Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Văn chính luận
- Viết nhằm mục đích đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng, tố cáo tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi sự đoàn kết đấu tranh...
- Những ánh văn chính luận được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, lời văn chặt chẽ, súc tích mà còn bằng cả tấm lòng yêu nước nồng nàn của một trái tim vĩ đại.
- Tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp(1925) ; Tuyên ngôn độc lập(1945) ; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946)
* Truyện và kí
- Viết nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của thực dân phong kiến tay sai và đề cao tấm lòng yêu nước của nhân dân.
- Bút pháp hiện đại và nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tác giả tạo nên những tình huống truyện độc đáo, bằng trí tưởng tượng phong phú, trí tuệ sắc sảo và vốn kiến thức văn hoá sâu rộng.
- Tiêu biểu : Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922) ; Vi hàng (1923) ; Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925) ; Nhật ký chìm tàu (1931) ; Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)
*Thơ ca
- Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn học của Bác. Thơ của Người thể hiện tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của một chiến sĩ cách mạng.
- Người để lại hơn 250 bài thơ, được in trong 3 tập thơ: Nhật ký trong tù gồm 134 bài; Thơ Hồ Chí Minh gồm 86 bài; Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh gồm 36 bài.
a. Văn chính luận
- Viết bằng tiếng Pháp: Gồm những bài đăng trên các báo: Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền... đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (1922).
- Viết bằng tiếng Việt: Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gi quý hơn độc lập tự do (1966).
- Mục đích văn chính luận của Bác: đấu tranh chính trị, tấn công trực diện kẻ thù được thể hiện những nhiệm vụ của cách mạng qua các thời kì lịch sứ.
- Đặc điểm nghệ thuật: da dạng, linh hoạt, kết hợp lí và tình, lời văn chặt chẽ, luôn đứng trên lập trường chính nghĩa để tuyên truyền hoặc tố cáo...
b. Truyện và kí
- Nội dung: Tố cáo thực dân và phong kiến, đề cao những tấm gương yêu nước...
- Nghệ thuật: tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thuý chứng tỏ Bác là một cây văn xuôi đầy tài năng.
c. Thơ ca
- Tập thơ chữ Hán: Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
+ Nội dung: Tái hiện bộ mặt tàn bạo của nhà tù Quốc dân đảng, một phần hình ảnh xã hội Trung Quốc. Tập thơ thể hiện bức chân dung tự hoạ con người tinh thần Hồ Chí Minh: khao khát tự do, nghị lực phi thường, giàu lòng nhân đạo, yêu thiên nhiên, Tổ quôc, trí tuệ sắc sảo “một tâm hồn vĩ đại của bậc đại trí, đại nhân, đại dũng" (Nhà văn Viên Ưng - Trung Quốc).
+ Nghệ thuật: Đa dạng về bút pháp, hồn thơ tinh thế, vừa cổ điển vừa hiện đại, hình tượng trong thơ luôn vận động, hướng về sự sống tương lai và ánh sáng.
- Thơ tuyên truyền, cổ động (Con cáo và tổ ong, Ca du kích...).
- Những bài thơ giải trí trong kháng chiến: Đối nguyệt (Với trăng , Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Thu dạ (Đêm thu), Báo tiệp (Tin thắng trân), Cảnh khuya...
a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng.
- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.
- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thế hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.
b. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
- Lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ
- Chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc
- Xác định rõ đối tượng, mục đích quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm
- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng. Thơ văn của Người: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn, tình cảm rộng lớn.
Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, sinh tại huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, trong một gia đình quan lại sa sứt. Ông nội là Chu Giới Phu từng làm quan trong triều nhà Thanh, năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì bị cách chức, hạ ngục. Ông thân sinh của Lỗ Tấn là Chu Bá Nghi, đỗ tú tài, cũng năm Lỗ Tấn 13 tuổi thì lâm bệnh và 3 năm sau thì qua đời. Mẹ của Lỗ Tấn là Lỗ Thụy, một người phụ nữ nông dân trung hậu, kiên nghị.
Phẩm chất của bà có ảnh hưởng lớn tới Lỗ Tấn. Cha của Lỗ Tấn mất do không có thuốc chạy chữa, khi Lỗ Tấn 13 tuổi. Từ đó, Lỗ Tấn ấp ủ nguyện vọng học thuốc chữa bệnh.
Lỗ Tấn dã từng học các nghề hàng hải, khai mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc nhưng đều thất bại. Nhờ học giỏi, ông được học bổng sang Nhật, học đại học Y khoa. Một lần, Lỗ Tấn chứng kiến cảnh người dân Trung quốc thích thú khi xem bộ phim có quay cảnh quân Nhật chém một người Trung Quốc vì bị nghi là gián điệp. Ông giật mình nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân và ông quyết định chuyển hướng bỏ đại học Y để làm văn nghệ.
