Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.
Truyện được kể theo lời của nhân vật người chị. Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật chị và em . Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.
Tớ cho bạn dàn ý nhé! Vì là tớ làm bài này 4 trang liền dài lắm nên không viết lên được:
Mở bài: Giới thiệu về bản thân / nhân vật
Thân bài: _ Lúc mà mẹ giục chia đồ chơi ( bàng hoàng,nỗi buồn, đau đớn không muốn xa anh trai )
_ Lúc đó thì anh nhớ về kỉ niệm của mình và anh trai ra sao? Cảm xúc của mình về tình yêu thương anh dành cho không bao giờ quên
_ Lúc bắt đầu chia đồ chơi ( tâm trạng thẫn thờ, buồn bã , như người mất hồn,...)
_ Mình nói với anh trai ra sao? ( lo lắng, quan tâm anh,....)
_ Mình cùng anh tới trường ( bối rối,......)
_ Thấy cô giáo bạn bè thì lúc đó cảm xúc thay đổi như thế nào?
_ Bỗng chợt lúc đó những kỉ niệm ùa về
_ Về nhà thì nhìn thấy cái gì, mình chạy thật nhanh lên tầng làm gì? Và dặn dò anh ra sao?
_ Câu nói của mẹ khiến mình và anh thế nào?
Kết bài: Cảm nghĩ chung của mình về lần ct đó. Và thương nhớ những kỉ niệm ấy.
Chúc bạn học tốt!
Thấm thoát đã mười năm trôi qua , giờ đây tôi đã là một sinh viên theo ngành báo chí và đã có nhiều bài viết được đăng báo. Tuy sống tại một thành phố khác nhưng tôi vẫn không bao giờ quên mái trường cấp hai. Tuần vừa rồi tôi đã gửi cho nhà xuất bản quyển tiểu thuyết đầu tay của mình nhưng buồn thay tôi đã bị từ chối. Thất vọng và chán nản, tôi đành tìm về tuổi thơ của mình mà tuổi thơ của tôi gắn liền với mái trường trung học cơ sở-nơi mà tôi xem là ngôi nhà thứ hai của mình.
Buổi chiều trên chiếc xe đạp, loanh quanh mấy con đường, thị trấn của tôi sao thay đổi quá. Đây rồi con đường vào trường nhưng sao quán nước khi xưa không còn nữa mà chỉ là hai hàng cây tỏa bóng mát rượi. Bánh xe lăn trên con đường còn tôi thì dường như trở lại tuổi thơ của mình. Cổng trường bây giờ cao và rộng quá, hai khung cửa sắt được điều khiển bằng điện tử đóng mở nhẹ nhàng đâu còn cái cánh cửa tuột bản lề, một đầu nghiêng chạm đất mở ra đóng vô quẹt thành hình bán nguyệt dưới đất. Hàng rào bằng lưới B40 khi xưa giờ đã là bức tường quét vôi trắng xóa. Lòng tôi bỗng trở nên xao xuyến. Bước vào cổng trường, một anh bảo vệ độ lớn hơn tôi vài tuổi ngăn lại. Thấy tôi không phải là giáo viên và cũng không tin lời tôi nên anh không cho tôi vào. Bỗng nhiên một cô giáo trẻ bước ra, tuổi cô cũng độ bằng tuổi tôi, dáng mảnh khảnh thật duyên dáng. Trên mặt cô phảng phất một nét gì đó rất quen thuộc. Tiếng anh bảo vệ rõ to:”Cô Minh Trang vể hả ? Để tôi dắt xe cho!” Tôi chợt nhận ra người bạn cũ và kêu to:”Minh Trang hả? Tao là Bảo Trân nè ! Mình học chung lớp 6A 4 đó nhớ không?” Cô bạn cũng đã nhận ra tôi, Minh Trang bước tới, ôm chầm lấy tôi và miệng tíu tít:” Tao nhớ mày quá!”
