Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Khối khí từ cao áp chí tuyến Bán cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển Xích đạo rộng lớn, đã bị biến tính, thổi vào nước ta theo hướng tây nam (gió mùa Tây Nam) có tầng ẩm rất dày, vượt qua các địa hình cao chắn gió và gây mưa cả ở hai phía của sườn núi.
- Khối khí nhiệt đới nóng ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây nam, có tầng ẩm mỏng hơn, nên chỉ gây mưa lớn ở sườn đón gió; sau khi vượt qua đỉnh núi cao, không còn ẩm nữa, trở nên khô và nhiệt độ tăng lên khi xuống thấp, gây nên thời tiết khô nóng ở sườn khuất gió.
a) Nguyên nhân chủ yếu gây ra thời tiết lạnh về mùa đông ở vùng Tây bắc
- Do gió mùa đông bắc và độ cao địa hình
- Vùng Tây bắc bị khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít bị ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa đông bắc; khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao địa hình bởi vì phần lớn lãnh thổ của vùng có nhiều khối núi cao trên 2.000m, nhiều đỉnh vượt trên 3.000m tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao.
b) Duyên hải Nam Trung Bộ có mưa vào thu đông (khoảng tháng 8 đên tháng 1) : do đón nhận trực tiếp của các luồng gió thổi hướng đông bắc từ biển vào (gió mùa đông bắc, Tín phong nửa cầu Bắc), bão, áp thấp nhiệt đớ từ biển Đông dải hội tụ nội chí tuyến.
c) MIền Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại không có đai ôn đới : vì đai ôn đới chỉ xuất hiện ở độ cao trên 2.600mm, trong khi đó đỉnh núi cao nhất của miền mới đạt 2.598m (đỉnh Ngọc Lĩnh)
b, duyên hải miền trung có mưa về thu đông là vì :
mùa đông có gió mùa đông đi qua biển bị biến tính vào đất liền thổi vuông góc với dãy trường sơn bắc gây ra mưa lớn vào thu đông
Đáp án: C
Giải thích:
- Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới quét qua → gây mưa cho cả nước.
- Do hoat động của dải hội tụ nhiệt đới lùi dần từ bắc vào nam kết hợp với mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam
⇒ mùa mưa nước ta chậm dần từ Bắc vào Nam.
a) Hoạt động của bão ở Việt Nam :
- Trên toàn quốc, mùa bão: Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 bão sớm vào tháng 5 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu.
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mỗi năm có từ 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm bão nhiều có 8 – 10 cơn bão. Năm ít 1– 2 cơn.
b) Hậu quả của bão ở Việt Nam:
- Gió mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng.
Gió bão có thể gây ra sóng biển cao tới 9-10 m, lật úp tàu thuyền trên biển. Bão làm mực nước biển dâng cao 1,5 – 2 m gây ngập mặn vùng ven biển.
- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế…
- Bão là một thiên tai gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng ven biển.
a) Hoạt động và hậu quả của bão
- Trên cả nước : Mùa bão kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 (chủ yếu tập trung vào các tháng 8, 9, 10) và chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Mỗi năm trung bình có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta
- Hậu quả : Mưa to, gió lớn dẫn đến lũ lụt, nước dâng..... gây ra những tác hại to lớn cho sản xuất và đời sống.
b) Nguyên nhân : Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và vào tháng 9 cho miền Trung là do hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.
Giải thích: Mục 1 – ý c, SGK/40 - 41 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: C
Chọn: A