Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.
- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới
1. Vài nét về tiểu sử:
Nguyễn Ái Quốc, hồi nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đổi là Nguyễn Tất Thành. Sinh ngày 19/5/1890 ở thôn Kim Liên, huyện Nam đàn, tỉnh Nghệ An.Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, trên quê hương giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, lớn lên trong cảnh nước nhà bị thực dân Pháp đô hộ và xâm lược. Người có điều kiện tiếp xúc với các nhà cách mạng đương thời, và sớm nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các bậc tiền bối, nên Người quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước.
2. Hành trình tìm đường cứu nước(từ 1911 đến 1920)
-Ngày 5/6/1911,từ cảng nhà Rồng (Sài Gòn), lấy tên là Nguyễn Văn Ba, Người làm phụ bếp cho chiếc tàu vận tải Latusơ Têrơvin (tàu buôn của Pháp) và bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
-Từ 1911 đến 1917, Người đến hầu khắp các châu lục âu, Phi, Mỹ cuối năm 1917 Người trở lại Pháp. Sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại đã giúp người nhận rõ đâu là bạn, đâu là thù.(Nhân xét quan trọng đầu tiên của Người là:Bất luận ở đâu cũng chỉ có hai loại người, đó là:Thiểu số đi áp bức bóc lột còn đại đa số quần chúng nhân dân lao động là những người bị áp bức bóc lột.Giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn còn chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù)
-Năm 1917 Cách mạng tháng Mười Nga thành công, đã ảnh hưởng đến hoạt động cứu nước của người. -Năm 1919, người gởi đến hội nghị Vecxai bản yêu sách 8 điểm, đòi quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết cho dân tộc. đây là đòn trực diện đầu tiên giáng vào bọn đế quốc và gây tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp.
-Tháng 7/1920, Người đọc “Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê Nin. Luận cương đã vạch ra đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời khẳng định lập trường ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở phương đông của Quốc tê cộng sản. Từ đó người hoàn toàn tin theo Lê Nin, đứng về Quốc tế thứ ba.
-Tháng 12/1920, tại đại hội đảng xã hội Pháp họp ở Tour, Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế ba và tham gia thành lập đảng cộng sản Pháp. đây là bước ngoặc lơn trong cuộc đời hoạt động của Người. Từ một người Việt Nam yêu nước đã trở thành người cộng sản quốc tế. Như vậy sau nhiều năm bôn ba ở hải ngoại, Người đã tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, đó là con đường kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp tinh thần yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản.
3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
a.Quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng:
-Năm 1921, Người sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa” để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.
-Năm 1922, Hội ra tờ báo “Người cùng khổ”, để vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng.
-Năm 1923, Người đi Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế cộng sản ….
-Năm 1924, Người dự đại hội lần thứ V của Quốc tế cộng sản, và đọc tham luận tại đại hội….
Trong giai đoạn này, những hoạt động của Người chủ yếu trên mặt trận chính trị tư tưởng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào nước ta. Những tư tưởng mà người truyền bá sẽ là nền tảng tư tưởng của đảng ta sau này. Những tư tưởng đó là:
-Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc là kẻ thù chung của giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa.
-Chỉ có làm cách mạng đánh đổ chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thì mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân các nước thuộc địa. đó chính là mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc vàcách mạng thuộc địa.
-Xác định giai cấp công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt của cách mạng.
-Giai cấp công nhân có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là đảng cộng sản được vũ trang bằng học thuyết Mác-Lê Nin.
b.Sự chuẩn bị về tổ chức:
-Tháng 12/1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp chuẩn bị về tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
-Khi về đến Quảng Châu, Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây. Người chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức “Tâm tâm xã” (Tổ chức của những người Việt Nam yêu nước tại Quảng Châu), và những thanh niên hăng hái từ trong nước mới sang theo tiếng gọi của tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái, để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925) mà nòng cốt là Cộng sản đoàn, tổ chức tiền thân của đảng.
-Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp huấn luyện để đào tạo và bồi dưỡng cán bộ cách mạng. Những bài giảng của người được in và xuất bản thành sách “đường Kách mệnh” 1927
-Từ ngày 3 đến 7/2/1930, tại Cửu Long (Hương cảng Trung Quốc) Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành đảng cộng sản Việt Nam.
Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
* Kinh tế: tuy có bước phát triển mới: kĩ thuật và nhân lực được đầu tưu. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
* Xã hội: các giai cấp và xã hội có chuyển biến mới.
- Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa: 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia phong trào chống Pháp và tay sai.
- Giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Họ là lực lượng to lớn của cách mạng.
- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống Pháp và tay sai.
– Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có khuynh hướng dân tộc dân chủ.
- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, năm 1929 có 22 vạn người. Họ bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng cách mạng vô sản.
Vì vậy, giai cấp công nhân sớm vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Xã hội Việt Nam mâu thuẫn sâu sắc, đó là mâu thuẫn dân tộc ta với Pháp và tay sai.
ĐÁP ÁN A