Thế nào là mối ghép cố định ? Gồm mấy loại ? Nêu sự khác biệt của các loại mối ghép đó...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 12 2020

* Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

* Gồm hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

* Khác biệt:

- Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết được ghép buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép, chi tiết không còn nguyên vẹn như trước khi lắp.

- Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp.

 

29 tháng 12 2020

* Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

* Có hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

* Khác biệt:

- Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết được ghép buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép, chi tiết không còn nguyên vẹn như trước khi lắp.

- Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp.

 

22 tháng 7 2018

- Mối ghép cố định là mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

- Chúng gồm 2 loại mối ghép không tháo được và mối ghép tháo được

29 tháng 11 2016

Câu 9: Trả lời:

Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí gồm:

1. Tính chất cơ học

Tính cứng
Tính dẻo.
Tính bền.
2. Tính chất vật lý

Tính nóng chảy
Tính dẫn điện
Tính dẫn nhiệt.
3. Tính chất hoá học

Tính chịu axit và muối.
Tính chống ăn mòn.
4. Tính chất công nghệ

Tính đúc, tính rèn, tính hàn.
Khả năng gia công cắt gọt.

14 tháng 12 2021

Câu 2 : 

a) Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.
*Gồm 2 loại :
- Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng
- Chi tiết máy có công dụng riêng:khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

b)Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.
Có hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.
Khác biệt:
Trong mối ghép không tháo được muốn tháo rời các chi tiết được ghép buộc phải phá hỏng một thành phần nào đó của mối ghép, chi tiết không còn nguyên vẹn như trước khi lắp.
Trong mối ghép tháo được có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn như trước khi lắp.

c) 

Mối ghép động là mối ghép trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối với nhau

Mối ghép động trong máy giúp máy hoạt động theo chức năng nhất định của từng máy.

Mối ghép động chủ yếu  để ghép các chi tiết thành cơ cấu.

Một nhóm nhiều vật nối với nhau bằng những khớp động, trong đó có một vật được coi là giá đứng yên, còn các vật khác chuyển động với qui luật hoàn toàn xác định đối với giá được gọi là một cơ cấu

Ví dụ : khớp tịnh tiến; khớp quay; khớp cầu ; khớp vít ; khớp các đăng…..

14 tháng 12 2021

thank bạn

23 tháng 12 2021

Mối ghép cố định là những mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau.

Có hai loại : Mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.

VD1 : Quai nồi bằng nhôm, con dao. (tháo được)

VD2 : Khung giàn, khung xe và các đồ điện tử (không tháo được)

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 8 (2021-2022 )Câu 1: Mối ghép cố định gồm mấy loại?A. 2                 B. 3                           C. 4              D. 5Câu 2: Mối ghép không tháo được gồm mấy loại?A. 1                      B. 2               C. 3                             D. 4 Câu 3: Đặc điểm mối ghép bằng...
Đọc tiếp

CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ 8 (2021-2022 )

Câu 1: Mối ghép cố định gồm mấy loại?

A. 2                 B. 3                           C. 4              D. 5

Câu 2: Mối ghép không tháo được gồm mấy loại?

A. 1                      B. 2               C. 3                             D. 4

 

Câu 3: Đặc điểm mối ghép bằng đinh tán là:

A. Vật liệu tấm ghép không hàn được hoặc khó hàn

B. Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao

C. Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Ứng dụng mối ghép bằng đinh tán:

A. Ứng dụng trong kết cầu cầu

B. Ứng dụng trong giàn cần trục

C. Ứng dụng trong các dụng cụ sinh hoạt gia đình

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 5: Có mấy loại mối ghép bằng ren?

A. 2                B. 3                  C. 4                                   D. 5

Câu 6: Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?

A. 3          B. 4                       C. 5                D. 6

Câu 7: Đặc điểm mối ghép bằng ren là:

A. Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp.