Minh Trang dắt tôi đi khắp các dãy phòng. Trang giờ đã là cô giáo như ước mơ thuở nhỏ, còn tôi thì …Chúng tôi vừa đi vừa ôn lại kỷ niệm cũ. Cô nàng không quên xin lỗi tôi vì một lần lỡ miệng làm tôi khóc. Tôi hỏi Thùy Trang, Mỹ Phụng, Kim Phụng, Hồng Vân…giờ đây thế nào? Công việc ra sao? Minh Trang đều trả lời rõ từng người một. Khi xưa chúng tôi là một nhóm bạn thân, thân hơn cả chị em. Nhìn lại ngôi trường, dãy phòng thiếc tạm bợ khi xưa tôi học đã không còn nữa mà là những dãy phòng cao tầng khang trang. Sân trường giờ đây đã được trải một lớp thảm cỏ xanh mướt. Những cây phượng không biết được trồng lúc nào mà to lớn vươn tán cây tỏa bóng mát khắp sân trường. Căn tin giờ cũng được ây cất khang trang sạch sẽ. Rồi còn đâu những trò chơi ở khoảng sân đầy cát chúng tôi nghịch vui bụi tung mịt mù bị thầy phạt, còn đâu cái sàn của trường như một tầng ngầm vốn được dành làm nơi để xe đạp mà chúng tôi rất thích tụm năm tụm ba trò chuyện. Ôi, sao tôi nhớ biết bao những ngày tháng tươi đẹp ấy! Bước vào thư viện trường, tôi gặp lại một số thầy cô cũ, trong đó có cô Khánh Hòa, chủ nhiệm tôi năm lớp sáu. Cô bây giờ trông chững chạc nhiều quá, trên gương mặt vẫn phảng phất nụ cười hiền từ khi xưa. Nhận ra tôi, cô xúc động nói : “ Trân đó à ? Em lớn nhanh quá! Em làm cô nhớ lớp 6A 4 khi xưa quá !” Tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm cũ, cô rất thương tôi, những buổi thu chương trình phát thanh học đường mà tôi là người biên soạn và là “phát thanh viên chính” cô phải đến tận nhà chỡ tôi đến trường và đưa tôi về tận nhà. Tôi nghe nói, thầy hiệu trưởng bây giờ đã thay người mới, thầy hiệu trưởng Kỉnh ngày ấy bây giờ đã về hưu và sống vui cùng con cháu.
Trong góc phòng, tôi bỗng thấy vài cái trống cũ. Tiến lại gần, tôi thấy một mặt trống in đầy những chữ viết. Lúc trước, mỗi học sinh khi trực cờ đỏ hầu như đều lén ghi tên mình lên mặt trống. Cố tìm trong những hàng chữ nguệch ngoạc, tôi bỗng tìm thấy dòng chữ “Mai Hoàng Bảo Trân”. Tên tôi đây rồi! Tuổi thơ của tôi đây rồi! Bạn bè ơi! Thầy cô ơi! Kỷ niệm ơi! Em nhớ mọi người biết bao. Giá như có cô tiên, ông bụt nào đó cho em quay ngược lại thời gian để sống trong những ngày hạnh phúc ấy.
Chiều tối, tôi trở về nhà người bà con mà trong lòng còn biết bao xao xuyến. Mái trường vẫn còn đó nhưng đã thay đổi nhiều, chúng tôi cũng đã lớn lên và thay đổi. Tôi sẽ ngừng buồn bã, ngừng thất vọng và tôi sẽ viết lại một quyển tiểu thuyết khác nói về những năm tháng học trò. Tôi sẽ lạc quan, yêu đời vì tôi biết cho dù tôi thành công hay thất bại thì bên cạnh tôi lúc nào cũng có thầy cô, bạn bè. Tôi thật tự hào khi gọi mái trường và những người thân thương ấy là gia đình thứ hai của mình…
Rời xa mái trường THCS Võ Thị Sáu, ngôi trường nhỏ đã để lại trong tôi rất nhiều dấu ấn và kỉ niệm đẹp của tuổi học trò ,để rồi hôm nay sau bao năm xa cách tôi mới có dịp được trỏ lại thăm . Những kỉ niệm về thầy cô bạn bè bỗng chốc gợi về trong tôi.
Thời gian trôi đi nhanh thật, mới đó mà đã mười năm rồi, tôi giờ đây không còn là một cô học trò nhỏ bé còi cọc hơn các bạn cùng học lớp 6a như trước nữa, tôi đã trở thành một cô sinh viên năm thứ hai của trường Đại học sư phạm Hà Nội, trưởng thành và năng động hơn.
