K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Hào khí Đông A của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

Hào khí Đông A (chữ A và chữ Đông trong chữ Hán ghép lại thành chữ Trần) là hào khí của nhà Trần, thể hiện khí thế oai hùng, hào sảng, nhiệt huyết của nhà Trần. Hào khí Đông A là kết tinh lòng yêu nước sâu sắc của những người con thời Trần.

- Ba lần chiến thắng Mông - Nguyên đã thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, lòng căm thù giặc sâu sắc và ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân dân nhà Trần. Sự đoàn kết của quân, dân, cả nước ấy chính là biểu hiện của hào khí Đông A trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

17 tháng 2 2016

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Trương Hán Siêu ( ? - 1354), tự là Thăng Phủ, làng Phúc Am, Yên Ninh (nay là Ninh Bình). Ông từng làm tới chức Hàn lâm học sĩ, rồi Tham tri chính sự. Ông có công cùng Nguyễn Trung Ngạn soạn bộ "Hoàng triều đại điển" và bộ "Hình thư"

Tác phẩm của Trương Hán Siêu hiện còn 4 bài thơ, 3 bài văn trong đó có bài "Phú sông Bạch Đằng"

2. Tác phẩm

Bài phú sông Bạch Đằng là dòng hoài niệm và suy ngẫm về chiến công lịch sử oanh liệt của người xưa. Bài phú đã tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về một dân tộc có tinh thần ngoan cường, bất khuất, mưu lược, tài trí, đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người.

II. Trả lời câu hỏi

1. Nêu vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài Bạch Đằng trong văn học. Nêu bố cục Bài phú sông Bạch Đằng và tìm hiểu một số từ khó, điển tích, điển cố ?

Trả lời :

- Đọc kĩ tiểu dẫn để hiểu về con sông Bạch Đằng và những chiến công của cha ông. Đó là một nhánh sông Kinh Thầy đổ ra biển nằm giữa Quảng Ninh và Hải Phòng. Nơi đây, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán, bắt sống Hoằng Thao, năm 1288, nhà Trần tiêu diệt giặc MôngNguyên, bắt sống Ô Mã Nhi.

- Bạch Đằng giang là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác giả viết nên những áng văn thơ tuyệt tác như Bạch Đằng giang của Trần Minh Tông; Bạch Đằng giang của Nguyễn Sưởng; Bạch đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi; Hậu Bạch đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân...

- Bố cục một bài phú thường có bốn đoạn: đoạn mở, đoạn giải thích, đoạn bình luận và đoạn kết. Bố cục Bài phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu cũng giống bố cục của một bài phú nói chung

- Đọc kĩ chú thích để hiểu nghĩa của những từ khó, các điển tích, điển cố như: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Đầm Vân Mộng, Tử Trường, Hợp Phì, Xích Bích...

2. Nhận xét về nhân vật "khách” trong đoạn 1? (Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của "khách”? Đặc điểm địa danh lấy trong điển cố Trung quốc và đặc điểm địa danh của đất Việt có gì giống và khác nhau? Qua những địa danh ấy, "khách” là người có "tráng chí” (chí lớn), có tâm hồn như thế nào?). 

- Đọc kỹ chú thích từ "khách”, đọc kỹ đoạn văn bài phú, phân tích các hình ảnh liệt kê về không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn và ngữ điệu trang trọng qua các từ "chừ” nhấn mạnh ngắt nhịp trong các câu từ "Giương buồm giong gió chơi vơi” đến "Tam Ngô, Bánh Việt”. Từ đó nhận xét về nhân vật “khách”:

- "Khách” là người mang tính cách tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ đồng thời cũng là một "tao nhân mặc khách" ham thích du ngoạn, đi nhiều, biết rộng, làm bạn với gió trăng, qua nhiều miền sông bể.

- "Khách” tìm đến những địa danh lịch sử (đặc biệt là Bạch Đằng) để ngợi ca và suy ngẫm. - Nhân vật "khách” tuy có tính chất công thức của thể phú song với ngòi bút tài hoa, Trương Hán Siêu đã thổi hồn vào thành một nhân vật sinh động. "Khách” chính là cái tôi tác giả - một con người mang tính cách tráng sĩ với tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử đất nước.

