Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn”:
+ “Tiên học lễ” có nghĩa là: việc đầu tiên khi bắt đầu sự học là mỗi người phải học các đức tính tốt đẹp, học cách cư xử, đối nhân xử thế…. Học và tu dưỡng đạo đức để trở thảnh người tốt, người có tấm lòng nhân ái, vị tha, biết kính trên nhường dưới, hiểu lễ nghĩa…
+ “Hậu học văn” có nghĩa là: sau khi học, tu dưỡng về đạo đức mới học về văn hóa, học về tri thức, chiếm lĩnh và làm chủ tri thức…
=> Ý nghĩa của câu tục ngữ “Tiên học lễ, hậu học văn” là: khuyên mỗi chúng ta nên học cách ứng xử, tu dưỡng đạo đức trước rồi mới bàn đến vấn đề học hỏi kiến những kiến thức văn hóa.
- Em đồng ý với quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn”, vì: đạo đức, lễ nghĩa là nền tảng nhân cách của mỗi con người: cho dù một người tài giỏi, có hiểu biết sâu rộng nhưng phẩm chất đạo đức không tốt; thì những kiến thức họ có được sẽ dễ mang lại những điều xấu, không có lợi cho mọi người xung quanh. Tuy đề cao việc tu dưỡng đạo đức, song chúng ta cũng cần học tập, trau dồi tri thức. Bởi, nếu một người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không học hỏi kiến thức văn hóa thì không giúp ích được nhiều cho bản thân và xã hội.
Những điểm giống và khác nhau trong hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang - Âu Lạc:
- Giống nhau:
+ Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá.
+ Có tập quán ở nhà sàn, có đời sống văn hoá phong phú gắn với sản xuất nông nghiệp.
- Khác nhau :
+ Ở cư dân Văn Lang - Âu Lạc thì nghề đúc đồng, làm gốm phát triển mạnh, trong khi đó cư dân Chăm-pa lại phát triển nghề khái thác lâm thổ sản, xây dựng đền tháp
+ Cư dân Văn Lang - Âu Lạc có tín ngưỡng phổ biến là sùng bái tổ tiên, thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công với làng, nước. Trong khi đó ở quốc gia Cham-pa do ra đời muộn hơn nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Bà-la-môn và Phật giáo.
Tham khảo:
- So sánh hoạt động kinh tế của cư dân Chăm-pa và cư dân Văn Lang – Âu Lạc
| Cư dân Văn Lang – Âu Lạc | Cư dân Chăm-pa |
Giống nhau | - Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước, sử dụng sức kéo của trâu bò. - Ngoài ra, cư dân còn chăn nuôi, làm các mặt hàng thủ công, đánh cá. | |
Khác nhau | - Nghề luyện kim được chuyên môn hóa. Kĩ thuật đúc đồng, rèn sắt phát triển. - Các nghề thủ công: dệt, làm gốm... đạt đến trình độ cao. | - Phát triển nghề khai thác lâm – thổ sản. - Hoạt động giao thương trên biển phát triển. Chăm-pa trở thành trung tâm buon bán quốc tế, kết nối với Trung Hoa, Ấn Độ và các nước A-rập. |
tham khảo
C1
Nước Âu Lạc là bước kế tục và phát triển cao hơn của nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của người Việt và người Tây Âu. Tổ chức bộ máy nhà nước và các đơn vị hành chính dưới thời Âu Lạc vẫn chưa có gì thay đổi khác với thời Văn Lang của các Vua Hùng. Đứng đầu nhà nước là Thục An Dương Vương. Dưới đó, trong triều vẫn có các Lạc hầu giúp vua cai quản đất nước. Ở các địa phương (bộ) vẫn do các Lạc tướng đứng đầu quản lý. Đơn vị hành chính cấp cơ sở vẫn là các công xã nông thôn (kẻ, chiềng, chạ).
Mặc dù nước Âu Lạc tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng từ năm 208 đến năm 179 tr.CN, nhưng về các mặt vẫn tiếp tục được phát triển trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được thời Văn Lang, nhất là trên lĩnh vực quân sự.
Theo tài liệu khảo cổ thì An Dương Vương xây dựng được một đạo quân khá mạnh sử dụng thành thạo cung tên. Các loại vũ khí phong phú, đa dạng và hơn vạn mũi tên đào được ở chân thành Cổ Loa đã chứng tỏ điều đó. Âu Lạc còn có thuỷ quân và được luyện tập khá thường xuyên. Sau khi nước Âu Lạc ra đời, Thục An Dương Vương đã chọn Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) làm Kinh đô và cho xây dựng thành Cổ Loa kiên cố, trở thành trung tâm của nước Âu Lạc và là một căn cứ quân sự vững chắc, lợi hại.