Làm văn nghệ, Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa.
Lỗ Tấn đã sáng tác nhiều tác phẩm: 20 tập truyện ngắn, mỗi tập 600 trang. Có nhà nghiên cứu gọi là "trước tác đẳng thân" (sách cao bằng người). Trong đó, các sáng tác tiêu biểu có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới, Nấm mồ, cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng…
Năm 1981, toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa của nhân loại.
- Lỗ Tấn (1881- 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài.
- Năm 13 tuổi, bố ông lâm bệnh, không có thuốc uống mà chết. Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học nghề thuốc, ông đã học nghề hàng hải với ước mơ mở mang tầm nhìn và nghề khai thác mỏ với nguyện vọng làm giàu cho Tổ quốc.
- Nhờ học giỏi ông được học bổng sang Nhật. Ông chọn nghề y. Đang học dở Đại học y khoa thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Do một lần xem phim, ông thấy cảnh những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém một người Trung quốc làm gián điệp cho quân Nga. Ông bỗng giật mình mà nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.
- Lỗ Tấn viết chủ yếu là truyện ngắn và tạp văn: Truyện ngắn có Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết lại. Tạp văn có Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng… Dù ở thể loại nào các tác phẩm của ông cũng đều nhằm mục đích chiến đấu. Ngòi bút ông như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật: điềm tĩnh, tỉnh táo, phanh phui các ung nhọt với một mong ước nóng bỏng là đem lại sức khỏe cho nhân dân
Đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh
- Văn chính luận ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt, sắc bén, giọng đanh thép, thuyết phục
- Truyện và kí: hiện đại, có sức chiến đấu, nghệ thuật trào phúng sắc sảo
- Thơ ca: hòa quyện lãng mạn và hiện thực, hiện đại và cổ điển
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú, đa dạng, độc đáo, hấp dẫn, kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng nghệ thuật, truyền thống và hiện đại.
· Văn chính luận : Bộc lộ tư duy sắc sảo ,giàu tri thức văn hóa,gắn lí luận với thực tiễn,giàu tính luận chiến, vận dụng hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện .
· Truyện – kí : Bút pháp chủ động sáng tạo, có khi là lối kể chuyện chân thật, tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu sắc sảo, châm biếm thâm thúy và tinh tế, giàu chất trí tuệ và chất hiện đại.
· Thơ ca : Nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ Cách Mạng.
Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương vô cùng lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại, đặc sắc về phong cách, viết bằng tiếng : Pháp , Hán , Việt .
Văn chính luận : Viết từ những năm đầu TK XX, với bút danh Nguyễn Aùi Quốc – Mục đích Đấu tranh chính trị tiến công trực diện kẻ thù –Khẳng định ý chí chiến đấu, tinh thần độc lập dân tộc – tác phẩm tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
Truyện – kí : Viết khoảng 1922 – 1925 , bằng tiếng Pháp - Vạch trần bản chất đen tối của TDP ,ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần CM của dân tộc – truyện ngắn NAQ cô động, cốt truyện sáng tạo, ý tưởng thâm thúy, giàu chất trí tuệ - Tác phẩm tiêu biểu : Paris , Lời than vản của bà Trưng Trắc, Vi Hành, ….
Thơ ca: Là lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp văn chương của HCM . Thơ Người thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa , một tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM vĩ đại – Có trên 250 bài có giá trị : Thơ HCM (86 bài) bằng tiếng Việt , Thơ chữ Hán ( 36 bài ) là những bài cổ thi thâm thúy , Nhật kí trong tù ( 133 bài ) .
Khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh
* Văn chính luận:
- Viết văn nhằm đấu tranh, tấn công kẻ thù trực diện, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng…
- Ngòi bút sắc bén, lập luận chặt chẽ, trí tuệ sắc sảo, lời văn ngắn gọn, súc tích, giàu tình cảm
- Tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925); Tuyên ngôn độc lập (1945) Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
* Truyện và kí
- Tố cáo tội ác dã man, bản chất xảo trá, tàn bạo của thực dân phong kiến, đề cao tinh thần yêu nước
- Bút pháp hiện đại, giọng trần thuật linh hoạt, trí tưởng tượng và phông văn hóa đa dạng
- Tiêu biểu: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ( 1925)…
* Thơ ca
- Thể hiện chất nghệ sĩ tài hoa, nghị lực phi thường và nhân cách cao đẹp của chiến sĩ cách mạng
- Để lại 250 bài thơ, in trong 3 tập: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh