K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 7 2018

- Giữa thế kỉ XIX đứng trước sự đe dọa xâm lược của phương Tây, Ra-ma IV (Mông-kút ở ngôi từ 1851-1868) đã thực hiện mở cửa buôn bán với nước ngoài.

- Ra-ma V (Chu-la-long-con ở ngôi từ 1868 - 1910) đã thực hiện nhiều chính sách cải cách.

* Nội dung cải cách

- Kinh tế

     + Nông nghiệp: để tăng nhanh lượng gạo xuất khẩu nhà nước giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ chế độ lao dịch.

     + Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở hiệu buôn, ngân hàng

- Chính trị

     + Cải cách theo khuôn mẫu Phương Tây.

     + Đứng đầu nhà nước vẫn là vua.

     + Giúp việc có hội đồng nhà nước (nghị viện).

     + Chính phủ có 12 bộ trưởng.

- Quân đội, tòa án, trường học được cải cách theo khuôn mẫu phương Tây.

- Về xã hội: xóa bỏ chế độ nô lệ , giải phóng người lao động.

- Đối ngoại:

     + Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo.

     + Lợi dụng vị trí nước đệm .

     + Lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 thế lực Anh - Pháp đã lựa chiều có lợi để giữ chủ quyền đất nước.

21 tháng 12 2018

Đáp án là B

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
22 tháng 8 2023

- Ở trung ương, vua Minh Mạng là tiến hành cải tổ hệ thống Văn thư phòng và thành lập Cơ mật viện.
- Đổi Thị thư viện thành Văn thư phỏng, lập Nội các thay thế cho Văn thư phòng với chức năng như một cơ quan hành chính trung ương, chuyển và tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương và ngược lại, khởi thảo các chế cáo, lưu giữ công văn.
- Lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề quản sự quan trọng, đứng đầu là quan văn, võ do đích thân nhà vua lựa chọn.
- Cải cách quan trọng tiếp theo là hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ và cải tổ các cơ quan chuyên môn như Quốc tử giám, Hàn lâm viện...
- Vua Minh Mạng cũng thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo giữa các cơ quan trung ương thông qua hoạt động của Đô sát viện và lục Khoa.
- Ở địa phương, cải cách quan trọng nhất là về hành chính, đặc biệt là chia đất nước thành các tỉnh. 
- Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng cho đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng, đồng thời bãi bỏ chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương, bổ dụng quan lại của triều đình đến cai trị trực tiếp.

15 tháng 4 2023

Giải giúp em với ạ

3 tháng 3 2016

Các đề nghị cải cách cuối thế kỉ XIX

            * Hoàn cảnh:

            - Trong nửa sau thế kỉ XIX, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

            - Để đối phó với tình hình đó, triều đình nhà Nguyễn đã tăng cường bóc lột nhân dân, thậm chí áp dụng cả những biện pháp tiêu cực như: cho nộp tiền chuộc tội, cho buôn bán thuốc phiện, mua quan bán tước…

            - Nhiều cuộc khởi nghĩa và bạo loạn chống triều đình đã nổ ra. Mặc dù, các cuộc khởi nghĩa đều bị dập tắt, nhưng đã làm cho tài lực và binh lực nhà Nguyễn thêm suy sụp. Mẫu thuấn giữa các tầng lớp nhân dân với giai cấp phong kiến thống trị ngày càng trở lên sâu sắc. Trong khi đó thực dân Pháp đang ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta,

            - Vận nước nguy nan đã tác động tới quan lại, sĩ phu yêu nước tiến bộ.Nhiều đề nghị cải cách Duy Tân đã được đề ra.

            * Nội dung cơ bản:

            Trong những năm trước khi Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, ở nước ta đã rộ lên một phong trào đề nghị cải cách, Duy tân như Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,… với nội dung:

            - Đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta lúc đó, phản ánh tâm tư muốn thoát khỏi khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến đương thời, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng lạc hậu, có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.

            - Muốn đưa đất nước theo con đường Duy Tân Nhật Bản.

            - Muốn biệt đãi người phương Tây, học tập cách làm của phương Tây để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, lạc hậu.

            - Cải cách muốn chấn chỉnh lại bộ máy quan lại, phát triển công thương, chấn chỉnh võ bị, ngoại giao, cải tổ giáo dục.