Bước vội xuống xe, đầu óc chưa kịp thoát khỏi lơi lạnh từ điều hòa c toát ra thì có tiếng gọi của một ai đó từ phía cổng trường, thì ra là của một em học sinh lớp sáu, bảy gì đó gọi một bạn chạy vội sang ,trên tay vẫn cầm theo 2 chiếc kẹo, giống chúng tôi ngày xưa quá. Ngước nhìn xung quanh rồi dừng lại ở tấm biển trường. Đã có một sự thây đổi trông thấy, không còn là tấm biển mỏng bằng sắt in những dòng chữ trắng nhỏ nữa, thay vào đó là một tấm biển to, mới tinh, sáng rõ. Trông mà thích mắt. Bước nhanh vào trường sự thay đổi càng rõ rệt hơn. Trường khang trang và đẹp quá ! Còn nhớ khi chúng tôi còn học ở đây toàn là nhà tranh vách đất, mỗi lần trực nhật hay nô đùa chạy nhảy trong lớp là bụi đất lại bay mù mịt bám vào wần áo,thậm chí bay cả vào mắt làm tụi bạn thi nhau dụi, có đứa mắt còn đỏ hoe, vậy mà miệng ai nấy đều cười toe toét. Bây giờ hiện ra trước mắt tôi là dãy nhà bốn tầng khang trang đẹp đẽ, tường được sơn màu ghi, nhã nhặn và rất đẹp. Tôi lại gần quan sát, chà ! Không có một vết bẩn nào, tường sạch quá, không giống ngày xưa tường lớp chỉ là vách đất, mỗi lần rảnh rang nô đùa chúng tôi lại thi nhau nhẵm đạp lên tường, thỏa chí ngịch ngợm, có một số bạn đạp mạnh quá bị thủng một mảng tường lớn rồi bị cô giáo chủ nhiệm bắt được phạt đi trát lại nguyên vẹn. Phải nói cách xa mười năm là một khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn, nó đủ khiến tôi hôm nay nhìn đâu cũng thấy kỉ niệm, thấy những hồi ức đẹp của một thuở học trò nghich ngợm.
Tôi trở về trường vào một ngày thứ tư, lúc này mọi hoạt động học tập vẫn đang diễn ra bình thường. Không khí im ắng, chỉ thi thoảng có tiếng lá rơi xào xạc bởi những con gió mang đến. Và kìa trong lớp học vang lên tiếng thầy cô giáo đang giảng bài trầm ấm. Kia lớp 8a hình như đang trong giờ học toán, lớp 9b đang học địa lý. Và kìa chính là 6a, cái lớp mà cách đây mười năm tôi đã từng học. Tôi nhẹ nhàng bước đi trên hành lang lớp học, nhìn vào đó tôi không còn thấy những chiếc bàn ghế cũ kĩ, sộc sệch, thay vào đó là những bộ bàn ghế mới chắc chắn, sáng bóng và đăc biệt tất cả các lớp đều đã được trang bị đầy đủ máy chiếu để mỗi tiết học với những bài giảng điện tử của thầy cô trở nên sinh động hấp dẫn hơn. Đến đây tôi càng nhớ cái ngày xưa hơn cũng trong giờ học văn này vì mải chơi tôi đã không chú ý vào bài giảng của cô Loan, còn nói chuyện với mấy đứa bàn trên là cái Mai, cái Hồng, thằng Dũng. Tới khi cô giáo gọi đứng lên trả lời câu hỏi chúng tôi còn chẳng nói được nửa chữ. Kết quả là bị cô giáo nhắc nhở rồi bị phạt cuối tuần phải đi lao động quét dọn sân trường. Tuổi học trò nghịch ngợm là thế. Có đôi khi bị cô giáo mắng mặt méo xị, còn kêu ca chống đối khi bị phạt. Nhưng càng lớn tôi càng thấm thía những lời dạy của cô. Tôi hiểu rằng đó không phải là những lời mắng mỏ mà là sự nhắc nhở, khuyên răn mong muốn chúng tôi hiểu ra khuyết điểm của mình và sửa chữa để nên người. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, hôm nay tới đây nhìn cảnh vật tuy có khác xưa, ngôi trường cũng đã được sửa sang xây mới lại gần như hoàn toàn, khang trang, đẹp đẽ hơn rất nhiều. Trường cũng đã đưa đò cập bến qua bao nhiêu thế hệ, ấy vậy mà hôm nay trở lại tôi đây vẫn thấy thân quen lắm. Chứng kiến không khí lớp học tôi như trở lại và đang say mê trong những bài giảng văn của cô giáo, hay đang nô đùa dạo chơi dưới những hàng phượng vĩ, hay gốc bàng nhỏ mà giờ phải ngước mãi mới thấy hết vì theo năm tháng chúng cũng cao lớn vững chắc hơn rất nhiều.
