Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
C - Thông báo việc trình bày vấn đề đã hoàn thành, nêu đánh giá khái quát và gợi liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn
- Cả hai đề nên sử dụng thao tác: phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ
Luận điểm cơ bản:
Đề 1: - Nói những điều là chân lý, sự thật để người nghe nắm bắt
- Nói những điều tốt đẹp
- Nói những điều hữu ích, cần thiết với người nghe
Đề 2: Nêu nội dung của tác phẩm
Nêu nghệ thuật của tác phẩm
- Lập dàn ý:
+ MB: giới thiệu tác giả, tác phẩm , giới thiệu vị trí, nội dung đoạn trích
+ TB: Phân tích ý nghĩa đoạn trích (nội dung, nghệ thuật )
+ KB: Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật. Tác phẩm thể hiện tư tưởng chủ đạo gì, góp phần đóng góp vào phong cách sáng tác của tác giả
- Viết mở bài:
Tình yêu quê hương đất nước đi vào thơ ca một cách tự nhiên và đã trở thành đề tài muôn thưở khơi nguồn cảm hứng cho các sáng tác. Dễ dàng nhận thấy những đau đớn mất mát của đất nước qua thơ Hoàng Cần, gặp sự đổi mới từng ngày của đất nước qua thơ Nguyễn Đình Thi nhưng có lẽ trọn vẹn, đủ đầy và sâu sắc nhất phải kể tới Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Đất nước không chỉ mang vẻ đẹp của dáng hình xứ sở mà còn hàm chứa nhiều thăng trầm lịch sử. Đất nước vừa thiêng liêng, cao đẹp, vừa gần gũi, bình dị, chan chứa tình yêu thương, cảm xúc của tác giả.
- Phân tích đoạn trích trong bài Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất nước là nơi ta hò hẹn
Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất nước là khái niệm mang tính tổng hợp chỉ quốc gia, lãnh thổ, những yếu tố liên quan mật thiết và tái hiện được đất nước. Nhưng trong tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm, tác giả khéo léo phân tách nghĩa, để “đất” và “nước” trở thành những điều gắn bó máu thịt với người dân. Tác giả tách nghĩa hai từ đất và nước để lý giải ý nghĩa cụ thể của từng từ. Đấy có thể xem như nét độc đáo, đặc biệt chỉ có ở nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm khi thể hiện khái niệm mang tính trừa tượng như vậy. Đất nước gắn liền với đời sống của con người, chẳng xa lạ “đất là nơi anh đến trường”, “nước là nơi em tắm” Đất nước trở nên lãng mạn như tình yêu đôi lứa, là nơi minh chứng cho tình cảm của con người với con người với nhau: đất nước là nơi ta hò hẹn”. Có thể nói tác giả Nguyễn Khoa Điềm diễn tả đất nước thật nhẹ nhàng, gần gụi với người đọc, người nghe. Đất nước chính là hơi thở, là cội nguồn của sự sống.
- Mở bài 1:
+ Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945
+ Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam
- Mở bài 2
+ Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm
+ Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu
- Mở bài 3:
+ Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao
+ Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo ra bước đệm để tôn lên tài năng của Nam Cao
- Mở bài (1): Cấu tạo ổn nhưng đưa thông tin về lai lịch của tác giả không cần thiết
- Mở bài (2): Câu đầu đưa thông tin không chính xác, giới thiệu đề tài và định hướng nội dung làm bài
- Mở bài (3): Phần viết logic, hợp lí, cần học tập
- MB chưa đạt yêu cầu: đưa thừa thông tin về tác giả. Đưa ra luận điểm: bi kịch của Mị tỉ mỉ quá, luận điểm về vẻ đẹp phẩm chất của Mị chỉ giới thiệu được sức sống tiềm tàng.
- KB: Không đưa ra được nhận định, ý nghĩa vấn đề trùng lặp với mở bài. Lỗi lặp từ, lỗi liên kết
Nội dung: mục đích, yêu cầu, hoạt động chính, kinh nghiệm…
- Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát tri thức, thành tựu, nghiên cứu đạt được
- Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát tri thức, thành tựu nghiên cứu
b, Tùy theo yêu cầu, nội dung văn bản tổng kết thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học
b, Mục đích: Nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc hoạt động
Yêu cầu: chính xác, khách quan
Bố cục: 3 phần
- Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, tổ chức, địa điểm, thời gian, tiêu đề
- Nội dung:
+ Mục đích ý nghĩa của công việc
+ Lần lượt tường trình, đánh giá công việc cụ thể
+ Rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị
- Phần cuối
+ Nơi nhận
+ Người viết kí tên
Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:
Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về | Chúng ta không thể nhắc tới |
… trong lúc nhàn rỗi rãi… | Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ |
Bác vốn chẳng thích làm thơ… | Thơ không phải mục đích cao nhất |
-… vẻ đẹp lung linh | Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù |
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ | … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó |
- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi
- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn
- Sửa lỗi dùng từ:
+ Nhàn rỗi → thư thái
+ Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ
+ Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý
+ Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao
|
|
- Mở bài: giới thiệu đối tượng, đề tài, vì vậy cần nêu ngắn gọn xuất xứ của đề tài, thông báo chính xác, ngắn gọn đề tài, cách hành văn tạo hứng thú cho người đọc