B. Mối ghép bu lông để ghépcác chi tiết có chiều dày không lớn và cần tháo lắp

C. Mối ghép vít cấy ,ghép chi tiết có chiều dày quá lớn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 8: Mối ghép động có:

A. Khớp tịnh tiến    B. Khớp quay    C. Khớp cầu      D. Cả 3 đáp án trên

Câu 9: Khớp tịnh tiến có:

A. Mối ghép pittông – xilanh                B. Mối ghép sống trượt – rãnh trượt

C. Cả A và B đều đúng                         D. Cả A và B đều sai

Câu 10: Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động:

A. Khác nhau      B. Giống hệt nhau    C. Gần giống nhau    D. Đáp án khác

Câu 11: Đối với khớp tịnh tiến, để giảm ma sát, người ta sẽ:

A. Sử dụng vật liệu chịu mài mòn          B. Làm nhẵn bóng các bề mặt

C. Bôi trơn bằng dầu, mỡ                      D. Cả 3 đáp án trên

Câu 12: Cấu tạo khớp quay gồm mấy phần?

A. 2           B. 3                     C. 4                           D. 5

Câu 13: Cấu tạo vòng bi gồm mấy phần?

A. 2                  B. 3                      C. 4                   D. 5

Câu 14: Ở khớp quay, chi tiết có lỗ giảm ma sát bằng cách:

A. Lắp bạc lót         B. Dùng vòng bi    C. Cả A và B đều đúng   D. Đáp án khác

Câu 15: Ứng dụng khớp quay trong:

A. Bản lề cửa     B. Xe đạp    C. Quạt điện         D. Cả 3 đáp án trên

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về khớp quay?

A. Mặt tiếp xúc thường là mặt trụ tròn    B. Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục

C. Chi tiết có mặt trụ ngoài là trục          D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 17: Trong khớp quay:

A. Mỗi chi tiết chỉ có thể quay quanh một trục cố định

B. Mỗi chi tiết có thể quay quanh nhiều trục cố định

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 18: Các máy móc hay thiết bị do mấy bộ phận hợp thành?

A. 1               B. 2              C. Nhiều                             D. Đáp án khác

Câu 19: Trong các máy móc hay thiết bị, các bộ phận được đặt ở:

A. Cùng vị trí                                      B. Các vị trí khác nhau

C. Cả A và B đều đúng                      D. Cả A và B đều sai

Câu 20: Tại sao trong máy cần có các bộ phận truyền chuyển động?

A. Do các bộ phận của máy thường đặt xa nhau

B. Do các bộ phận của máy đều được dẫn động từ một chuyển động ban đầu

C. Do các bộ phận của máy thường có tốc độ quay không giống nhau

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 21: Cấu tạo bộ truyền động đai có mấy bộ phận?

A. 1                 B. 2                                C. 3                      D. 4

Câu 22: Dây đai được làm bằng:

A. Da thuộc       B. Vải dệt nhiều lớp      C. Vải đúc với cao su   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 23: Bộ truyền động đai được ứng dụng trong:

A. Máy khâu    B. Máy khoan      C. Máy tiện      D. Cả 3 đáp án trên

Câu 24: Cấu tạo bộ truyền động bánh răng gồm mấy bộ phận?

A. 1            B. 2                 C. 3                                D. 4

Câu 25: Cấu tạo bộ truyền động xích gồm mấy bộ phận?

A. 1            B. 2                             C. 3                  D. 4

Câu 26: Bộ truyền động xích ứng dụng trong:

A. Xe đạp        B. Xe máy       C. Máy nâng chuyển     D. Cả 3 đáp án trên

Câu 27: Các bộ phận trong máy có:

A. Duy nhất một dạng chuyển động         B. Có 2 dạng chuyển động

C. Có nhiều dạng chuyển động khác nhau        D. Đáp án khác

Câu 28: Trong máy khâu, muốn may được vải thì kim máy phải chuyển động:

A. Thẳng lên xuống                                         B. Thẳng từ dưới lên theo một chiều

C. Thẳng từ trên xuống theo một chiều                 D. Tròn

Câu 29: Từ một dạng chuyển động ban đầu, muốn biến thành các dạng chuyển động khác cần có mấy cơ cấu biến đổi chuyển đông?

