K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 6 2018

Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là

A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa

B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng

C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao

D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển

Đáp án là B

Câu 1: Thành tựu:-  Kinh tế:        + Nước ta nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được kéo dài và duy trì ở mức đọ một con số.         + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.         + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.         + Cơ cấu kinh tế lãnh thổ cũng chuyển dịch rõ nét.- Xã hội:     ...
Đọc tiếp

Câu 1: Thành tựu:

-  Kinh tế:

        + Nước ta nước ta đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế- xã hội kéo dài. Lạm phát được kéo dài và duy trì ở mức đọ một con số.

         + Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

         + Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

         + Cơ cấu kinh tế lãnh thổ cũng chuyển dịch rõ nét.

- Xã hội:

         + Đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc xóa đói giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện.

Câu 2:

Cơ cấuXu hướng chuyển dịch
Ngành kinh tế

- Sự chuyển dịch giữa các khu vực kinh tế: Tăng tỉ trọng KV dịch vụ và công nghiệp- xây dựng,giảm tỉ trọng KV nông- lâm- ngư nghiệp.

=> là sự chuyển dịch tích cực và phù hợp với yêu cầu chuyể dịch kinh tế theo hướng CNH- HĐH.

- Sự chuyể dịch trong nội bộ ngành kinh tế:

      + Khu vực I: Tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

 *Trong nông nghiệp: Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, gỉm tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành dịch vụ nông nghiệp.

      + Khu vực II:

       1. Trong cơ cấu giá trị sản xuất:

* Tăng tỷ trọng nhóm ngành CN chế biến.

* Giảm tỷ trọng các nhóm ngành CN khai thác và nhóm ngành CN sx, phân phối điện, khí đốt, nước.

        2.Trong cơ cấu sản phẩm:

* Tăng tỷ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng, có khả năng cạnh tranh.

* Giảm tỷ trọng các sản phẩm chất lượng thấp, trung bình.

 +Khu vực III: Tăng trưởng nhanh lĩnh vực liên quan         đến kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển đô thị.

                  Ra đời nhiều loại hình dịch vụ mới: 

viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ ...

Thành phàn kinh tế

- Tăng tỷ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có vai trò ngày càng quan trọng.

- Giảm tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nước, nhưng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế (chiếm tỷ trọng cao nhất).

- Giảm tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, tuy nhiên tỷ trọng của kinh tế tư nhân có xu hướng tăng lên.

Lãnh thổ kinh tế

        Các vùng động lực phát triển kinh tế, các vùng chuyên canh và khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có qui mô lớn

        Ba vùng kinh tế trọng điểm : phía Bắc, miền Trung và phía Nam

 

 

Câu 3:

a. Tỉ trọng ngành nông nghiệp= 0,8%,= 0,71% (năm 2005) 

                 ngành lâm nghiệp= 0,04%, = 0,03% (năm 2005)

                 ngành thủy sản= 0,16% ( năm 2000), = 0,245 (năm 2005)

b.  Nhận xét :

Nhìn chung cơ cấu tỉ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi theo xu hướng tích cực:

 

- Tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm nhẹ từ 79,1% xuống 71,6%, tuy nhiên đây vẫn là ngành giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nông nghiệp nói chung.

- Tỉ trọng ngành lâm nghiệp cũng giảm từ 4,7% xuống còn 3,7%.

- Tỉ trọng ngành thủy sản đang tăng lên nhanh từ 16,2% lên 24,7%. Nhờ chính sách chuyển hướng phát triển nông nghiệp, chú trọng đầu tư nuôi trồng thủy hải sản và tăng cường đánh bắt xa bờ.

0
13 tháng 10 2017

Đáp án B

Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam tràn vào lãnh thổ nước ta, khối khí này khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi cao chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ bị biến tính trở nên khô nóng => gọi là gió phơn Tây Nam -> làm cho nền nhiệt miền Trung thời kì này (tháng 5 – 7) nhiệt độ tăng cao và khô nóng hơn so với miền Bắc và miền Nam

Câu 1. Biên độ nhiệt miền Nam thấp hơn miền Bắc chủ yếu do   A. nền nhiệt độ ở miền Nam thấp hơn nền nhiệt độ ở miền Bắc.   B. sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất nhỏ.   C. miền Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và áp thấp nhiệt đới.   D. địa hình miền Bắc chủ yếu là đồi núi cao, hướng các dãy núi phức tạp.Câu 2. Nhận xét nào sau...
Đọc tiếp

Câu 1. Biên độ nhiệt miền Nam thấp hơn miền Bắc chủ yếu do

   A. nền nhiệt độ ở miền Nam thấp hơn nền nhiệt độ ở miền Bắc.

   B. sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất nhỏ.

   C. miền Nam chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và áp thấp nhiệt đới.

   D. địa hình miền Bắc chủ yếu là đồi núi cao, hướng các dãy núi phức tạp.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc-Nam?

