Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khu vực | Những nét chính |
Các nước Đông Âu | Từ năm 1945 đến năm 1949: Sau khi thành lập chính quyền dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu hoàn thành việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng dân chủ nhân dân: tiến hành cải cách ruộng đất; quốc hữu hoá các nhà máy, xí nghiệp của tư bản; thực hiện các quyền tự do, dân chủ:...Từ năm 1949 đến giữa những năm 70: Giai đoạn phát triển. - Với sự giúp đỡ của Liên Xô, sự nỗ lực của toàn thể nhân dân, các nước Đông Âu thực hiện công nghiệp hoá, điện khí hoá toàn quốc, phát triển nông nghiệp,... - Từ những nước nghèo, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trở thành những quốc gia có nền công nghiệp, nông nghiệp phát triển. |
Châu Á | Tháng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đấy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.Năm 1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.Năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tháng 4/1975: Cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng CNXH.Tháng 12/1975: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi lên con đường xây dựng CNXH. |
Khu vực Mỹ La-tinh | Sau tháng lợi của cách mạng Cu-ba năm 1959, nước Cộng hoà Cu-ba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. |
- Học thuyết Mơn-rô nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của thực dân châu Âu.
- Năm 1889, thành lập tổ chức Liên Mĩ để cột chặt các nước ở khu vực Mĩ Latinh vào Mĩ.
- Dùng sức mạnh quân sự để gây chiến tranh với các nước tư bản khác để tranh giành sự ảnh hưởng.
- Khống chế nền kinh tế các nước Mĩ Latinh bằng cách áp dụng chính sách "cái gậy lớn" và "ngoại giao đồng đô la" để tiến tới khống chế về chính trị.
Mĩ từng bước biến khu vực Mĩ Latinh thành cái "sân sau" của mình.
Khu vực Mĩ Latinh bao gồm Trung Mĩ, Nam Mĩ một phần Bắc Mĩ (Mêhicô) và những quần đảo thuộc vùng biển Caribê
Đáp án cần chọn là: C
- Năm 1933, Tổng thống Mĩ F. Ru - dơ - ven đưa ra chính sách "láng giềng thân thiện" mở đầu thời kì thực dân mới ở Mĩ la tinh.
- Sau chiến tranh thế giới thứ 2, với ưu thế về quân sự, Mĩ đã tìm cách biến Mĩ la tinh thành "sân sau" của mình. Mĩ gây sức ép buộc các nước Mĩ la tinh chấp nhận kế hoạch "Cô - lay - tơn" - còn gọi là "hiến chương kinh tế của Châu Mĩ" với nội dung tự do buôn bán, đầu tư, mở xí nghiệp, tạo điều kiện cho tư bản Mĩ xâm nhập rộng rãi vào các nước Mĩ la tinh.
- Mĩ ép các nước Mĩ la tinh tham gia hàng loạt các hiệp ước quân sự với sự khống chế chặt chẽ của Mĩ như Hiệp ước phòng thủ chung Tây bán cầu (1947), Hiệp ước quân sự tay đôi (1952), hiệp ước chống cộng đồng (1954)...
- Do chính sách của Mĩ, các nước Mĩ la tinh tuy hình thức là các nước cộng hòa độc lập, nhưng thực tế là thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
=> Tất cả những điều nói trên chính là những chính sách biểu hiện sự bành trướng của Mĩ với các nước Mĩ la tinh. Sau này, ở Mĩ la tinh dây lên phong trào dân chủ chống đế quốc và có giai đoạn được ví như "lục địa bùng cháy".
“Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (gọi tắt là Liên Mĩ) được thành lập năm 1889, do các nhà chính trị, tư tưởng, xã hội Mĩ tuyên truyền rộng rãi. Theo họ, đây là tư tưởng thống nhất quyền lợi và đoàn kết giữa các nước châu Mĩ, dựa trên quan điểm cho rằng những nước này giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa. Nước Mĩ lợi dụng tư tưởng này để che giấu những chính sách bành trướng thế lực của mình ở khu vực Mĩ La-tinh. Mĩ tuyên truyền học thuyết này cũng nhằm chống lại cuộc đấu tranh của các dân tộc khu vực Mĩ La-tinh giành độc lập dân tộc và tự do phát triển kinh tế, chính trị theo xu hướng tiến bộ (vì đã giống nhau về nhân chủng, kinh tế và văn hóa thì không nên đấu tranh, chống lại nhau). Học thuyết này phục vụ cho lợi ích của Mĩ, không phải để đoàn kết các nước châu Mĩ cùng phát triển.
Đáp án cần chọn là: B