Đang mải ngắm nhìn và trấm lắng trong chính những suy tư thì tôi giật mình bởi tiếng gọi nghe đâu đây quen thuộc quá: Hoa, có phải Hoa đấy không em? Vội vàng quay mặt lại phía sau, tôi xúc động khi nhìn thấy cô loan, chủ nhiệm cũ của tôi năm học lớp sáu, hóa ra cô vẫn còn dạy ở đây Hai cô trò gặp lại nửa mừng nửa vui. Tôi ôm cô trong niềm bồi hồi xúc động khôn tả. Cô tuy có già đi chút ít , mái tóc xanh đã điểm chút sợi bạc,nhưng cô vẫn rất đẹp, ánh mắt cô ngời sáng niềm vui. Sau đó cô dẫn tôi vào nhà hiệu bộ, cô giới thiệu tôi với vẻ đầy tự hào với các thầy cô đồng nghiệp khác,thì ra những thầy cô trước đây dạy tôi đã chuyển đi gần hết thay vào đó là đội ngũ thầy cô mới, trẻ, cũng tràn đầy nhiệt huyết và lòng yêu nghề. Cô hỏi thăm công việc học tập và cuộc sống hiện giờ của chúng tôi như thế nào. Tôi tự hào kể cho cô nghe về những thành tích học tập của mình và các bạn, cũng không quên hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống hiện tại của cô cùng gia đình. Bỗng có tiếng trống vang lên, thì ra cô phải lên lớp. Cô trò lại chia tay nhau, tôi ôm cô một lần nữa, chào hỏi các thầy cô giáo khác và hứa với cô sang tháng kỉ niệm năm mươi năm thành lập trường những thế hệ học trò cũ chúng em sẽ trỏ về tụ họp ở mái trường này.
Chia tay ngôi trường cũ, tôi vân thấy trong lòng bồi hồi, một cảm xúc thật khó diễn tả. Hình như là sự lưu luyến không muốn rời xa. Tôi thấy yêu và tự hào về mái trường này. Thầm nhắn nhủ trong tim sau này dù có đi bất cứ nơi đâu thì THCS Võ Thị Sáu vẫn mãi là ngôi nhà thứ hai chắp cánh tri thức cho những ước mơ tuổi thơ để chúng tôi được bay cao hơn, vươn xa hơn tới những chân trời mới.
Có lẽ bất kì người dân Việt Nam nào cũng nhớ tới tôi: Thánh Gióng – một trong những tứ bất tử của dân tộc. Cả cuộc đời của tôi là một câu chuyện huyền thoại hay chính bước đi cuả lịch sử đã huyền thoại hoá tất cả!
Bố mẹ tôi cũng là những người dân Việt bình thường như biết bao nhiêu người khác. Thậm chí, họ còn không được hưởng niềm hạnh phúc bình thường bởi họ đã về già mà vẫn không có nổi một mụn con. Ngày nào bố mẹ tôi cũng cầu trời khấn Phật cho họ một đứa trẻ để vui cửa vui nhà, động viên họ lúc tuổi đã xế chiều. Hình như trời Phật đã thấu hiểu mơ ước của hai vợ chồng. Một hôm, mẹ tôi đi làm đồng về muộn, bà phát hiện ra một dấu chân lạ. Nó có độ lớn khác thường. Tò mò, bà đặt chân ướm thử. Không ngờ, về nhà, bà lại thụ thai. Nhưng thật kì lạ, cái thai đã qua chín tháng mười ngày mà vẫn không chịu ra. Ở trong bụng mẹ, tôi thấu hiểu hơn ai hết nỗi lo lắng của cha mẹ tôi. Đúng mười hai tháng sau tôi mơi ra đời. Ngày tôi chào đời, những giọt nước mắt hạnh phúc đã lăn dài trẽn gương mặt nhăn nheo của cha mẹ. Theo thời gian tôi cứ lớn lên. Nhưng ki lạ thay đã ba năm trôi qua mà tôi vẫn không biết nói biết cười, không biết bò chứ chẳng nói đến biết đi như những đứa trẻ bình thường khác. Suốt ngày tôi chỉ trơ trơ nằm ở giường. Niềm vui lại tắt ngấm trong căn nhà nghèo khổ của cha mẹ tôi. Hai ông bà nhìn nhau thở dài không nói. Nhưng họ không nỡ vứt bỏ đứa con mà họ ao ước cả cuộc đời. Hai ông bà vẫn nhịn ăn, nhịn mặc lấy tiền nuôi tôi. Hàng xóm láng giềng nhìn tôi không khỏi ái ngại cho ông bà già tuổi đã gần đất xa trời. Nhưng họ vẫn hết lòng động viên, an ủi.
Năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh, đất nước đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Khắp mọi ngõ ngách trong làng, ai ai cũng lo sợ. Nhà vua không còn cách nào khác là cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài giúp nước. Qua biết bao vùng đất làng quê mà người hiền tài vẫn vắng bóng. Sứ giả đù rất buồn nhưng vẫn khộng nản bước. Rồi ngài cũng dừng lại ở làng quê hẻo lánh mà nhỏ bé của làng chúng tôi. Vừa nghe tiếng loa thông báo ngoài đình, cậu bé mà bao năm nay không biết nói biết cười bỗng chốc cất tiếng nói làm cha mẹ tôi hoảng hốt bất ngờ và lo sợ. Tôi gọi mẹ đi tìm sứ giả vào cho tôi. Mẹ tôi bước đi mà trong lòng không hết bối rối. Bỗng nhiên lúc đó, tôi cảm nhận được sự thay đổi lớn lao trong mình. Tôi bỗng chốc trở thành một con người khác hẳn. Tôi thấy được sự trưởng thành ghê gớm trong mình. Tiếng nói đầu tiên không phải là tiếng nói bình thường như bao đứa trẻ khác mà tiếng nói của lòng yêu nước. Khi sứ giả vào, ông không tin nổi mắt mình khi một đứa trẻ lên ba vẫn còn ngồi trên giường xin đi đánh giặc. Tôi nói với sứ giả: “Ông về tâu với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một roi sắt ta sẽ đánh tan lũ giặc này”. Khi nghe câu nói này của tôi, sứ giả như tìm được một niềm tin nơi tôi. Ông trở về kinh thành ngay. Những ngày sau đó, cả làng tôi ai cũng bận rộn. Từ hôm sứ giả trở về tôi ăn khoẻ khác thường. Ba nong cơm, chín nong cà. Cha mẹ không đủ thóc gạo nuôi tôi. Mọi nhà không ai bảo ai đều mang thóc gạo, ngô khoai đến cho cha mẹ tôi. Ai cũng mong tôi ăn thật nhiều để lấy sức giết giặc. Những ngày đó ở kinh đô, trong các xưởng rèn, những người thợ ngày đêm rèn binh khí theo lời dặn của tôi. Giặc tiến tới đâu, cả dân tộc tôi ngày đêm hừng hực tinh thần giết giặc đến đó. Rồi cũng đến ngày sứ giả mang binh khí đến. Tôi đứng dậy, vươn vai và trong phút chốc trở thành một tráng sĩ khôi ngô, tuấn tú, dũng mãnh vô song. Mọi người không khỏi ngạc nhiên và vui mừng. Tôi mặc áo sắt, đội mũ sắt, tay cầm roi sắt nhảy lên mình con ngựa bằng sắt. Chú ngựa vô hồn trong nháy mắt đã tung vó, hí vang. Tôi tạm biệt cha mẹ, tạm biệt dân làng dẫn quân đi giết giặc. Đoàn quân hùng hậu tiến ra trận trong hào khí ngút trời. Chúng tôi đi tới đậu, giặc chết tới đó. Tôi phi ngựa, vung roi quật lũ giặc. Ngựa hí vang phun ra lửa thiêu đốt quân thù. Giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy, tôi nhổ những cụm tre đằng ngà bên đường tiếp tục đánh giặc. Quân giặc hoảng sợ, tháo chạy. Thừa thắng, quân ta xông lên, đuổi lũ giặc ra khỏi bờ cõi. Đất nước trở lại thanh bình. Tôi không kịp trở về nhà tạm biệt mẹ. Đó là nỗi buồn mà có lẽ không bao giờ nguôi ngoai trong lòng tôi. Tôi phi ngựa lên đỉnh núi cao của làng rồi cởi bỏ lại áo giáp sắt, mũ sắt, cúi lạy quê hương rồi một người một ngựa từ từ bay về trời.
Đã biết bao nhiêu năm trôi đi cũng là hàng thế kỉ dưới trần gian, tôi vẫn không quên những ngày xuống trần làm người của mình. Nhiều lúc, tôi vẫn nhìn về phía quê hương với nỗi niềm khôn tả, thầm mong cuộc sống hoà bình, hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam yêu dấu của tôi.
Không ngắn được
lai
Sự việc chính trong truyện Thạch Sanh:
- Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch sanh
- Gặp Lý Thông và kết nghĩa anh em.
- Đi canh miếu và diệt chằn tinh
-Giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lý Thông lấp cửa hang.
- Hồn chằn tinh và đại bàng báo oán, Thạch sanh bị bắt oan vào ngục.
- Tiếng đàn của Thạch Sanh giúp công chúa khỏi câm, vạch mặt Lý Thông và giải oan cho mình.
- Thạch Sanh đối đầy với 18 nước.
- Về già, vua truyền ngôi cho Thạch Sanh.
Tác dụng của thứ tự kể trong văn bản thằng Ngỗ là:
- Làm cho người đọc cảm giác cuốn hút.
- Là loại thứ tự kể khó.
Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.
Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày
Đáp án: D