   A. Nguyên nhân phân hóa Bắc-Nam là do khí hậu phân hóa theo vĩ độ.

   B. Nền nhiệt độ ở miền Nam thường cao hơn nền nhiệt độ ở miền Bắc.

   C. Ở miền Bắc, vào mùa hạ trời nhiều mây, nắng ấm, nhiều cây rụng lá.

   D. Ở miền Nam, nhất là Tây Nguyên hình thành rừng thưa nhiệt đới khô.

Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự phân hóa của thiên nhiên nước ta theo chiều Đông-Tây?

   A. Nguyên nhân phân hóa Đông-Tây là do khí hậu phân hóa theo kinh độ.

   B. Đồng bằng Bắc Bộ và Đồng bằng Nam Bộ có thềm lục địa rộng, nông.

   C. Dải đồng bằng ven biển miền Trung hẹp ngang, thiên nhiên bớt khắc nghiệt.

   D. Độ nông-sâu, rộng-hẹp của thềm lục địa có quan hệ chặt chẽ với đồng bằng.

Câu 4. Ý nào sau đây không đúng về tự nhiên đối với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

   A. Tập trung dầu khí trữ lượng lớn.

   B. Ven biển có rừng ngập mặn phát triển.

   C. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu.

   D. Tính không ổn định của thời tiết là trở ngại lớn của miền.

Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nước ta?

   A. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh.

   B. Khí hậu phân hóa theo độ cao của địa hình và áp thấp Bắc Bộ.

   C. Đất đai phân hóa theo đai cao và ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam.

   D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 6. Đâu không phải là một trong những đặc điểm cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc

Trung Bộ nước ta?

   A. Là miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ ba đai cao.

   B. Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.

   C. Có dải đồng bằng mở rộng, khá màu mỡ nằm ở trung tâm.

   D. Các dãy núi xen kẽ các thung lũng sông hướng tây bắc-đông nam.

Câu 7. Ý nào sau đây không đúng về miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nước ta?

   A. Gió mùa Đông Bắc đến muộn và kết thúc sớm.

   B. Rừng còn tương đối nhiều chỉ sau Tây Nguyên.

   C. Ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, vũng vịnh.

   D. Gió mùa Đông Bắc đến sớm và kết thúc muộn.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là một trong những đặc điểm của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta?

   A. Biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.

   B. Có đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ, nhỏ hẹp ở ven biển Nam Trung Bộ.

   C. Sự tương phản về khí hậu giữa hai sườn Đông-Tây của Trường Sơn Nam rõ nét.

   D. Bờ biển khúc khuỷu, có nhiều vịnh biển sâu được che chắn bởi các đảo ven bờ.

0
12 tháng 5 2019

HƯỚNG DẪN

a) Vào mùa đông ở vùng khí hậu Nam Bộ khô nóng, còn ở vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ lạnh và có mưa phùn.

- Mùa đông ở Nam Bộ chịu tác động của gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương đến; đây là khối khí khô, nóng và ổn định nên gây ra thời tiết khô nóng.

- Trung và Nam Bắc Bộ về mùa đông chịu tác động của gió mùa Đông Bắc thối từ áp cao phương Bắc về nên lạnh, sang nửa sau mùa đông gió này lệch về biển nên tăng độ ẩm và gây mưa phùn khi vào Bắc Bộ.

b) Mùa mưa ở Nam Bộ kéo dài hơn ở Bắc Bộ, trong mùa đông ở Bắc Bộ vẫn có những ngày nhiệt độ khá cao, nóng như mùa hạ:

- Mùa mưa ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng với thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ; do tác động kéo dài của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ nên mùa mưa ở đây kéo dài hơn ở Bắc Bộ.

- Mùa đông ở Bắc Bộ có gió mùa Đông Bắc thổi theo từng đợt gây lạnh. Giữa những đợt thổi của gió mùa Đông Bắc, Tín phong Bán cầu Bắc mạnh lên, làm nhiệt độ tăng khá cao

c) Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có chế độ nhiệt ít biến động và không có mùa đông lạnh như ở hai miền địa lí tự nhiên khác.

- Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ vào khoảng thời gian từ tháng IX - IV chịu tác động của Tín phong Bán cầu Bắc từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương thổi đến. Khối khí này khô, nóng, tương đối ổn định nên làm chế độ nhiệt ở đây ít biến động.

- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ về mùa đông (từ tháng XI - IV) chịu tác động của gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc tràn về nên lạnh và có nhiều biến động. Tín phong Bán cầu Bắc thổi từ cao áp chí tuyến Tây Thái Bình Dương cũng hoạt động mạnh lên ở hai miền này vào những lúc gió mùa Đông Bắc suy yếu, góp phần làm biến động chế độ nhiệt.

d) Tuy có mưa phùn vào mùa đông, nhưng lượng mưa trung bình năm của vùng khí hậu Đông Bắc Bắc Bộ vẫn nhỏ hơn ở vùng khí hậu Nam Bộ:

- Nam Bộ có lượng mưa lớn trong suốt cả các tháng về mùa mưa do chịu tác động mạnh của gió Tây Nam từ cao áp Bắc Ấn Độ Dương đến vào đầu hạ và gió mùa Tây Nam có nguồn gốc từ Bán cầu Nam lên vào giữa và cuối mùa hạ.

- Bắc Bộ vào đầu mùa hạ chỉ có mưa dông nhiệt, lượng mưa không lớn; đến khoảng tháng VIII lượng mưa mới lớn do tác động của dải hội tụ và gió mùa Đông Nam (gió mùa Tây Nam). Cuối mùa mưa, vào khoảng tháng X, những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về sớm làm giảm lượng mưa.

3 tháng 2 2016

a) Hoạt động của bão ở Việt Nam :
- Trên toàn quốc, mùa bão: Bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 bão sớm vào tháng 5 và muộn sang tháng 12, nhưng cường độ yếu.
- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng 9, sau đó đến tháng 10 và tháng 8. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.
- Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
- Trung bình mỗi năm có từ 3 – 4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm bão nhiều có 8 – 10 cơn bão. Năm ít 1– 2 cơn.
b) Hậu quả của bão ở Việt Nam:
- Gió mạnh kèm theo mưa lớn gây ngập lụt trên diện rộng.
Gió bão có thể gây ra sóng biển cao tới 9-10 m, lật úp tàu thuyền trên biển. Bão làm mực nước biển dâng cao 1,5 – 2 m gây ngập mặn vùng ven biển.
- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế…
- Bão là một thiên tai gây tác hại lớn cho sản xuất và đời sống, nhất là ở vùng ven biển.

 

* Nguyên nhân: Chủ yếu do hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.

 

 

3 tháng 2 2016

a) Hoạt động và hậu quả của bão 

- Trên cả nước : Mùa bão kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 (chủ yếu tập trung vào các tháng 8, 9, 10) và chậm dần từ Bắc vào Nam.

- Mỗi năm trung bình có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta

- Hậu quả : Mưa to, gió lớn dẫn đến lũ lụt, nước dâng..... gây ra những tác hại to lớn cho sản xuất và đời sống.

b) Nguyên nhân : Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và vào tháng 9 cho miền Trung là do hoạt động của gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới.

8 tháng 10 2017

Đáp án B

Nhiệt độ trung bình về mùa hạ chênh lệch không nhiều giữa miền Bắc và miền Nam do ở cả hai miền đều có gió mùa mùa hạ nóng ẩm hoạt động

30 tháng 11 2016

Câu 1: Trả lời:

Hoạt động của gió mùa ở nước ta

- Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Gió mùa mùa đông:

+ Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc.

+ Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

+ Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín Phong bán cầu Bắc cũng thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ, trong khi Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.

-Gió mùa mùa hạ: Vào mùa hạ (từ tháng V đến tháng X) có hai luồng gió cùng hướng tây nam thổi vào Việt Nam.

+ Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt –Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí này trở nên khô nóng (gió phơn Tây Nam hay còn gọi là gió Tây hoặc gió Lào).

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (xuất phát từ áp cao cận chí tuyến bán cầu Nam) hoạt động mạnh. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc va mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta.



 

19 tháng 12 2016

coS trong sách

1 tháng 6 2016

-  Nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam, trên quốc lộ 1 và tuyến đường sắt Bắc - Nam, có các sân bay Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có nhiều thuận lợi đối với việc phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa.

-   Thế mạnh hàng đầu của vùng là thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

1 tháng 6 2016

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ở vào trung độ của đất nước, nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Các quốc lộ 9, 49, 14B và 24 nối các cảng biển của vùng đến Tây Nguyên và với các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar theo hành lang kinh tế Đông Tây sẽ là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và các nước trên đến các nước vùng Bắc Á. Vị trí địa lý là lợi thế quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho vùng mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, Tây Nguyên và cả nước; kích thích và lôi kéo thu hút đầu tư từ bên ngoài.