- Cái tráng chí bốn phương của nhân vật "khách” (cũng là của tác giả) được gợi lên qua những địa danh. “Khách” đã "đi qua" hai loại địa danh, loại địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt...) và loại địa danh của đất Việt (Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng...). Loại địa danh thứ nhất thể hiện tráng chí bốn phương, loại địa danh thứ hai mang tính cụ thể, đương đại thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái đối với cảnh trí non sông

3. Cảm xúc của "khách” trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng là phấn khởi, tự hào hay buồn thương tiếc nuối? Hãy lí giải. 

Trước hình ảnh Bạch Đằng "Bát ngát sóng kình muôn dặm”, "thướt tha đuôi trĩ một màu” với "nước trời...”, "phong cảnh ...”, "bờ lau...”, "bến lách...”... “Khách” có tâm trạng vui buồn lẫn lộn, vui vì tự hào trước lịch sử oai hùng của dân tộc nhưng buồn vì tiếc nuối xót thương những anh hùng đã khuất. Đây là một nỗi buồn cao đẹp đầy tính nhân văn. Giọng văn trở nên man mác, bâng khuâng.

4. . Nhận xét về nhân vật các bô lão và câu chuyện họ kể trong đoạn 2 (Vai trò của hình tượng các bô lão? Chiến tích trên sông Bạch đằng đã được gợi lên như thế nào qua lời kể của họ? Thái độ, giọng điệu của họ trong khi kể chuyện?). 

- Nếu ở đoạn 1, nhân vật "khách” là cái tôi nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão)

- Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kỳ tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng ("Muôn đội thuyền bè tinh kỳ phấp phới”), khí thế "hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh "kinh thiên động địa" được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc.

- Những hình ảnh điển tính được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). Điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca.

- Kết thúc đoạn 1, tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ lệ chan". Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của "khách” (tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả.

5.- Phân tích đoạn 3 để thấy được ý nghĩa lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của “khách”. 

Đoạn 3 của bài phú chứa nhiều suy ngẫm có tính triết lý. Lời ca của các bô lão mang âm hưởng của dòng sông sử thi, dòng sông cuộc đời, tất cả cứ tha thiết chảy ngày đêm. Một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ. Lời nối tiếp của “khách” có ý nghĩa tổng kết, vừa ca ngợi công đức hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát vọng hoà bình muôn thuở, yếu tố được nhấn mạnh, nêu cao là "Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao". Đó là tư tưởng nhân văn hết sức cao đẹp của dân tộc ta

6. Phát biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú.

- Giá trị nội dung: Bài phú sông Bạch Đằng thông qua việc tái hiện lại không khí chiến thắng hùng tráng của những trận đánh trên sông Bạch Đằng đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đồng thời cũng thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí con người của tác giả

- Giá trị nghệ thuật: Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích có chọn lọc, kết hợp trữ tình hoài cổ với tự sự tráng ca, thủ pháp liên ngâm, hình thức đối đáp, đặc biệt là sự sáng tạo hình tượng nhân vật “khách” và nhân vật “các bô lão”, một nhân vật đại diện cho hiện tại và một nhân vật là chứng nhân lịch sử, đồng thời trong mỗi nhân vật đều có sự phân thân của cái tôi tác giả, một cái tôi tráng sĩ có tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng ưu ái đối với lịch sử, với đất nước. Bài phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật của thể phú trong nền văn học Việt Nam thời trung đại.

16 tháng 1 2020

Bố cục:

- Phần 1 – mở (từ đầu… còn lưu) : cảm xúc nhân vật khách trước sông Bạch Đằng.

- Phần 2 – giải thích (tiếp… ca ngợi) : Các bô lão kể lại chiến tích trên sông.

- Phần 3 – bình luận (tiếp…chừ lệ chan) : Lời bình của các bô lão về chiến thắng.

- Phần 4 – kết (còn lại) : Khẳng định vai trò và đức độ con người.

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Một số nét sơ lược:

- Vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử : ghi dấu nhiều chiến công hiển hách (phá quân Nam Hán, đánh tan Mông – Nguyên).

- Đề tài sông Bạch Đằng là nguồn cảm hứng bất tận cho văn thơ (Nguyễn Trãi, Trương Hán Siêu, Nguyễn Sưởng…).

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Hình tượng nhân vật “khách” : Khách là sự phân thân của tác giả.

- Mục đích dạo chơi : thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và nghiên cứu cảnh trí đất nước  người yêu thiên nhiên, mang tính tráng sĩ phóng khoáng, mạnh mẽ.

