Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Truyện | Tóm tắt cốt truyện | Tình huống chính | Chủ đề |
Làng | Suốt mấy ngày ông Hai không dám ra khỏi nhà sau tin đồn làng chợ Dầu theo giặc. Khi tin đồn được cải chính, ông vui sướng, lại đi khoe làng của mình. | Ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Niềm vui của ông Hai khi nghe tin cải chính |
Ca ngợi tình yêu quê hương, làng quê, đất nước |
Lặng lẽ Sa Pa | Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn nhân vật: ông họa sĩ, cô kỹ sư, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn | - Xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa | Khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những cống hiến thầm lặng |
Chiếc lược ngà | Ông Sáu tham gia kháng chiến, khi trở lại nhà thì con gái lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Đến lúc nhận ra cha cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào chiến khu, ông Sáu làm một chiếc lược ngà để tặng con. | Bé Thu nhất quyết không nhận cha - Lúc bé Thu nhận ra cha là lúc ông Sáu vào khu căn cứ - Ông Sáu hi sinh và chưa kịp trao cây lược ngà cho con |
Ca ngợi tình cha con sâu nặng |
Tóm tắt truyện thơ Truyện Kiều – Nguyễn Du
Thúy Kiều sinh ra trong gia đình trung lưu, có cuộc sống êm đềm bên cha mẹ và hai em là Vương Quan và Thúy Vân. Trong cuộc du xuân, Thúy Kiều gặp Kim Trọng và đem lòng yêu mến và tự ý thề nguyền, đính ước với chàng. Sau đó gia đình Kiều gặp tai vạ, Kiều phải bán mình chuộc cha, còn Kim Trọng thì về Liêu Dương chịu tang chú nên không hay tin tức của Kiều.
Kiều bị Mã Giám Sinh và Tú Bà, những kẻ buôn người xảo trá, đẩy vào lầu xanh, ép nàng phải tiếp khách. Ở đây, Kiều gặp Thúc Sinh và được chàng cứu ra, Thúc Sinh chưa kịp lấy Kiều làm vợ lẽ thì Hoạn Thư bắt Kiều về hầu hạ. Kiều trốn thoát, nhưng rồi lại rơi vào lầu xanh lần hai. Ở đây, Kiều được Từ Hải, anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất cứu thoát, giúp Kiều báo ân báo oán. Kiều vì nghe lời dụ dỗ của Hồ Tôn Hiến khiến Từ Hải chết, nàng bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu và gả cho tên thổ quan. Vì đau xót, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử và được sư Giác Duyên cứu giúp. Nhờ sư Giác Duyên, Kim Kiều hội ngộ.
Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất, theo lời của nhân vật Phương Định. Ngôi kể này giúp truyện có tính chân thực hơn. Tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, xúc cảm của nhân vật.
Tóm tắt:
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch, ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí nổ, chưa nổ của bom mìn sau đó phá bom mìn và san lấp mặt đường. Cuộc sống của ba cô gái phải đối mặt với cái chết trong mỗi lần phá bom, tuy khắc nghiệt, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan, giàu cảm xúc và mơ mộng.
Tóm tắt:
Ông Sáu sau một thời gian đi kháng chiến xa nhà, ông được trở lại thăm gia đình và đứa con gái sau 8 năm xa cách. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên má làm ông Sáu không giống như trong bức hình chụp chung với má. Mãi về sau khi nhận ra cha thì đã muộn. Vào chiến khu ông làm chiếc lược tặng cho con. Nhưng chưa kịp trao cho con, ông Sáu hi sinh trong một trận càn, trước khi nhắm mắt, ông chỉ kịp nhờ bác Ba trao lại cho con
- Tình huống không chịu nhận ba của bé Thu là bất ngờ đầu tiên. Anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi bé Thu chưa đầy một tuổi.Sau tám năm xa cách, anh trở về, đứa con gái không chịu nhận ba. Đến lúc bé Thu nhận ra và gọi aanh bằng ba là lúc anh phải ra đi nhận nhiệm vụ mới.
- Tình huống thứ hai: Anh Sáu hứa sẽ mang về tặng con một cây lược. Những ngày chiến đấu trong rừng, anh Sáu cặm cụi làm chiếc lược bằng ngà cho con gái. Chiếc lược đã làm xong nhưng chưa kịp trao cho con gái thì anh hi sinh.
Là con gái một gia đình trung lưu lương thiện, Thuý Kiều sống bên cạnh cha mẹ và hai em là Thuý Vân, Vương Quan. Trong ngày hội Đạp Thanh, gần nấm mồ Đạm Tiên - một hình ảnh báo hiệu định mệnh oan nghiệt sau này của nàng- Thuý Kiều gặp Kim Trọng. Mối tình đầu chớm nở. Nhân nhặt được chiếc thoa rơi của Thuý Kiều, Kim Trọng bày tỏ nỗi lòng với Kiều và hai bên đính ước.
Khi Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Kiều bị vu oan, cha và em bị bắt. Kiều phải bán mình chuộc cha.
Lần lượt bọn buôn người Mã Giám Sinh, Sở Khanh, Tú Bà dùng mọi thủ đoạn lừa gạt, dồn Thuý Kiều vào cuộc sống ô nhục. Nàng được Thúc Sinh, một khách làng chơi hào phóng, yêu thương và cứu vớt ra khỏi cuộc sống ở lầu xanh. Vợ cả Thúc Sinh là Hoạn Thư bày mưu bắt Kiều về hành hạ và đày đoạ nàng. Kiều trốn đến nương nhờ Sư Giác Duyên ở nơi cửa Phật. Sợ bị liên luỵ, Giác Duyên gửi nàng cho Bạc Bà, không ngờ Bạc Bà lại lừa bán nàng cho một chủ lầu xanh. Ở đây, nàng gặp người anh hùng Từ Hải. Từ Hải chuộc nàng về làm vợ. Khi sự nghiệp thành, Từ Hải giúp Kiều báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến, tên đại thần tráo trở, Từ Hải bị giết. Kiều bị nhục phải hầu rượu, đánh đàn trong tiệc mừng công của quân triều rồi lại bị ép gả cho một viên thổ quan. Đau xót và tủi nhục, Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử nhưng lại được Giác Duyên cứu. Lần thứ hai, Kiều nương nhờ nơi cửa Phật.
Kim Trọng sau khi hộ tang chú, chàng trở lại tìm người yêu. Hay tin thảm khốc, Kim Trọng vô cùng đau đớn. Theo lời dặn của Kiều, cha mẹ Kiều cho Thuý Vân kết duyên với Kim Trọng. Không nguôi tình xưa, Kim Trọng lặn lội tìm kiếm và chàng đã gặp lại Kiều, cả gia đình đoàn tụ. Trong ngày đoàn viên vui vẻ, để bảo vệ " danh tiết" và tỏ lòng kính trọng người yêu, Kiều đổi tình vợ chồng thành tình bạn.
Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.
Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.
Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.
@_@
Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một địa điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có: hai cô gái rất trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi hơn một chút. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì luôn phải đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom và phải làm việc giữa ban ngày dưới bom đạn của quân thù trên một tuyến đường ác liệt. Tuy vậy, họ vẫn lạc quan yêu đời, vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội, dù mỗi người một cá tính. Cái hang đá dưới chân cao điểm là “ngôi nhà” của họ đã lưu giữ biết bao kỉ niệm đẹp của ba cô gái mở đường trong những tháng ngày gian khổ mà anh hùng của cuộc kháng chiến chống Mĩ.