A. 1                      B. 2                              C. 3                   D. 4

Câu 30: Cơ cấu tay quay – con trượt thuộc cơ cấu:

A. Biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến

B. Biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay

C. Biến chuyển động quay thành chuyển động lắc

D. Biến chuyển động lắc thành chuyển động quay

Câu 31: Cấu tạo cơ cấu tay quay – con trượt gồm mấy bộ phận?

A. 2                 B. 3                    C. 4                         D. 5

Câu 32: Ứng dụng cơ cấu tay quay – con trượt dùng trong:

A. Máy khâu đạp chân    B. Máy cưa gỗ   C. Ô tô      D. Cả 3 đáp án trên

Câu 33: Loài người biết sử dụng điện để sản xuất và phục vụ đời sống sau khi chế tạo được:

 A. Pin        B. Ac quy          C. Máy phát điện        D. Cả 3 đáp án trên

Câu 34: Trong các nhà máy điện, năng lượng nào biến đổi thành điện năng?

A. Nhiệt năng   B. Thủy năng    C. Năng lượng nguyên tử    D. Cả 3 đáp án trên

Câu 35: Sơ đồ nhà máy thủy điện có:

A. Dòng nước    B. Tua bin nước    C. Máy phát điện   D. Cả 3 đáp án trên

Câu 36: Ở nhà máy thủy điện, yếu tố nào làm quay bánh xe của tua bin nước?

A. Năng lượng của than                                         B. Năng lượng của dòng nước

C. Năng lượng nguyên tử của chất phóng xạ         D. Đáp án khác

Câu 37: Có mấy loại đường dây truyền tải?

A. 2              B. 3                 C. 4                             D. 5

Câu 38: Để đưa điện từ nhà máy đến các khu công nghiệp, người ta dùng:

A. Đường dây truyền tải điện áp cao              B. Đường dây truyền tải điện áp thấp

C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình     D. Đáp án khác

Câu 39: Để đưa điện từ nhà máy điện đến các khu dân cư, người ta dùng:

A. Đường dây truyền tải điện áp cao          B. Đường dây truyền tải điện áp thấp

C. Đường dây truyền tải điện áp trung bình       D. Đáp án khác

Câu 40: Vai trò của điện năng là:

A. Giúp quá trình sản xuất được tự động hóa

B. Giúp cuộc sống của con người có đầy đủ tiện nghi

C. Giúp cuộc sống của con người văn minh, hiện đại hơn

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 41: Nhà máy điện hòa bình là:

A. Nhà máy nhiệt điện                                 B. Nhà máy thủy điện

C. Nhà máy điện nguyên tử                             D. Đáp án khác

Câu 42: Đường dây truyền tải điện 500kV, 220kV thuộc:

A. Đường dây cao áp                                      B. Đường dây hạ áp

C. Đường dây trung áp                                    D. Đáp án khác

Câu 43: Các em đã học mấy nguyên nhân gây ra tai nạn điện?

A. 2               B. 3                             C. 4                   D. 5

Câu 44: Tai nạn điện do chạm trực tiếp vào vật mang điện đó là:

A. Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần không bọc cách điện hoặc dây dẫn hở cách điện

B. Sử dụng đồng hồ điện bị rò rỉ điện ra vỏ

C. Sửa chữa điện không cắt nguồn điện, không sử dụng dụng cụ bảo vệ, an toàn điện

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 45: Biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện là:

A. Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện

B. Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện

C. Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 46: Có mấy biện pháp an toàn điện khi sử dụng điện mà em đã học?

A. 2           B. 3                   C. 4                                    D. 5

Câu 47: Trước khi sửa chữa điện, người ta phải cắt nguồn điện bằng cách:

A. Rút phích cắm điện                       B. Rút nắp cầu chì

C. Cắt cầu dao                                    D. Cả 3 đáp án trên

Câu48: Các biện pháp an toàn điện khi sửa chữa điện là:

A. Trước khi sửa chữa phải cắt nguồn điện

B. Sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa

C. Cả A và B đều đúng

D. Đáp án khác

Câu 49: Hãy cho biết sử dụng đúng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện cho mỗi công việc trong khi sửa chữa là như thế nào?

