Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.
Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.
Câu 2:
Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.
Câu 3.
Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.
Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.
Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.
Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.
Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".
Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.
Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.
Câu 4:
Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.
-
Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.
-
Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.
Câu 1: Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác. Cảm xúc chủ đạo ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm cùng sự suy tư, trầm lắng.
- Hình như là hình ảnh cây tre là ẩn dụ thì phải.
- Tình cảm của nhân dân đối với Bác [Cái này chắc quá quen thuộc rồi]: Nhân dân ta luôn biết ơn, nhớ Bác và cố gắng thực hiện những lời Bác dạy để con cháu học tập và noi theo tấm gương của Bác
2, Nguyên nhân cái chết Vũ Nương
+ do lời nói ngây thơ của bé Đản.
+ Do người chồng đa nghi, hay ghen.
+ Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.
+ Do cuộc hôn nhân không bình đẳng
+ Do lễ giáo hà khắc, phụ nữ không có quyền được nói, không có quyền được tự bảo vệ mình.
+ Do chiến tranh phong kiến gây nên cảnh sinh ly.
4, Ý nghĩa chi tiết cái bóng
+ Cái bóng “trên tường” hay còn được gọi là “Cha Đản” vừa là chi tiết thắt nút, là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương. Đồng thời cũng là chi tiết mở nút khi Trương Sinh nhận ra cái bóng trên tường chính là người mà bé Đản gọi là Cha. Chi tiết cái bóng còn góp phần hoàn thiện thêm vẻ đẹp nhân cách của Vũ Nương, đồng thời cũng thể hiện rõ nét hơn số phận bi kịch của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Cái bóng “trên tường” còn góp phần tố cáo những oan trái, bất công trong xã hội phong kiến xưa.
- Cái bóng “trên sông” khi Vũ Nương trở về: đây là cái bóng mang ý nghĩa của chi tiết kỳ ảo. Bóng “trên sông” có ý nghĩa:
+ “Chiếc bóng” xuất hiện ở cuối truyện: “Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất” : khắc họa giá trị hiện thực, nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.
+ “Chiếc bóng” mang ý nghĩa thức tỉnh người đọc về bài học hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là chiếc bóng mờ ảo, hư vô. Oan đã được giải nhưng Vũ Nương không thể trở về trần gian được nữa. Câu chuyện trước sau vẫn là bi kịch về cuộc đời của một người con gái thủy chung, đức hạnh.
Học tốt :)
-Từ chiến trường miền Nam, nhà thơ Viễn Phương mang theo bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và chiến ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu. Đây là cuộc hành hương của người chiến sĩ.
-Từ xa, nhà thơ đã nhìn thấy hàng tre ẩn hiện trong sương khói trên quảng trường Ba Đình lịch sử. Màn sương trong câu thơ gợi lên một không khí thiêng liêng, huyền thoại. Cây tre, hàng tre "đứng thẳng hàng" trong làn sương mỏng, ẩn hiện thấp thoáng, mang màu sắc xanh xanh. "Hàng tre xanh xanh" vô cùng thân thuộc được nhân hóa, trải qua "bão táp mưa sa "vẫn "đứng thẳng hàng" như dáng đứng của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất trong bốn nghìn năm lịch sử.
-"Ôi!" là từ cảm, biểu thị niềm xúc động tự hào. Hình ảnh hàng tre xanh mang tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc. Tre mang phẩm chất cao quý của con người Việt Nam: "mộc mạc, thanh cao, ngay thẳng, bất khuất..." (Thép Mới)
=>>> Như vậy, hình ảnh ẩn dụ ở đây ở những hàng tre, tượng trưng cho những sức sống và tâm hồn của con người Việt Nam. =>>>Hàng tre xanh đứng thẳng hàng như những người lính kiên trung không chỉ chiến đấu anh dũng mà giờ đây khi trở về từ chiến trường, còn nguyện đứng canh cho giấc ngủ bình yên của Người... Ấn tượng đầu tiên của nhà thơ khi viếng lăng Bác là hàng tre, điều này hoàn toàn tương ứng với điểm nhìn của tác giả- một người chiến sĩ. Qua đây ta cũng phần nào thấy được sự gắn bó và tình cảm của Viễn Phương với đất nước, với vị cha già của dân tộc.
Đoạn 1:
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1976, đất nước vừa thống nhất, lăng Bác được khánh thành.
- Lần đầu ra thăm lăng Bác.
à Đan xen nhiều cảm xúc chân thành, từ hồi hộp tới xúc động nghẹn ngào, vương vấn chẳng muốn rời. Trong đó, xúc cảm lắng đọng nhất là nỗi xúc động tha thiết nghẹn ngào.
2.
Nhịp 1/4/2 tạo nhịp điệu đều đặn của tiếng gọi, nhấn mạnh vẻ đẹp của sắc xanh. Tiếng gọi tha thiết trong một màu xanh trải bạt ngàn
3. Các biện pháp tu từ:
- Nhân hóa: hàng tre được nhân hóa như con người đứng canh lăng “thẳng hàng”
- Ẩn dụ:
+ Bão táp mưa xa: Những khó khăn vất vả
+ Hàng tre biểu trưng cho vẻ đẹp phẩm chất và khí phách con người Việt Nam trong chiến đấu gian khổ vẫn kiên cường, bất khuất trung kiên
- Nói giảm nói tránh “thăm” biến cuộc đi viếng thành một chuyến thăm hỏi, giảm nhẹ nỗi đau, khẳng định Bác còn sống mãi với non sông.
4. Lưu ý sử dụng câu phủ định (gạch chân) – không đáp ứng 1 yêu cầu trừ 0,5 điểm
- Vị trí và nội dung chính của đoạn: Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng.
- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo nhưng cũng thể hiện cảm xúc của tác giả
+ Đại từ xưng hô “con” gần gũi, ấm áp, thân thương, muốn được gặp cha sau bao ngày mong ngóng
+ “Thăm” giảm đau thương và khẳng định Bác còn sống mãi
- “Ôi” gợi sự xúc động nghẹn ngào buộc phải bộc lộ thành lời nói trực tiếp.
- Cảm xúc được khắc họa đậm nét trước hình ảnh hàng tre bên lăng Bác
+ Hình ảnh tả thực “trong sương hàng tre bát ngát” vốn rất quen thuộc với con người và cuộc sống Việt Nam.
+ Hai câu thơ cuối hàng tre đã hóa thân vào con người, trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp mộc mạc nhưng ẩn chứa sức mạnh thần kì của con người Việt Nam. Sức mạnh ấy đã được khẳng định trong cơn “bão táp mưa xa” – trong khó khăn gian khổ mà vẫn vững vàng, vững trãi và trung kiên.
Mình rất vui vì có người lạ hiểu mình về việc quay trở lại trường học :
Mình thấy rất vui vì có nhiều trai đẹp trong trường từ lp 6 đến 9 .
Mình thấy hãm hãm mấy bọn con trai hay giơ ngón giữa , điều đấy làm mình ghét họ hơn .
Mình chọ ý kiến 2 , cho xin .
Mình chọn đáp án 1 : Em cảm thấy vui vì em đã bước vào một năm học mới đầy niềm vui và bất ngờ.
Đáp án 1 là Liệt kê thực tế!
Đáp án C
Cả a và b