Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ vẫn thường hay dạy em phải biết giúp đỡ và quan tâm đến mọi người xung quanh. Mỗi lần giúp được ai đó em đều cảm thấy rất hạnh phúc. Chủ nhật tuần trước em vừa giúp bé Na tìm lại món đồ chơi của bé ấy bị thất lạc. Thân bài Bé Na là con của cô hàng xóm nhà em. Bé rất đáng yêu nên cuối tuần em thường sang nhà để chơi cùng bé. Na có nhiều đồ chơi nhưng em ấy đặc biệt thích con gấu bông xám có áo sọc đỏ. Đêm nào không có bé Gấu là Na không sao ngủ được. Chẳng hiểu sao gấu của Na bị mất lúc em ấy ngủ. Cả nhà cô hàng xóm đều tìm khắp mọi nơi mà chẳng thấy. Tối hôm ấy bé Na khóc vì không có gấu, nhìn em ấy buồn bã và luôn miệng đòi “gấu, gấu, gấu” em rất buồn mà không nghĩ ra gấu đang ở đâu. May mắn sáng hôm chủ nhật em đi mua thức ăn cùng mẹ và ngang một khu đất trống, nơi mà tụi em thường hay cùng nhau chơi thả diều hay bắt cào cào. Em chợt nhìn thấy chú chó đen của ba bé Na nuôi. Nó đang quanh quẩn ở đấy cùng những con chó khác trong xóm. Em chợt nghĩ có khi nào nó chính là kẻ đang mang bé Gấu của em Na đi mất? Em liền xin phép mẹ cho em chạy vào đó xem sao. Em tìm quanh những đám cỏ cao thấp mọc kín mít khu đất mà chẳng thấy. Em thất vọng định về thì thấy có vật gì đó là lạ trong ống bê tông cũ. Thì ra đó là con gấu của bé Na, em vui mừng vì đã tìm thấy món đồ chơi mà Na thích nhất. Em chạy thật nhanh về nhà và đưa cho mẹ bé. Cô ấy cảm ơn em và đem khâu lại vết sứt ở tai gấu, giặt gấu thật sạch. Lúc bé thức dậy, biết gấu cưng của mình đã trở về, em ấy vui mừng ôm em gấu vào lòng. Đôi bàn tay nhỏ xíu của Na vuốt vuốt lên má của chú gấu, đôi mắt bé rưng rưng khiến em cũng xúc động theo. Mẹ bé Na bảo bé hầu ạ để cảm ơn em, em hạnh phúc lắm, không phải vì được người khác cảm ơn mà là được nhìn thấy em Na vui cười. Kết bài Được giúp đỡ người khác dù chỉ là một việc nhỏ cũng khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc. Em hứa sẽ vâng lời mẹ và thầy cô thường xuyên giúp đỡ bạn bè, mọi người xung quanh và cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp được nhiều người hơn.
Hôm nay nhận được tiền, chị Nhân của tôi sung sướng lắm vì đây là số tiền đầu tiên do công sức của chị làm ra. Hai chị em bàn với nhau sẽ mua tập, mua bút chì vẽ tranh, mua kẹp tóc, ăn phở, uống sữa, ai cũng phấn khởi.
Buổi chiều, ba đi làm về, áo đẫm mồ hôi. Nhìn dáng gầy gầy của ba trong chiếc áo bạc màu có vá đôi chỗ, không ai bảo ai, hai chị em đều nín lặng. Tối đến, chị Nhân bàn với tôi: “Chúng mình dành số tiền này mua tặng ba chiếc áo để đi làm. Em có đồng ý không?” Tôi nhất trí. Thế là hai chị em bí mật mua áo tặng ba. Món quà được chị Nhân gói cẩn thận, đẹp đẽ rồi phân công tôi mang đến tặng ba. Cầm món quà, ba nhìn hai chị em tôi một cách ngạc nhiên. Má cũng ngỡ ngàng không kém ba. Má giục ba mở ra xem. Khi thấy chiếc áo, ba má cùng thốt lên:
– Ồ, chiếc áo! Làm sao các con có được?