            * Nhận xét:

            - Tích cực (Ưu điểm):

            + Nhìn thấy rõ sự khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và sự bất ổn về chính trị, xã hội lúc bấy giờ.

            + Nhìn thấy sự tồn tại qua lâu đời của ý thức hệ phong kiến là sự cản trở cho sự canh tân đất nước.

            +Thể hiện lòng yêu nước muốn Duy tân đất nước, đưa đất nước phát triển để có điều kiện chống kẻ thù xâm lược.

            + Những đề nghị cải cách đã vượt qua những định kiến, ghen ghét của cheesddooj phong kiến đương thời để làm cho đất nước phát triển. Những cải cách còn mang tư tưởng chủ quan.

            - Hạn chế (Nhược điểm)

            + Những cải cách chưa đề ra biện pháp cụ thể để canh tân đất nước.

            + Phần lớn các sĩ phu còn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến.    

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 8 2023

Tham khảo:

♦ Về chính trị và hành chính

- Bãi bỏ chức Tể tướng và một số chức danh đại thần khác, nhà vua trực tiếp điều khiển triều đình.

- Bãi bỏ lệ ban quốc tính, quý tộc tôn thất không được lập phủ đệ và quân đội riêng.

- Tổ chức tuyển chọn bộ máy quan lại ở trung ương qua chế độ khoa cử Nho học nhằm hạn chế phe cánh và sự thao túng quyền lực của các công thần. Ở các địa phương, đặt các chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã quan thành xã trưởng.

- Từ năm 1466 đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách quy mô lớn, sắp xếp lại bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương:

+ Ở cấp trung ương:

▪ Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế.

▪ Sáu bộ đảm trách những công việc chính yếu của quốc gia.

▪ Đặt thêm Lục tự và Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.

▪ Hoàn thiện hệ thống cơ quan văn phòng và các cơ quan chuyên môn.

+ Ở cấp địa phương:

▪ Cả nước được chia làm 12 đạo (sau đổi thành: thừa tuyên), đến năm 1471 có thêm thừa tuyên Quảng Nam. Đứng đầu thừa tuyên là các Tuyên phủ sứ. Hệ thống cơ quan chuyên trách gồm: Thừa ty (dân sự), Đô ty (quân sự) và Hiến ty (tư pháp).

▪ Kinh thành Thăng Long thuộc một đơn vị hành chính đặc biệt gọi là phủ Trung Đô, về sau đổi gọi là phủ Phụng Thiên.

- Năm 1467, vua Lê Thánh Tông ra lệnh các thừa tuyên vẽ bản đồ gửi về bộ Hộ. Đến năm 1490 bộ bản đồ hoàn thành, được in với tên gọi: Hồng Đức bản đồ sách.

♦ Về quân sự

- Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội, chia làm hai loại quân:

+ Quân thường trực (cấm binh) bảo vệ kinh thành.

+ Quân các đạo (ngoại binh) đóng ở các địa phương.

- Ở các đạo, nhà vua cho đổi 5 vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành 5 phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội.

- Cho đặt quân lệnh để thường xuyên tập trận và đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội.

♦ Về kinh tế

- Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và quân điền. Với chế độ quân điền, người dân đều được cấp cho ruộng đất công để cày cấy.

- Thể lệ thuế khoá (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được nhà nước quy định theo hạng.

- Việc canh nông được khuyến khích.

- Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích.

♦ Về luật pháp

- Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều. Nội dung bộ luật quy định những vấn đề về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng.

- Nhiều truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc đã được thể chế hoá thành các điều luật.

♦ Về văn hoá - giáo dục

- Nho giáo được vua Lê Thánh Tông đặt làm hệ tư tưởng chính thống.

- Giáo dục, khoa cử được chú trọng.

+ Nhà vua cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học; mở rộng hệ thống trường học công đến cấp phủ, huyện; định phép thi Hương, thi Hội quy củ.

+ Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa.

4 tháng 10 2018

Đáp án D

22 tháng 9 2017

Năm 1868, vua Ra-ma V lên ngôi, đã thực hiện nhiều chính sách cải cách tiến bộ, trên tất cả các mặt. Trong đó, những chính sách về xã hội bao gồm: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ, giải phóng người lao động để họ được tự do làm ăn sinh sống.

Đáp án cần chọn là: A