A. Sử dụng các vật lót cách điện      B. Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện

C. Sử dụng các dụng cụ kiểm tra     D. Cả 3 đáp án trên

Câu 50: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ an toàn điện?

A. Giầy cao su cách điện                                                 B. Giá cách điện

C. Dụng cụ lao động không có chuôi cách điện          D. Thảm cao su cách điện

Câu 51 :Đâu là hành động sai không được phép làm

A.Không buộc trâu, bò vào cột điện cao áp .

B.Không chơi đùa và trèo lên cột điện cao áp

C.Tắm mưa dưới đường dây điện cao áp

D.Không xây nhà gần sát đường dây điện cao áp

 

Câu 52: Vật liệu kĩ thuật điện được phân làm mấy loại?

A. 2                   B. 3                       C. 4                     D. 5

Câu 53: Vật liệu dẫn điện có:

A. Điện trở suất nhỏ    B. Điện trở suất lớn    C. Điện trở suất vừa   D. Đáp án khác

Câu 54: Vật liệu có điện trở suất càng nhỏ:

A. Dẫn điện càng tốt                          B. Dẫn điện càng kém

 C. Dẫn điện trung bình                      D. Đáp án khác

Câu 55: Vật liệu cách điện có:

A. Điện trở suất nhỏ    B. Điện trở suất lớn    C. Điện trở suất vừa   D. Đáp án khác

Câu56: Khi đồ dùng điện làm việc, vật liệu cách điện sẽ bị già hóa do:

A. Tác dụng của nhiệt độ                       B. Do chấn động

C. Tác động lí hóa khác                       D. Cả 3 đáp án trên

Câu 57: Ở nhiệt độ làm việc cho phép, tuổi thọ của vật liệu cách điện khoảng:

A. Dưới 15 năm      B. Trên 20 năm    C. Từ 15 đến  20 năm       D. Đáp án khác

Câu 58: Khi nhiệt độ làm việc tăng quá nhiệt độ cho phép từ 8 đến 10ᵒC, tuổi thọ của vật liệu cách điện sẽ:

A. Tăng gấp đôi       B. Giảm một nửa   C. Không thay đổi     D. Đáp án khác

Câu 59: Thép kĩ thuật điện được dùng làm:

A. Lõi dẫn từ của nam châm điện          B. Lõi của máy biến áp

C. Lõi của máy phát điện                       D. Cả 3 đáp án trên

Câu 60: Phần tử nào sau đây không dẫn điện?

A. Chốt phích cắm điện                             B. Thân phích cắm điện

C. Lõi dây điện                                         D. Lỗ lấy điện

Câu 61: Trong các vật liệu sau, vật liệu nào có đặc tính dẫn điện tốt?

A. Vật liệu dẫn từ                                B. Vật liệu cách điện

C. Vật liệu dẫn điện                              D. Đáp án khác

 

Câu62: Dụng cụ dùng để đo độ dài của chi tiết hoặc xác định kích thước của sản phẩm là :

    A. Thước Lá

B. Thước móc

C. Thước cuộn

D. Thước cặp

Câu 63: Khi chiếu một vật thể lên một mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là:

   A. hình chiếu      B. Vật chiếu       C. Mặt phẳng chiếu          D. Vật thể

Câu64: Bản vẽ nhà là loại:

   A. bản vẽ lắp

B. bản vẽ xây dựng

    C. bản vẽ chi tiết

D. bản vẽ cơ khí

Câu 65: Hình hộp chữ nhật được bao bởi mấy hình chữ nhật?

   A. 7               B. 6                     C. 5                                 D. 4

Câu66: Những chi tiết nào sau đây không phải là chi tiết máy :

    A. Khung xe đạp

B. Lò xo

C. Mảnh vỡ máy

D. Bu lông

Câu 67: Khi quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định, ta được hình:

  A. Hình nón       B. Hình trụ       C. Hình cầu            D. Đáp án khác

Câu 68: Hình nón có hình chiếu đứng là tam giác cân, hình chiếu bằng là:

  A. Tam giác     B. Tam giác cân       C. Hình tròn          D. Đáp án khác

Câu 69: Có mấy loại bản vẽ kĩ thuật?