Sau khi biết rõ mọi chuyện, ba cảm động ôm cả chiếc áo và hai chị em chúng tôi vào lòng, nghẹn ngào nói:
– Các con của ba ngoan và có hiếu quá!
Thế rồi, những giọt nước mắt cứ long lanh trên đôi mắt của má.
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng hình ảnh “chiếc áo hiếu thảo” và gương mặt thân thương của ba má còn hiện tươi rói trong tâm trí tôi. Đó là một kỉ niệm khó quên vì nó giúp tôi nhận ra một điều đẹp đẽ: vui biết bao khi mình biết quan tâm đến người khác.
Một hôm, trên đường tan học về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi Đồng 1, em thấy một cô trạc tuổi ba mươi, tay bồng con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõ vẻ lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ôtô, xe máy cứ nườm nượp chạy không ngừng. Em vội đến bên cô và bảo:
- Cô ơi, cô có cần cháu giúp không ạ?
- Ô may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé ! Cô đưa em bé đi khám bệnh.
Em xách đỡ túi quần áo của bé rồi dẫn cô qua đường lúc đèn đỏ vừa bật lên. Nhân thể, em theo chân cô vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới ra về. Cô nắm chặt tay và cảm ơn em mãi.
Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi có gì mà vui thế. Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:
- Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!
Trưa hôm đó, tan trường về. Trời nắng gắt. Vừa rẽ vào đường làng, em gặp một cô tuổi độ ba mươi ngoài, tay bồng em bé – chắc là con của cô. Đã thế vai cô còn khoác túi, tay lại xách thêm cái giỏ. Bởi vậy, cô bước chậm rãi, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, trông thật ái ngại. Thấy thế em cất tiếng chào:
Cô về xóm Tây phải không? Cháu cũng về đó, cô đưa cháu mang giúp cô một ít cho.
Thấy em nói thế, cô mừng rỡ đưa em chiếc giỏ.
Chiếc giỏ cũng không phải là nhẹ. Hai cô cháu vừa đi vừa trò chuyện em mới biết cô từ quê chồng trở về quê mình thăm gia đình ba mẹ. Đi đường xa, chắc hai mẹ con đều mệt. Cháu bé đã ngoẹo đầu ngủ trên vai cô.
Mải nói chuyện, chẳng mấy chốc mà mẹ con con và em đã về đến cổng xóm.
Trưa thứ năm tuần trước, trên đường đi học về em đã làm được một việc tốt mà đến giờ nghĩ lại em vẫn còn thấy vui đó là em đã giúp một bà cụ sang đường.
Hôm đó trên đường đi học về trời nóng oi bức đến ngột ngạt, không có lấy một cơn gió thoảng qua khiến không khí như cô đặc lại. Đến đoạn ngã tư gần trường em, xe cộ đi lại tấp nập, nườm nượp, còi xe inh ỏi. Nào là xe phụ huynh đến trường đón con, nào là khách đi qua đường. Ai ai cũng hối hả như nhanh chóng để về nhà thật nhanh cho thoát khỏi cơn nóng khủng khiếp này. Đến đứng đợi ở cột đèn giao thông để sang đường, bất giác em nhìn thấy một bà cụ cũng đang đứng đợi ở đó. Một tay bà xách túi đồ, tay kia chống gậy, dáng bà gầy gầy lưng còng. Chân bà cứ định bước xuống lòng đường rồi lại rụt lại về phía vỉa hè. Em thầm nghĩ chắc bà chưa quen sang đường. Nghĩ vậy em liền chạy đến bên bà rồi nói:
- Bà ơi, để cháu dắt bà sang đường nhé!
Bà ngẩng đầu lên xúc động đáp:
- Cảm ơn cháu nhé. Bà muốn sang nhà con gái bà ở bên kia đường nhưng xe cộ đông đúc quá nên bà không dám sang.
Thế là hai bà cháu nắm tay nhau cùng sang đường. Sang đến bên kia đường bà rưng rưng xúc động:
- Cảm ơn cháu nhé, cháu thật là một cô bé ngoan.
Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.
Về tới nhà em kể cho bố mẹ nghe câu chuyện đó, mẹ xoa đầu và khen em ngoan. Em thầm hứa sẽ cố gắng làm thật nhiều việc có ích hơn nữa để giúp đỡ mọi người.