- Khách đã “đi qua” : địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc (Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,…) thể hiện tráng chí bốn phương, hiểu biết phong phú, có hoài bão ; địa danh của đất Việt (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng) – cụ thể, đương đại, thể hiện tình yêu đất nước, tâm hồn ưu ái.

Câu 3 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

“Khách” mang tâm trạng buồn vui lẫn lộn, vui trước cảnh hùng vĩ thơ mộng “bát ngát sóng kình, thướt tha đuôi trĩ…”, phấn khởi tự hào trước dòng sông từng ghi bao chiến tích “gãy giáo”, “xương khô”, nhưng cũng lặng buồn vì cảnh xưa, dấu tích xưa giờ đìu hiu hoang vắng “Buồn vì cảnh thảm”, tiếc thương những người anh hùng đã khuất “Thương nỗi anh hùng”, “tiếc thay”.

Câu 4 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

- Hình tượng các bô lão : là người dân địa phương, là phân thân của tác giả, là hình ảnh tập thể xuất hiện như một sự hô ứng, tạo không khí đối đáp tự nhiên, kể cho khách nghe về những chiến tích lịch sử trên sông Bạch Đằng.

- Các bô lão kể chuyện với giọng đầy nhiệt huyết, tự hào, lời lẽ cô đọng. Các chiến tích được tái hiện bằng cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng Thuyền bè muôn đội, tinh kỳ…, đó là sức mạnh, khí thế dũng mãnh như hổ báo của các chiến sĩ đời Trần, trận đánh mang tầm vóc kì vĩ. Và cuối cùng, ý chí yêu nước cùng sức mạnh chính nghĩa của quân ta đã chiến thắng vang dội.

- Qua lời bình của các bô lão, có thể nhận thấy yếu tố quan trọng nhất làm nên chiến thắng không chỉ là “đất hiểm” mà cốt ở “đức cao” của con người.

Câu 5 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Lời ca của các vị bô lão và lời ca nối tiếp của “khách” nhằm khẳng định :

- Chân lí “Những người bất nghĩa tiêu vong - Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”

- Ca ngợi hai vị vua anh minh đời Trần.

- Bày tỏ khát vọng hòa bình muôn thuở trên đất nước.

- Ca ngợi đường lối giữ nước “đất hiểm”, “đức cao” của vương triều Trần.

Câu 6 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Giá trị của bài phú :

- Nội dung : thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trước những chiến công trên sông Bạch Đằng. Ca ngợi truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc. Thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao con người trong lịch sử.

- Nghệ thuật : “đỉnh cao nghệ thuật của thể phú”, với cấu tứ đơn giản, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, hình tượng sinh động, ngôn từ lắng đọng.

Luyện tập

Câu 1 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Học sinh tự học thuộc lòng một số câu.

Câu 2 (trang 7 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

- Lời ca của khách kết thúc bài Phú sông Bạch Đằng : ca ngợi sự anh minh của hai vị thánh quân, ca ngợi chiến tích của sông Bạch Đằng, khẳng định chân lí “cốt mình đức cao”.

- So sánh : cả hai bài đều thể hiện niềm tự hào về những chiến công của dân tộc trong công cuộc chống xâm lược và đều khẳng định vị trí, vai trò quyết định của con người. Khác nhau cơ bản ở hai bài này là mức độ vai trò của con người : Trương Hán Siêu đề cao vai trò con người hơn “cốt mình đức cao”, còn Nguyễn Sưởng thì san bằng “Nửa do sông núi, nửa do người”.

2 tháng 11 2021

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lý” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lý. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

8 tháng 8 2019

1. Quan điểm sống nhàn hay chính là vẻ đẹp tâm hồn: giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi của Nguyễn Bỉnh Khiêm

* Thể hiện ở hai câu thực:

- Sử dụng thành công nghệ thuật đối

+ Nhấn mạnh sự đối lập giữa hai không gian sống

· Nơi vắng vẻ: ít người lại qua, không phải cầu cạnh, cũng chẳng phải đua chen, tranh giành với nhau ->Thiên nhiên tĩnh lặng và trong sạch, con người được nghỉ ngơi và có cuộc sống thanh nhàn.

· Chốn lao xao: nơi đô thi sầm uất, nhộn nhịp, náo nhiệt, tấp nập

-> con người phải đua chen, giành giật, phải luồn cúi cầu cạnh

-> con người phải sống một cuộc sống thủ đoạn, căng thẳng, cuộc sống ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm, luôn sống trong thấp thỏm, lo âu, bất an.