   A. 2                B. 3             C. Có nhiều loại                         D. Đáp án khác

Câu 70: Để biểu diễn rõ ràng bộ phận bên trong bị che khuất của vật thể, người ta dùng:

    A. Hình chiếu vuông góc                       B. Hình cắt

    C. Hình biểu diễn ba chiều vật thể          D. Đáp án khác

Câu 71: Trong bản vẽ chi tiết của sản phẩm, gồm mấy nội dung:

    A. 2       B. 3            C. 4                                      D. 5

Câu 72 : Hãy cho biết đâu là dụng cụ tháo, lắp trong các dụng cụ cơ khí dưới đậy :

  A. Búa

B. Thước

C. Cưa

D. Tua vít

Câu 73 : Hãy cho biết đâu là dụng cụ kẹp chặt trong các dụng cụ cơ khí dưới đậy :

    A. Búa

B. Thước

C. Cưa

D. Ê  tô

Câu74: Đai  ốc là chi tiết có ren gì ?

A. Ren ngoài                                          B. Ren trong

C. Cả ren trong và ren ngoài                 D. Ren bị che khuất

Câu 75 : Vật  liệu nào sau đây không phải là vật liệu phi kim loại

A. Nhựa

B. Nhôm

C. cao su

D. sứ

Câu 76:  Trình tự đọc bản vẽ chi tiết là:

A. Khung tên, kích thước, hình biểu diễn, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp

B. Yêu cầu kĩ thuật, khung tên, hình biểu diễn, kích thước, tổng hợp

C. Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp

D. Hình biểu diễn, kích thước, khung tên, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp

Câu77: Tìm đáp án sai: Người công nhân căn cứ theo bản vẽ để?

 A. Chế tạo       B. Thiết kế        C. Lắp ráp                 D. Thi công

Câu 78: Để vẽ các hình biểu diễn 3 chiều, người ta sử dụng phép chiếu:

 A. Vuông góc                                        B. Vuông góc và song song      

 C. Song song và xuyên tâm                     D. Vuông góc và xuyên tâm

Câu 79: Để diễn tả chính xác hình dạng vật thể, ta chiếu vuông góc vật thể theo:

  A. một hướng     B. hai hướng      C. ba hướng       D. bốn hướng

 

1
29 tháng 12 2021

Giải giúp mik từ 20 đến 40

22 tháng 1 2017

1. Kim loại dẫn điện tốt; phi kim dẫn điện kém hoặc không dẫn điện;
2. Kim loại dễ gia công như dát mỏng, kéo sợi dài còn phi kim thì rất khó hoặc không được;
3. Kim loại dẫn nhiệt tốt hơm phi kim, thậm chí nhiều phi kim là chất cách nhiệt;
4. Đại bộ phận kim loại nặng hơn phi kim;

22 tháng 1 2017

KL: dễ bị ăn mòn bởi muối, axít, dễ bị ôxi hóa,... dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường hơn so với phi KL; khối lượng riêng thường lớn hơn phi KL, tính cứng cao hơn,...
KL đen: thành phần chủ yếu là Fe và C: gang, thép. KL màu: hầu hêt các KL còn lại: đồng, nhôm,... So với gang, thép thì đồng, nhôm kém cứng hơn, dẻo hơn, dễ biến dạng hơn, "nhẹ" hơn, không giòn như gang,...

2 tháng 1 2022
* Phân loại: Mối ghép cố định có 2 loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được. * Sự khác nhau: - Mối ghép tháo dược có thể tháo rời nguyên vẹn các chi tiết như trước khi ghép.  
Tham khảo:* Phân loại:Mối ghép cố định có 2 loại: mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được.* Sự khác nhau:- Mối ghép tháo dược có thể tháo rời nguyên vẹn các chi tiết như trước khi ghép.