2.
Cũng có thể đó là hình những chiến binh đang cầm vũ khí, trên vũ khí lại được cắm lông chim vì chim dường như là vật tổ của cộng đồng người Việt cổ khi đó, hình ảnh này được miêu tả đáng yêu và phổ biến trên trống đồng. Cũng có cảnh đôi trai gái giã gạo, người con trai được miêu tả như mặc khố chứ không phải mặc áp ngày hội. Hình ảnh trang phục còn được thể hiện hết sức sống động và duyên dáng nơi tượng người phụ nữ khắc họa trên cán dao găn thời này: mặc áo chẽn, bó gọn lưng ong, váy dài chấm gót, có nhiều hoa văn đẹp trên váy áo, thắt lưng ngang hông, đầu đội mũ cao, thắt dải ngang trán.
Đối với trang phục thường ngày thời kỳ này không khác biệt nhiều so với trang phục của người dân Văn Lang - Âu Lạc nói chung: Nam mình trần, đóng khố, thân thể, chân tay đều có xăm hình giao long (rồng) và các hình khác. Nữ mặc áo ngắn đến bụng, xẻ ngực bó sát vào người, phía trong mặc yếm che kín. Hai loại áo này có thể là chui đầu hoặc cài khuy bên trái, trên áo cũng có hoa văn trang trí. Thắt lưng có ba hàng chấm trang trí cách đều nhau quấn ngang bụng làm cho thân hình tròn lẳn. Đầu và cuối thắt lưng thả xuống phía trước và sau người, tận cùng bằng những tua rủ. Váy bó sát thân với mô típ chấm tròn, những đường gạch chéo song song và hai vòng tròn có chấm ở giữa. Màu sắc thường là màu vàng, đen, đỏ nâu, xám nhạt, vàng nhạt.
Các loại vòng tay, vòng cổ chân và vòng tai bằng đá, bằng đồng cũng là những vật liệu trang sức phổ biến cả ở nam và nữ. Đặc biệt, có những vòng hoa tai bằng đá gắn quả nhạc hay hình con thú. Những chuỗi hạt thường thấy gồm các hạt hình trụ, trái xoan hay hình cầu. Đàn ông đàn bà đều nhuộm răng đen và có tục ăn trầu cho đỏ môi.
3.
- Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp và có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng hơn thời Vua Hùng.
- Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, tạo dựng lên Khu Di tích Cổ Loa.
Từ những đặc điểm đã nêu ở trên về vị trí, ý nghĩa của thành Cổ Loa cho thấy đó là một thành cổ ra đời từ thế kỷ thứ III trước Công nguyên do Thục Phán An Dương Vương khởi dựng. Tích hợp vào Thủ đô Hà Nội bây giờ, Cổ Loa vừa tăng sự lâu đời của đô thị Hà Nội thêm lên hàng nghìn tuổi, vừa bổ sung cho vị trí và vai trò trung tâm, đầu não, phồn thịnh của miền đất Thượng kinh này. Những tính chất đặc trưng một thời vàng son của thành cổ: Kinh thành, quân thành, thị thành cổ đại, cùng với những giá trị của một quá trình rất lâu dài đấu tranh bảo vệ - bảo tồn bản sắc - bản lĩnh của mình đã làm tôn lên giá trị của Cổ Loa và Thăng Long - Hà Nội một ngàn năm tuổi.
- “Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử”. Em không đồng ý với ý kiến này, bởi vì:
+ Học Lịch sử để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo và đấu tranh như thế nào để có được đất nước Việt Nam như ngày nay.
+ Học Lịch sử giúp chúng ta vận dụng được những bài học đó nhằm phục vụ hiện tại và tương lại.
Vì vậy học lịch sử là cần thiết cho cuộc sống
Các bạn thích học những môn học khác nhưng vẫn cần phải biết lịch sử vì:
- Học lịch sử giúp các bạn có thể hiểu được về nguồn gốc của gia đình, dòng họ, của chính bạn đó rộng lớn hơn bạn có những hiểu biết về lịch sử dân tộc, lịch sử nhân loại.
- Học lịch sử còn giúp các bạn học tập được những kinh nghiệm trong quá khứ để có thể áp dụng giải quyết những tình huống thực tế trong hiện tại, giúp các bạn có thể hiểu được hiện tại và hướng tới tương lai.
Em không đồng ý với ý kiến này, bởi vì chúng ta cần học lịch sử đề biết nguồn cội, gốc gác của bản thân, cần biết được những hi sinh và cố gắng trong quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta từ hàng nghìn đời nay. Từ đó rèn luyện ở giới trẻ, ở thanh thiếu niên một lòng nồng nàn yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ra sức cố gắng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp, vững mạnh hơn.
A
Chọn A