Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những từ láy: nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu .
- Vừa tả cảnh, vừa tả tâm trạng: gợi vẻ hoang vắng, trơ trọi, buồn tẻ của ngôi mộ vô chủ và tâm trạng nao nao buồn của ba chị em Thúy Kiều vào thời điểm cuối ngày hội đạp thanh đồng thời báo hiệu một sự kiện sắp xảy ra.
Theo mình nhé:
-Nét nổi bật dùng từ trong câu thơ trên đó là việc sử dụng từ láy : nao nao ,nho nhỏ,sè sè ,rầu rầu
-Việc nhà thơ Nguyễn Du sử dụng những từ láy trên không chỉ miêu tả cảnh ngày xuân trong chiều tà ,mà bên cạnh đó như cho ta thấy được tâm trạng của nhân vật .Như tiếc nuối về một điều gì đó đã qua ,cũng như dự báo một tương lai đầy trắc trở sóng gió sắp xảy ra với họ.
- Nét độc đáo của việc sử dụng từ láy trong những câu thơ trên là:
+ Các từ láy nao nao, rầu rầu là những từ láy vốn được dùng để diễn tả tâm trạng con người nhưng trong đoạn thơ lại dùng để tả cảnh vật.
+ Trong đoạn thơ, các từ láy nao nao, rầu rầu chẳng những biểu đạt được sắc thái cảnh vật (từ nao nao: góp phần diễn tả bức tranh mùa xuân thanh nhẹ với dòng nước lững lờ trôi xuôi trong bóng chiều tà; từ rầu rầu: gợi sự ảm đạm, màu sắc úa tàn của cỏ trên nấm mộ Đạm Tiên) mà còn biểu lộ rõ nét tâm trạng con người (từ nao nao: thể hiện tâm trạng bâng khuâng, luyến tiếc, xao xuyến về một buổi du xuân, sự linh cảm về những điều sắp xảy ra - Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, gặp Kim trọng; từ rầu rầu: thể hiện nét buồn, sự thương cảm của Kiều khi đứng trước nấm mồ vô chủ).
- Được đảo lên đầu câu thơ, các từ láy trên có tác dụng nhấn mạnh tâm trạng con người. Các từ láy nao nao, rầu rầu đã làm nổi bật nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong đoạn thơ: cảnh vật được miêu tả qua tâm trạng con người, nhuốm màu sắc tâm trạng con người.
^^~
Các từ láy được sử dụng trong bài: thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ để gợi tả sắc thái cảnh vật cũng như tâm trạng của con người.
Đặc biệt từ láy “nao nao” gợi nên nét buồn khó hiểu, không thể gọi tên.
+ “Thơ thẩn”: tâm trạng nuối tiếc khi tan hội trong sự bần thần, lắng buồn.
→ Cảm giác buồn, bâng khuâng xao xuyến một ngày vui xuân đã hé mở một vẻ đẹp tâm hồn, thiếu nữ tha thiết với vẻ đẹp của tạo vật, niềm vui với cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.
Những từ láy này đã nhuồm màu tâm trạng lên cảnh vật, thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình, cảnh tình càng trở nên tương hợp hơn.
Từ ghép: chị em, dan tay , ngọn tiểu khê , phong cảnh , dòng nước, uốn quanh , dịp cầu , bắc ngang, bước dần
Từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ
Trả lời :
Từ láy : tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ
Từ ghép: dan tay, tiểu khê, phong cảnh, dòng nước, uốn quanh, dịp cầu, bắc ngang
Từ ghép: dan tay, tiểu khê, phong cảnh, dòng nước, uốn quanh, dịp cầu, bắc ngang
Từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao,nho nhỏ
Trong câu thơ “Nao nao dòng nước uốn quanh” tác giả sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình: tả cảnh gắn với tâm trạng con người, tình và cảnh tương hợp, cảnh thể hiện tâm trạng của con người, tâm trạng nhuốm màu lên cảnh vật.
Chị em Kiều khi trở về sau khi tan hội trong sự tiếc nuối, bần thần, bâng khuâng khó tả.
Cảm giác nao nao khó tả đã mở ra vẻ đẹp tâm hồn tha thiết với cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.
- Bút pháp tả cảnh của tác giả là bút pháp kết hợp giữa gợi và tả, tả cảnh ngụ tình gợi lên tâm trạng tiếc nuối, thơ thẩn, quyến luyến của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân.
+ Tác giả sử dụng nhiều từ láy vừa gợi tả cảnh sắc vừa nêu bật được tình cảm, tâm trạng của chị em Thúy Kiều.
- Trong đoạn trích có nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên đặc sắc: cảnh ngày xuân, cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh thông qua bút pháp tả và gợi.
- tà tà : đang nghiêng xuống. Nếu muốn nói 1 vật thể cố định ở tư thế hơi nghiêng ta dùng “nghiêng nghiêng” , còn ở đây ánh mặt trời đang nghiêng xuống dần mà không thể định sự nghiêng xuống đó cách rõ nét vì sự nghiêng xuống tràn lấp cả không gian và càng nghiêng xuống thì càng mờ dần . Tà tà còn nghĩa là trạng thái không chăm chú vào công việc (làm việc tà tà) hoặc đụng gì làm nấy (Tuyển tập Biên Tà Tà là “...Cứ viết tà tà, muốn viết gì thì viết...” của Hoàng mai Đạt).
- thơ thẩn : hành vi vô định hướng về mặt ý thức (chị em ra về trong trạng thái “dùng dằng nửa ở nửa về”, sao cũng được). “Khéo khéo đi đâu lũ "thẩn thơ"? Lại đây cho chị dạy làm thơ” (Hồ Xuân Hương).
- thanh thanh: thanh là mảnh mai, là trong sạch. Ý nói dòng suối nhỏ dáng thanh mảnh nước trong veo và rất sạch (thấy thế thôi chứ chưa chắc uống vào mà không đau bụng).
- nao nao: có gì đó tạo cảm xúc buồn buồn mà không rõ vì đâu kiểu như “hôm nay trời nhẹ lên cao, tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” (Xuân Diệu). Chữ nao nao nói đến cảm giác bồn chồn “trong bụng” như khi Kiều đánh đàn cho Kim Trọng thì chàng nhận xét “Lựa chi những khúc tiêu tao. Dột lòng mình lại nao nao lòng người”. Kim Trọng đâu có buồn (hic, được Kiều rồi thi buồn sao được cơ chứ) nhưng vì khúc đàn mà buồn không duyên cớ.
- nho nhỏ: nhỏ là không to nhưng cũng hẳn là nhỏ theo cảm nhận của người trong cuộc. Người ta có thể hiểu “nhỏ” theo 2 nghĩa đối lập. Thấy nhỏ nhưng nghĩa lý với người quan sát là không nhỏ. “Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ, này cô em tóc đờ mi gác xông”.
Những từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu vừa tả cảnh, vừa tả tâm trạng
- Gợi hình ảnh nơi hoang vắng, trơ trọi, buồn tẻ của ngôi mộ vô chủ và tâm trạng nao nao buồn bã của chị Thúy Kiều.
- Thời điểm cuối ngày hội đạp thanh đồng thời báo một sự kiện sắp xảy ra.