Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào không đúng khi nói về câu thơ thứ hai trong bài
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2019

“Ba quân khí thế mạnh nuốt trôi trâu” có hai cách hiểu:

- Thứ nhất, có nghĩa ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

- Thứ hai, ba quân khí thế hùng mạnh át sao Ngưu

Tựu chung lại, câu thơ nói về sức mạnh của quân đội nhà Trần về trí, lực. Điều đó được minh chứng bằng lịch sử:

   + Các vị tướng trí dũng song toàn: Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão…

   + Khí thế thay đổi trời đất khi quân đội nhà Trần từng đánh bại Mông Nguyên và giặc phương Bắc…

4 tháng 11 2021

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

b. Thân bài

* Giải thích

Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

* Phân tích

- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.

- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.

- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

* Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

* Phản biện

Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

c. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

b. Thân bài

* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.

- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.

- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.

- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

* Diễn biến câu chuyện

- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.

- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.

- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.

- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.

- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

c. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.

 

 

4 tháng 3 2023

- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.

- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.

→ Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, hụt hẫng. Vào khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ.

- Chỉ ra các hình ảnh thiên nhiên

- Chỉ ra những hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình

- Nêu cảm nhân của bản thân về hình ảnh đó

Lời giải chi tiết:

- Hình ảnh thiên nhiên: gió, mây, vòm lá, bóng tràm, hương tràm, bầu trời, cánh đồng.

- Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải của nhân vật trữ tình: đi đâu và xa cách bao lâu, gió mây kia đổi hướng thay màu, trái tim em không trao anh nữa, bầu trời cao, cánh đồng rộng, hương tràm bên anh, em đi đâu.

→ Những hình ảnh cho thấy thiên nhiên vẫn luôn vẹn nguyên, tồn tại vĩnh cửu bên con người. Thiên nhiên và tình yêu đã an ủi con người trong những khoảnh khắc cô đơn, hụt hẫng. Vào khoảnh khắc con người gần như tuyệt vọng thì thiên nhiên lại ân cần chia sẻ và nâng đỡ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Bài thơ có những kết hợp từ đặc biệt như: 

+ khói mơ tan: trạng thái lan toả của khói và trạng thái mơ của con người được kết hợp với nhau

+ bóng xuân sang: mùa xuân vốn dĩ không thể cảm nhận thành hình khối nhưng nhà thơ dùng cách nói “bóng xuân sang” như một cách hữu hình hoá mùa xuân

+ sóng cỏ: sóng là từ để gợi tả những làn nước nhấp nhô gợi ra một thảm cỏ xanh tươi trải dài bất tận

+ tiếng ca vắt vẻo: “tiếng ca” vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng lại được tác giả hữu hình hoá cảm nhận bằng thị giác 

+ mùa xuân chín: “chín” được tác giả kết hợp sử dụng để chỉ trạng thái mùa xuân vào lúc viên mãn nhất. 

- Ngôn từ trong bài thơ đã gợi lên một khung cảnh mùa xuân rực rỡ, tràn ngập ánh sáng, tươi đẹp, căng tràn sức sống. 

 Mùa thu nay khác rồiTôi đứng vui nghe giữa núi đồiGió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mớiTrong biếc nói cười thiết thaTrời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm mátNhững ngả đường ngátNhững dòng  sông xanh đỏ nặng phù saNước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuấtĐêm đêm rì rầm trong tiếng đấtNhững buổi ngày xưa vọng nói...
Đọc tiếp

 

Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới 

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường ngát

Những dòng  sông xanh đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về

1. Nêu nội dung đoạn thơ? Đoạn thơ trên được viết theo thể loại gì?

2. Trong ba dòng thơ ' Gió thổi rừng tre phấp phới/ Trời thu thay áo mới/ trong biếc nói cười thiết tha' tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó

3. đoạn thơ từ câu ' trời xanh đây là của chúng ta' đến câu' những buổi ngày xua vọng nói về' có sử dụng biện  pháp tu từ nào? nêu tác dụng

4. cả đoạn thơ cho ở đề bài tập trung miêu tả hình ảnh gì? hình ảnh đó hiện ra như thế nào?

5. chữ 'khuất' trong câu thơ' nước chúng ta, nước những người chưa bao giờ khuất' có ý nghĩa gì?

6. hãy việt một đoạn văn 10 dòng ghi lại cảm nhận của em về đất nước 

 

 

2
7 tháng 10 2020

Ui, mãi mới tìm được người vẫn còn chơi online maths

24 tháng 3 2024

what

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc I đoạn trích:           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc I đoạn trích:

           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

            Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

                                                                                                                                         (Trích Thánh Gióng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu  những sự việc tiêu biểu được kể lại trong đoạn trích trên?

Câu 3. Liệt kê các chi tiết miêu tảsự thất bại của quân giặc được nói đến trong đoạn trích?

Câu 4. Nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong câu văn: Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào?

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về chi tiết:  Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời?

Câu 6. Anh/chị hãy nhận xét thông điệp của tác giả được thể hiện qua đoạn trích?

 

2
23 tháng 10 2021

Định cho người ta làm hộ luôn bài kiểm tra à

23 tháng 10 2021
Ừ đúng là bài kiểm tra nhưng được ra về nhà
BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý...
Đọc tiếp

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2. Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được tác giả triển khai như thế nào trong văn bản?.
Câu 3. Nhà nước ta thời phong kiến đã từng trọng đãi hiền tài như thế nào? Theo tác giả, những điều đó đã là đủ chưa?.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu,nêu suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước?

BÀI 2.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

1.Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh H­ưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đ­ưa vào Toàn Việt thi lục.

2.Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức t­ước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.

3.Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Hoàng Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương và ông đưa ra những lí do mà khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.Đây là tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc

1/ Nêu nội dung chính của văn bản?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

3/ Xác định phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) ?

4/ Câu văn Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn nào của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc ?

2
24 tháng 4 2020

K liên quan, nhưng cô ơi cho em hỏi ở đoạn này sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là gì và hiệu quả sử dụng ạ. E cảm ơn cô nhiều ạ.

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

20 tháng 4 2020

Bài 2:

1. Giới thiệu Hoàng Đức Lương và tựa Trích diễm thi tập.

2. Phương thức biểu đạt; thuyết minh

3. Phép lặp, thế.

5 tháng 3 2023

* Tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm
- Giải thích ý nghĩa hình ảnh ngọn giáo: Ngọn giáo cầm trên tay chính là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần.
- Tư thế và tầm vóc con người → Tư thế cầm ngang ngọn giáo, chủ động chiến đấu bảo vệ giang sơn, bất chấp thời gian trôi qua

* Sức mạnh của trang nam nhi và quân đội nhà Trần
- "tam quân"- sức mạnh và tính tổ chức của quân đội nhà Trần.
- Hình ảnh so sánh cường điệu để làm nổi bật sức mạnh thể chất và tinh thần của người nam tử

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

* Tấm lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm

- Giải thích ý nghĩa hình ảnh ngọn giáo: Ngọn giáo cầm trên tay chính là biểu tượng cho sức mạnh và lòng yêu nước của nam nhi thời Trần.

- Tư thế và tầm vóc con người → Tư thế cầm ngang ngọn giáo, chủ động chiến đấu bảo vệ giang sơn, bất chấp thời gian trôi qua

* Sức mạnh của trang nam nhi và quân đội nhà Trần

- "tam quân"- sức mạnh và tính tổ chức của quân đội nhà Trần.

- Hình ảnh so sánh cường điệu để làm nổi bật sức mạnh thể chất và tinh thần của người nam tử.