Câu 1[NB] : Chức năng của tế bào gai ở thủy tức là :?
A. Hấp thu chất dinh dưỡng.
C. Tham gia vào hoạt động bắt mồi.
B. Tiết chất để tiêu hóa thức ăn.
D. Giúp cơ thể di chuyển.
Câu 2[VD]: Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều là do :?
A. Trâu bò thường làm việc ở các ruộng ngập nước.
B. Ngâm mình tắm mát ở nước bẩn.
C. Trâu, bò ăn rau, cỏ không được sạch, có kén sán.
D. Uống nước có nhiều ấu trùng sán.
Câu 3[VDC]: Động vật đa dạng phong phú nhất ở vùng nào?
A. Vùng ôn đới
C. Vùng Nam cực
B. Vùng Bắc cực
D. Vùng nhiệt đới
Câu 4 [NB]: Ruột khoang có số lượng khoảng?
A. 20.000 loài
B. 15.000 loài
C. 10.000 loài
D. 5.000 loài
Câu 5 [NB]: Động vật sau đây được xếp vào lớp trùng chân giả là :?
A. Trùng giày.
C. Trùng roi.
B. Trùng biến hình.
D. Tập đoàn vôn vốc.
Câu 6 [VDC]. Bộ phận nào giúp trùng roi xanh có khả năng tự dưỡng?
A. Nhân
B. Điểm mắt
C. Hạt diệp lục
D. Hạt dự trữ
Câu 7 [NB]: Trùng biến hình không có bào quan nào sau đây?
A. Lông bơi
C. Nhân
B. Không bào co bóp
D. Không bào tiêu hóa
Câu 8 [NB]: Trùng giày sinh sản vô tính như thế nào?
A. Tiếp hợp
C. Tạo bào tử
B. Mọc chồi
D. Phân đôi theo chiều ngang
Câu 9 [VD]: Khi nói về trùng kiết lị, khẳng định nào sau đây sai?
A. Trùng kiết lị dinh dưỡng theo kiểu thực bào (nuốt hồng cầu của người)
B. Trùng kiết lị giống trùng biến hình, chỉ khác ở chỗ chân giả ngắn
C. Khi mắc bệnh kiết lị, bệnh nhân có triệu trứng đau bụng, đi ngoài, phân có lẫn máu và chất nhày như nước mũi
D. Bào xác của trùng kiết lị (ngoài tự nhiên) có thể bám vào cơ thể muỗi Anôphen, truyền qua máu gây bệnh cho nhiều người
Câu 10 [NB]: Sự sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi ở thủy tức nước ngọt có đặc điểm:?
A. Chồi con không tách rời khỏi cơ thể mẹ
B. Chồi con khi tự kiếm được thức ăn thì tách rời khỏi cơ thể mẹ
C. Chồi con mới sinh ra đã tách khỏi cơ thể mẹ
D. Chồi con và cơ thể mẹ có khoang tiêu hóa thông với nhau
Câu 11 [VD]: Khi nói về mối quan hệ giữa hải quỳ và tôm ở nhờ, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trong mối quan hệ này chỉ có hải quỳ được lợi
B. Trong mối quan hệ này chỉ có tôm ở nhờ được lợi
C. Hải quỳ và tôm ở nhờ đều mang lại lợi ích cho nhau
D. Sự phát triển của hải quỳ kìm hãm sự phát triển của tôm ở nhờ
Câu 12[NB]: Trùng roi di chuyển bằng cách?
A. Uốn lượn
B. Sâu đo
C. Xoáy roi vào nước
D. Co dãn cơ thể
Câu 13[VD]: Động vật nguyên sinh sống kí sinh trong cơ thể người và động vật là:
A. Trùng roi
B. Trùng kiết lị
C. Trùng giày
D. Tất cả đều đúng
Câu 14[NB]: Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là:?
A. Trùng roi
B. Tập đoàn vôn vốc
C. Trùng biến hình.
D. Trùng lỗ
Câu 15[NB]: Nơi kí sinh của trùng sốt rét là:?
A. Phổi người;
B. Ruột động vật;
C. Máu người;
D. Khắp mọi nơi trong cơ thể.
Câu 16 [NB]: Trùng sốt rét di chuyển bằng cơ quan nào?
A. Bằng roi bơi
B. Bằng lông bơi
C. Không có bộ phận di chuyển
D. Cả A và B
Câu 17 [NB]: Nơi kí sinh của trùng kiết lị là: ?
A. Bạch cầu
B. Ruột người
C. Hồng cầu
D. Máu
Câu 18 [NB]: Hình thức sinh sản của trùng biến hình là:?
A. Phân đôi theo chiều ngang.
B. Phân đôi theo chiều dọc.
C. Tiếp hợp.
D. Phân đôi
Câu 19[NB]: Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ?
A. Có di chuyển tích cực.
B. Hình thành bào xác.
C. Có chân giả
D. Có cùng kích thước
Câu 20 [VD]: Trùng sốt rét có lối sống: ?
A. Bắt mồi.
B. Tự dưỡng.
C. Kí sinh.
D. Tự dưỡng và bắt mồi.
Câu 21[NB]: Sán lá máu thường sống kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể động vật?
A. Ruột già.
B. Ruột non.
C. Dạ dày.
D. Máu.
Câu 22[VD]: Thân loại sinh vật nào sau đây có mắt và long bơi tiêu giảm và phát triển giác bám, cơ quan sinh sản?
A. Sán lá gan.
B. Sán dây.
C. Sán lá máu.
D. Sán bã trầu.
Câu 23[VDC]: Hiện tượng bện nhân đau mỏi cơ thể, sốt rét,cơ thể mệt mỏi, là triệu chứng của bệnh ?
A. bệnh táo bón.
B. bệnh sốt rét.
C. bệnh kiết lị.
D. bệnh dạ dày.
Câu 24[VD]: Để phòng tránh bệnh sốt rét chúng ta cần làm gì?
A. Ăn uống hợp vệ sinh.
B. Mắc màn khi đi ngủ.
C. Ăn chin uống sôi.
D. Uống nhiều nước.
Câu 25[VDC]: Đâu là ấu trùng của sán dây khi ở trong cơ thể động vật ?
A.Sán gạo
B.Sán lá máu
C.Sán lá gan
D.Giun tròn
Đáp án B
Trong ngành Chân khớp, lớp Giáp xác có giá trị lớn về mặt thực phẩm cho con người. Hầu hết các loài giáp xác đều có lợi và là nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng cho nhiều loài sinh vật và con người.