3.A , 4.C, 5.B, 6.C, 7.B, 8.A, 9.A, 10.Trạng ngữ trong câu là :Ngày xửa ngày xưa .Đây là trạng ngữ chỉ :Thời gian.
Câu 3: A
Câu 4:C
Câu 5:C
Câu 6:A
Câu 7:B
Câu 8: A
Câu 9: B
Câu 10: Ngày xửa ngày xưa là trạng ngữ và chỉ thời gian
Đây là trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 12 : nếu thiếu vắng nụ cười thì chúng ta sẽ rất buồn chán
Câu 13:
Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.
Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn. Chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình. Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. Chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần. Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé!. Chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu về chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui.
Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui, chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc chắn về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là, em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường. Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về đến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe xong, mẹ cười và bảo:
- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 525.000đ cơ mà! Đấy, con hãy tự nghĩ và quyết định đi. - Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại. Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít.
Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen em. Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
thanks và hok tốt
Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi. Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nó: Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán. Linh sực nhớ ra và reo lên, A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không? Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ? Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ: Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này. Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói: Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé! Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn. Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói: Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé! Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó
Ông bà kính yêu!
Năm cũ sắp hết, mùa xuân đang về ông bà ạ. Tết này nhà cháu không về quê đón Tết cùng ông bà được nên cháu viết thư này thăm hỏi và chúc Tết ông bà.
Mùa đông năm nay ông bà có khỏe không? Ông bà có ăn được nhiều cơm không? Khi trời trở gió bấc nhiều. Bà nhớ đi tất cho chân đỡ nứt nẻ nhé! Cả ông cũng thế, ông cũng nhớ phải quàng thêm khăn cho ấm cổ để đỡ ho ông nhé. Con Bê-tô bố cháu đem về quê dạo hè nay lớn nhiều chưa hả ông bà? Nó đã biết trông nhà chưa ạ? Ông bà nhớ nhắc em Phong tắm cho nó để kẻo bẩn mà rụng hết lông đấy ông bà ạ. Bê-tô có giúp chú Hưng được việc gì không hả ông bà? Cháu lo nó không biết làm gì thì chú chăm nó mệt lắm đấy ạ. Cháu nghe bố cháu kể Bê-tô khôn lắm, chú Hưng dạy cho nó biết nhiều việc. Tiếc quá, Tết này cháu nghỉ có ít ngày nên về quê không tiện, bố mẹ cháu bảo để hè về được nhiều ngày hơn. Cháu nhớ ông bà, các cô chú và em Phong, cả con Bê-tô nữa.
Cả nhà cháu đều bình thường. Cháu và em Ngân đều được xếp loại học sinh giỏi học kì I. Mẹ cháu đang bận gói quà gửi về biếu Tết ông bà đấy ạ! Cháu xin thay mặt cả nhà kính chúc ông bà một năm mới nhiều sức khỏe, bình an và luôn luôn vui tươi, sảng khoái. Cháu kính chúc chú thím Hưng và các em một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, các em đều học giỏi và có nhiều niềm vui. Khi nào ông bà nhận được thư này và quà Tết mẹ cháu gửi biếu, ông bà nhớ điện thoại cho cháu ông bà nhé!
Cháu xin phép dừng bút. Cháu thơm ông bà thật kêu!
Bài 1
Bài 1
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày...tháng...năm 20...
Ông bà kính yêu!
Năm cũ sắp hết, mùa xuân đang về ông bà ạ. Tết này nhà cháu không về quê đón Tết cùng ông bà được nên cháu viết thư này thăm hỏi và chúc Tết ông bà.