+ Nhấn mạnh sự đối lập của dại và khôn, sự đối lập giữa người với ta:

· Dại: vận vào ta bởi vì ta đang tìm đến nơi vắng vẻ để sống, ta chọn khác với đám đông, khác với thói thường. Nhưng khi hiểu ra thì hóa ra lại không dại. Vì giữa lúc những kẻ lộng thần đang hoành hành, ta tìm về thiên nhiên để có được sự thanh thản.

-> Dại mà hóa ra không dại.

· Khôn vận vào người. Cứ tiếp tục sống cuộc sống đua chen, tranh giành sẽ đánh mất nhân phẩm. Nếu ta cứ sóng ở chốn lao xao ấy sẽ đánh mất mình, tạo nên xã hội đại loạn.

-> Khôn mà hóa ra không phải khôn.

Trong nhiều bài thơ khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng nói về cái lẽ dại – khôn ấy:

- Khôn mà hiểm độc là khôn dại

Dại mà hiền lành ấy dại khôn

- Người xảo ta thì vụng

Ấy vụng thế mà hay

Ta vụng người thì xảo

Ấy xảo thế mà gay

ð Quan niệm sống tìm về nơi thiên nhiên tĩnh tại, trong sạch để gột rạch tâm hồn cũng được nói đến nhiều.

Ví dụ:

- Mà vui cơm tấm, ổ rơm

Tuy rằng cũ kĩ mà thơm sạch lòng

Hơn ai gạo tám lầu hồng

Đem thân luồn cúi vào vòng lợi danh.

=> Chọn cuộc sống đạm bạc mà thanh cao sẽ hơn rất nhiều cuộc sống luồn cúi mà nguy hiểm.

* Thể hiện qua hai câu kết

- Mượn điển tích Thuần Vu Phần nằm mộng dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình ở nước Hòe An có công danh phú quý nhưng tỉnh dậy thấy bên cạnh chỉ là một tổ kiến.

=> Phú quý chỉ là giấc chiêm bao.

=> Không cần đánh đổi nhân cách của mình để đánh đổi lấy phú quý.

=> Thể hiện sự thông tuệ của bản thân của Nguyễn Bỉnh Khiêm: hiểu dduwcowcj quy luật tuần hoàn của vũ trụ, nhìn mọi sự biến thiên với con mắt bình thản.

=> Tác giả mang phong thái của một tiên ông, tìm đến một gốc cây để nghỉ ngơi, ung dung

-> tìm đến rượu để say -> tìm đến say là để tỉnh -> tìm đến tỉnh để nhận ra chân lí của cuộc sống, quy luật trong cuộc đời: công danh, phú quý chỉ là giấc mộng thoảng qua. Công danh phú quý không phải là tất cả để đánh đổi nhân cách mà chạy theo hư vinh ấy.

- Dùng từ “nhìn xem” -> thế đứng cao hơn hẳn so với phú quý

=> Với sự thông tuệ, tác giả kiên định với lựa chọn của mình, để hoàn thiện nhân cách của mình.

2. Nêu suy nghĩ, đánh giá:

- Quan điểm sống nhàn giúp nhà Nho xưa vượt được qua vòng danh lợi, sống mà giữ được cốt cách, khí phách của mình.

- Quan điểm ấy đưa ra lời khuyên cho muôn đời: sống không đua chen, không vì vòng danh lợi mà bị nhuộm đen về tâm hồn.

- Lời khuyên ấy vẫn còn nguyên giá trị trong cuộc sống hôm nay: xã hội hiện đại với nhiều bon chen, xô bồ, dễ khiến con người bị lung lạc. Bởi thế, để giữ được cốt cách và có quan điểm sống riêng thì điều đó thật đáng quý.

- Nêu suy nghĩ, quan điểm, bài học cho bản thân.

29 tháng 7 2019

1. Mở bài

Nhắc đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Và trở lại, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.

2. Thân bài

- Vài nét về Trương Hán Siêu.

- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:

    + Được viết vào khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần có dấu hiệu bắt đầu suy thoái.

    + Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ thời Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông.

    + Bài phú được viết theo lối phú cổ thể.

    + Cảm hứng: Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên và xoay vần của tạo hóa.

    + Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.

Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.

    + Nghệ thuật: Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa.

3. Kết bài

Phú sông Bạch Đằng là đỉnh cao nghệ thuật phú trong văn học trung đại.