữ, gieo vần ôm và vần liền ; ngắt nhịp 3/5 hoặc 3/2/3.
3, Khi trời trong gió nhẹ nắng mai hồng.
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Câu 4, Nội dung chính : cảnh người dân và con thuyền ra khơi đánh cá tràn đầy sức sống.
Câu 5 , Tham khảo:
Trong bài thơ Quê hương, khổ thơ thứ hai đã thể hiện được khung cảnh ra khơi của đoàn thuyền, người dân làng chài và tình yêu quê hương của tác giả. Thật vậy, khổ thơ mở đầu với hình ảnh "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng" là một khung cảnh bình minh tươi đẹp bao phủ lên toàn bộ làng chài. Đó cũng là lúc mà người dân chèo thuyền ra khơi "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá". Hình ảnh so sánh đầu tiên "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Chiếc thuyền ra khơi được so sánh với hình ảnh của một con ngựa khỏe mạnh, đã khẳng định được khí thế phăng phăng, lao động hăng say của người dân trên chiếc thuyền ấy. Động từ "phăng" được đảo lên đầu câu thơ, kết hợp từ "vượt" và hình ảnh "trường giang" đã khẳng định được sự khỏe mạnh của những người dân chèo thuyền ra khơi. Họ mang theo sức mạnh, của cải của mình để đưa chiếc thuyền ra khơi, vượt qua bao sóng gió trên sông dài biển rộng. Ôi, đặc biệt hơn hình ảnh thơ tuyệt đẹp "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng! Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là một hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hóa tuyệt đẹp. Cánh buồm trắng ra khơi no gió như linh hồn của toàn bộ ngôi làng chài, vì nó chở theo những ước mơ, khát vọng của người dân về một cuộc sống ấm no, đủ đầy. Phải chăng cánh buồm ấy in hằn vào sâu trong tâm trí của mỗi người dân, vì nó là tình yêu, là cả cuộc sống của họ? Từ "rướn, thâu góp" là những từ ngữ chọn lọc một cách tuyệt vời của tác giả. Cánh buồm trắng trở nên sinh động, có hơn, như một cơ thể sống mang theo linh hồn, ước mơ và khát vọng của toàn thể những người dân làng chài. Tóm lại, khổ thơ thứ hai đã miêu tả sinh động và chân thực khung cảnh ra khơi của người dân làng chài với khí thế hào hùng và mong ước ấm no của họ.
`-` Câu nghi vấn : in đậm
Câu 5 : Tác phẩm : Đồng chí (Chính Hữu)
1. Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn.
2. Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.
Thắng địa chỉ mảnh đất Đại La - Thăng Long
-> Mong muốn được dời đô về đó.
4. Câu nghi vấn - Thể hiện sự tôn trọng, chưng cầu ý kiến quần thần.
1. những câu văn trên được trích từ van bản "Chiếu dời đô", của Lí Công Uẩn.Hoàn cảnh ra đời :năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất [1010], Lí Công Uẩn viết bài chieus bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư [nay thuộc tỉnh Ninh Bình] ra thành Đại La [tức Hà Nội ngày nay].
2. Thắng địa :chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.
-Tác giả dùng từ thắng địa để chỉ thành Đại La [nay là thủ đô Hà Nội].
-Việc lựa chon 'đất ấy" để "định chỗ ở" thể hiện khát vọng và niềm tin vào sự thái bình, thịnh trị của đất nước.
3. Xét theo mục đích nói, câu văn số 4 trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nghi vấn.
-Tác giả sử dụng kieur câu này vì cách kết thúc này mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm với mệnh lệnh của vua với thần dân. Đồng thời thể hiên rằng nguyện vọng dời đô của nhà vua phù hợp với nguyện vọng của thần dân.
một người chở hai chuyến xe,mổi chuyến chở 2 thùng hàng,mỗi thùng cân nặng 1919 kg .Hỏi người đó chở số ki_lô_gam
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Thế Lữ - Nhớ rừng
Mạch cảm xúc: hiện tại - quá khứ - hiện tại
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu nghi vấn
a ) Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi !
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu !
b) Tác phẩm : Khi con tu hú
Tác giả : Tố Hữu
c ) Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải....
a) Chép tiếp các câu thơ :
'' Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu! ''
b) Khổ thơ vừa chép nằm trong tác phẩm Khi con tú hú , Của Tố Hữu.
c) Ý nghĩa:Tiếng chim tu hú kết thúc bài thơ là âm thanh của tự do bên ngoài thúc giục đến da diết, khắc khoải......
d) Trở lại với thực tại đang bị giam hãm, chỉ với bốn câu thơ cuối bài, tác giả đã thể hiện tâm trạng bức xúc, sự phẫn uất của mình. Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,... càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuân hết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.
Câu 1 :Văn Bản :Ông Đồ .
Tác giả Vũ Đình Liên .
Thể thơ :Ngũ Ngôn
Câu 2
Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm!
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy!
Ngoài giời mưa bụi bay.
Câu 3
Tham Khảo
Hai khổ ba, bốn với giọng kể và lời thơ miêu tả hiện lên ảnh hình ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng cảnh vật quanh ông đã khác xưa:
Ngày xuân trước, là phố đông với bao nhiêu người thuê viết thì nay đã vắng, đông giờ đã vắng. Ngày trước, họ tấm tắc ngợi khen tài thì bây giờ vẫn những con người đó nhưng qua đường không ai hay; thân quen thành xa lạ. Ngày trước, họ trầm trồ thán phục nay họ dửng dưng lạnh nhạt, tình thế đã đảo ngược, tình đời đã đổi thay. Ông đồ bỗng trở nên đơn côi, lạc lõng đến tội nghiệp giữa cái xô bồ, ồn ào của nền văn minh lạnh lùng kiểu đô thị dù ông vẫn muốn có mặt với đời. Ông đồ vẫn ngồi đấy, ông vẫn kiên gan bám lấy cuộc đời, ông càng lẻ loi, lạc bước: nên đã trở thành người sinh bất phùng thời.
Câu 4
“Giấy đỏ buồn không thắm"
“Mực đọng trong nghiên sầu"