Mùa đông năm nay ông bà có khỏe không? Ông bà có ăn được nhiều cơm không? Khi trời trở gió bấc nhiều. Bà nhớ đi tất cho chân đỡ nứt nẻ nhé! Cả ông cũng thế, ông cũng nhớ phải quàng thêm khăn cho ấm cổ để đỡ ho ông nhé. Con Bê-tô bố cháu đem về quê dạo hè nay lớn nhiều chưa hả ông bà? Nó đã biết trông nhà chưa ạ? Ông bà nhớ nhắc em Phong tắm cho nó để kẻo bẩn mà rụng hết lông đấy ông bà ạ. Bê-tô có giúp chú Hưng được việc gì không hả ông bà? Cháu lo nó không biết làm gì thì chú chăm nó mệt lắm đấy ạ. Cháu nghe bố cháu kể Bê-tô khôn lắm, chú Hưng dạy cho nó biết nhiều việc. Tiếc quá, Tết này cháu nghỉ có ít ngày nên về quê không tiện, bố mẹ cháu bảo để hè về được nhiều ngày hơn. Cháu nhớ ông bà, các cô chú và em Phong, cả con Bê-tô nữa.
Cả nhà cháu đều bình thường. Cháu và em Ngân đều được xếp loại học sinh giỏi học kì I. Mẹ cháu đang bận gói quà gửi về biếu Tết ông bà đấy ạ! Cháu xin thay mặt cả nhà kính chúc ông bà một năm mới nhiều sức khỏe, bình an và luôn luôn vui tươi, sảng khoái. Cháu kính chúc chú thím Hưng và các em một năm mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt, các em đều học giỏi và có nhiều niềm vui. Khi nào ông bà nhận được thư này và quà Tết mẹ cháu gửi biếu, ông bà nhớ điện thoại cho cháu ông bà nhé!
Cháu xin phép dừng bút. Cháu thơm ông bà thật kêu!
bài 2
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2018
Lan Hương thân mến!
Thế là chúng ta xa nhau đã gần nửa năm rồi, mình nhớ bạn nhiều lắm! Ở trường mới, lớp mới, bạn có lúc nào nhớ tới thầy cô và các bạn cũ nơi mái trường xưa? Chợt nhớ ngày sinh nhật của Hương, mình vội viết vài dòng hỏi thăm và chúc mừng ngày sinh của bạn thay quà tặng sinh nhật bạn vậy.
Lan Hương ơi! Từ ngày theo ba mẹ ra Hà Nội, tình hình mọi mặt của bạn ra sao? Bạn có khoẻ như hồi ở Sài Gòn không? Bạn đã làm quen được những bạn mới, nếp sống mới chưa? Mình rất mong bạn mau chóng thích nghi để học tập được tốt hơn.
Mình nhớ bữa tiệc sinh nhật của Hương năm ngoái sao giản dị mà ấm cúng thế. Con gấu bông bé nhỏ, món quà các bạn tặng, Hương còn giữ không? Năm nay, Hương có đầy đủ ông bà, cha mẹ và các bạn mới nên tổ chức sinh nhật chắc vui lắm.
Năm nay, các bạn lớp mình chăm học hơn nhiều. Mấy bạn nam đã bớt nghịch ngợm, quậy phá. Cô chủ nhiệm nhẹ được một mối lo.
Ngoài việc học tập ngày càng chăm chỉ, các bạn lớp mình vẫn duy trì phong trào văn nghệ. Chúng mình hiện đang tập một số tiết mục để tham gia hội diễn văn nghệ sắp tới của trường. Nhóm múa luôn nhắc tới Lan Hương. Giá mà bạn còn ở đây thì vui biết mấy!
Thôi thư đã dài, mình chúc Lan Hương và gia đình mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn! Nhận được thư, bạn viết ngay cho mình nhé ! Mong gặp lại bạn trong dịp hè tới!
Thân ái
Lâm Mai Thi
bài 3
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2009.
Bạn Thanh thân mến,
Mình là Từ Huy Thắng, học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Lê Lợi, quận Đống Đa, Hà Nội. Hôm nay, mình xem ti-vi thấy quê hương Đồng Tháp của bạn đang bị lũ lụt tàn phá, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Mình rất xúc động trước cảnh biển nước mênh mông đã nhấn chìm tất cả ruộng đồng, nhà cửa... Lúc này đây, chắc là mọi người trên quê bạn rất cần sự giúp đỡ về mọi mặt. Nghĩ vậy nên mình lấy giấy bút viết cho bạn một bức thư.
