Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Những biểu hiện sự thịnh trị về kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời Đường
Về kinh tế: Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:
- Về nông nghiệp: Thực hiện chính sách quân điền, với nội dung:
+ Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lý chia cho nông dân cày cấy.
+ Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đất làm bổng lộc.
+ Ruộng trồng lúa người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước; ruộng trồng dâu được cha truyền con nối.
- Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sứ phát triển. phường hội xuất hiện.
- Về ngoại thương được mở rộng: “Con đường tơ lụa” hình thành.
Về chính trị: Sự hoàn thiện bộ máy từ Trung ương đến địa phương:
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương. Cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương.
+ Đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan.
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
- Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng.
* Những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh
- Sự xuất hiện của công trường thủ công: quy mô lớn, có lao động làm thuê, quan hệ giữa chủ với người làm thuê là “chủ xuất vốn” “thợ xuất sức”.
- Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh như Bắc Kinh, Nam Kinh.
- Trong nông nghiệp có hình thức bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau gọi là hình thức bao mua.
Vì sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế ở châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước ở châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản tích luỹ được số vốn ban đầu bằng sự cướp bóc thực dân. Đồng thời, họ còn dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân.
Ở Anh diễn ra phong trào “rào đất cướp ruộng", biến ruộng đất thành đồng cỏ nuôi cừu. Hàng vạn gia đình nông dân mất đất, đi lang thang, buộc phải làm thuê trong các xí nghiệp của giai cấp tư sản. Ngay thành thị, thợ thủ công cũng bị tước đoạt tư liệu sản xuất, trở thành người đi làm thuê.
Hậu kì trung đại quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Tây Âu vì:
- Sau các cuộc phát kiến địa lí, kinh tế châu Âu phát triển nhanh, tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. Giai cấp tư sản đã tích lũy được số vốn ban đầu.
- Giai cấp tư sản còn tước đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền, nông dân mất ruộng đất hình thành đội ngũ công nhân làm thuê.
→ Từ đó hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX ở châu Âu là quá trình
A.công nghiệp hóa, hiện đại hóa các nước tư bản châu Âu.
B. hình thành hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân.
C. cơ khí hóa nền sản xuất thay thế cho lao động thủ công.
D. hình thành nền tảng kinh tế của của chủ nghĩa tư bản.
Zzz 🥱
- Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội, hình thành quan hệ chủ - thợ.
- Trong nông nghiệp, các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp.
- Trong thương nghiệp , các công ti thương mại thay thế các thương hội.
- Từ những thay đổi trên , xã hội Tây Âu có sự biến đổi, hình thành hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.