Mình thấy thiên tai quả là khủng khiếp! Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến mực nước ngày càng dâng cao. Gió lốc xoáy từng cơn hợp với sóng lớn giật sập những căn nhà đứng chơi vơi giữa đồng không mông quạnh. Làng mạc, trường học, bệnh xá cùng hàng ngàn hécta lúa sắp chín, những rừng tràm, những đầm sen, vườn cây... bị nhấn chìm dưới nước sâu. Bao nhiêu công sức mồ hôi nước mắt của bà con dân quê đã bị thiên tai cướp trắng.
Trong những ngày qua, hàng ngàn người phải sống trong cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn. Đáng thương nhất là những em thơ không được vui đùa chạy nhảy. Chúng ngồi co ro trong căn lều tạm, đôi mắt nhìn ra bốn phía, vẻ mặt buồn hiu. Có những bé chừng một hai tuổi bị cha mẹ buộc vào chân giường hay cột lều vì sợ các em rơi xuống nước. Cha mẹ các em đang dầm mình ngoài ruộng để cố gặt những đám lúa chín non. Bao nguy hiểm đang vây bủa cuộc sống con người.
Nhưng Thanh hãy tin rằng bên bạn và bà con quê bạn luôn có sự giúp đỡ tận tình của nhân dân cả nước. Hơn lúc nào hết, lời dạy của ông cha về lòng nhân ái: Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng... được thể hiện rõ ràng qua những lời nói, việc làm cụ thể. Thắng cũng báo cho bạn Thanh biết là mấy ngày nay, ở các trường đang có phong trào quyên góp giúp đỡ bà con vùng lũ lụt. Trường mình cũng tổ chức đợt quyên góp đồ dùng học tập để gửi vào cho các bạn. Riêng mình, mình sẽ gửi cho Thanh 100.000 đồng là tiền tiết kiệm bỏ ống từ mấy năm nay. Thanh đừng từ chối nhé!
Cuối thư, mình gửi đến Thanh và gia đình lời chúc sức khoẻ và mong nhận được thư trả lời của bạn.
Bạn mới của Thanh
Từ Huy Thắng
Bài 4
Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2009.
Bạn Thanh thân mến,
Mình là Từ Huy Thắng, học sinh lớp 4A Trường Tiểu học Lê Lợi, quận Đống Đa, Hà Nội. Hôm nay, mình xem ti-vi thấy quê hương Đồng Tháp của bạn đang bị lũ lụt tàn phá, gây ra nhiều thiệt hại về người và của. Mình rất xúc động trước cảnh biển nước mênh mông đã nhấn chìm tất cả ruộng đồng, nhà cửa... Lúc này đây, chắc là mọi người trên quê bạn rất cần sự giúp đỡ về mọi mặt. Nghĩ vậy nên mình lấy giấy bút viết cho bạn một bức thư.
Mình thấy thiên tai quả là khủng khiếp! Mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến mực nước ngày càng dâng cao. Gió lốc xoáy từng cơn hợp với sóng lớn giật sập những căn nhà đứng chơi vơi giữa đồng không mông quạnh. Làng mạc, trường học, bệnh xá cùng hàng ngàn hécta lúa sắp chín, những rừng tràm, những đầm sen, vườn cây... bị nhấn chìm dưới nước sâu. Bao nhiêu công sức mồ hôi nước mắt của bà con dân quê đã bị thiên tai cướp trắng.
Trong những ngày qua, hàng ngàn người phải sống trong cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn. Đáng thương nhất là những em thơ không được vui đùa chạy nhảy. Chúng ngồi co ro trong căn lều tạm, đôi mắt nhìn ra bốn phía, vẻ mặt buồn hiu. Có những bé chừng một hai tuổi bị cha mẹ buộc vào chân giường hay cột lều vì sợ các em rơi xuống nước. Cha mẹ các em đang dầm mình ngoài ruộng để cố gặt những đám lúa chín non. Bao nguy hiểm đang vây bủa cuộc sống con người.
Nhưng Thanh hãy tin rằng bên bạn và bà con quê bạn luôn có sự giúp đỡ tận tình của nhân dân cả nước. Hơn lúc nào hết, lời dạy của ông cha về lòng nhân ái: Thương người như thể thương thân, Lá lành đùm lá rách, Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng... được thể hiện rõ ràng qua những lời nói, việc làm cụ thể. Thắng cũng báo cho bạn Thanh biết là mấy ngày nay, ở các trường đang có phong trào quyên góp giúp đỡ bà con vùng lũ lụt. Trường mình cũng tổ chức đợt quyên góp đồ dùng học tập để gửi vào cho các bạn. Riêng mình, mình sẽ gửi cho Thanh 100.000 đồng là tiền tiết kiệm bỏ ống từ mấy năm nay. Thanh đừng từ chối nhé!
Cuối thư, mình gửi đến Thanh và gia đình lời chúc sức khoẻ và mong nhận được thư trả lời của bạn.
Bạn mới của Thanh
Từ Huy Thắng
mệt hết cả người. Đòi hỏi lắm thế!
Trong gia đình, người cưng chiều tôi nhất đó là ông nội. Ông nội tôi tuy đã già, nhưng dáng đi vẫn còn nhanh nhẹn, da dẻ hồng hào, ông tôi trước đây là "bộ đội Cụ Hồ" mà.
Mỗi buổi sáng, tôi thường theo ông lên đồi tập thể dục. Ông múa võ hay lắm và thường dạy võ cho tôi. Ông nói: "Võ thuật này là của Bình Định, người làng mình ai cũng phải biết loại võ thuật này". Từ ngày tôi tập võ, người tôi mạnh hẳn ra, mỗi bữa tôi ăn được ba bát cơm. Ông còn dạy tôi cách làm một con diều có sáo trúc. Diều ông làm bay rất cao và phát ra những âm thanh êm ả. Tối đến ông thường xem bài vở của tôi, có chỗ nào tôi chưa hiểu ông giảng giải cặn kẽ. Những năm học lớp Một chữ tôi rất xấu, ông đã cầm tay luyện viết cho tôi. Ông động viên tôi: "Phải chịu khó luyện tập, mỗi ngày một chút, nhất định sau này cháu sẽ viết đẹp". Đúng như lời ông nói chữ tôi mỗi ngày một đẹp lên. Trong học kì một vừa qua, cô giáo đã tuyên dương tôi vì tôi đạt danh hiệu "Người có vở sạch chữ đẹp".
Thỉnh thoảng ông tôi trở về đơn vị thăm đồng đội, những ngày đi xa về ông thường ôm tôi vào lòng, hôn tới tấp lên má và nói: "Thằng chó con, ông nhớ chó con quá!". Tôi rất thích cử chỉ âu yếm của ông. Tôi mong ông được sống lâu muôn tuổi để vui vầy với con cháu.
tham khảo
Một buổi sáng, tôi cùng bạn bè đang vui chơi trước nhà thì một đám mây đen kéo đến. Tất cả chúng tôi chạy vội về nhà mình. Phút chốc, cơn mưa rào ập tới.
Ngồi trong nhà ấm áp, nhìn ra ngoài mưa rơi lạnh buốt, tôi chợt nhớ ra một điều: sáng nay chị tôi đi học không mang áo mưa. giờ này cũng là lúc tan học đến nơi. Tôi vội đội nón, khoác tấm ni lông, tay cầm áo mưa, chạy vội đến trường chị. Vừa vặn lớp chị tôi đang cho học sinh ra. Thấy tôi, chị tôi mừng quýnh, cầm áo mưa ặc vào ngườivà cảm ơn tôi rối rít. Hai chị em tôi ra về dưới trời mưa xối xả. Chân chúng tôi bấm chặt xuống đất cho đỡ trơn. Gió thổi mạnh từng cơn như muốn giằng chiếc nón tôi đội trên đầu. Những giọt mưa gõ lộp bộp xuống nón tôi nghe rất vui tai.
Về đến nhà, trong lòng tôi rất vui sướng vì đã giúp đỡ được chị của mình. Câu chuyện xảy ra đã lâu rồi nhưng đến nay tôi còn nhớ mãi vì đó là một kỉ niệm đẹp của chị em chúng tôi.
HT
Em đã từng giúp mẹ quét nhà, rửa bát ,lau nhà những lúc đó em mới hiểu sự vất vả của mẹ chúc em học tốt