Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.
HƯỚNG DẪN
- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm 1/4.
+ Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
- Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng
+ Địa hình có tính phân bậc theo độ cao: ở đồi núi có các bậc từ 500 - 1000m, 1000 - 1500m, 1500 - 2000m, 2000 - 2500m, trên 2500m.
+ Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam: cao về phía tây, tây bắc, thấp dần về phía đông và đông nam.
+ Địa hình có sự phân hoá đa dạng: có nhiều vùng núi khác nhau, khu vực trung du, bán bình nguyên; các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển...
+ Có 2 hướng chính: tây bắc - đông nam (thể hiện rõ từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã với các dãy núi như Hoàng Liên Sơn, Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh, Truông Sơn Bắc), vòng cung (thể hiện ở vùng núi Đông Bắc với các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều và vùng núi Trường Sơn Nam).
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn, rửa trôi, đất trượt, đá lở; địa hình cacxtơ (hang động, suối cạn, thung khô); các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng mở rộng.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu: mở rộng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long về phía biển hằng năm.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: các hoạt động kinh tế (khai khoáng, thuỷ lợi, giao thông, thuỷ điện...) cùng hoạt động quần cư đã làm biến đổi địa hình và tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo.
+ Phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
+ Đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
+ Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải: giáp biển là cồn cát, đầm phá; giữa là vùng thấp trũng, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.
- Đồng bằng sông Hồng: là đồng bằng châu thổ, được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái bình, diện tích khoảng 15.000km2, địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.
- Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ): là đồng bằng châu thổ, được bồi đắp phù sa hằng năm của hệ thống sông Mê Công. Diện tích khoảng 40.000km2, địa hình thấp, bằng phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu, còn về mùa cạn nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn.
a) Đặc điếm phân bố
- Đây là vùng có mật độ dân số trung bình 207 người/km2 năm 2006 (thấp hơn mức trung bình cả nước 254 người/km2), thấp hơn nhiều so với các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
- Sự phân bố dân cư không đồng đều:
+ Trong toàn vùng: mật độ dân số dao động từ mức thấp nhất là dưới 50 người/km2 đến mức cao nhất là trên 2.000 người/km2 với 7 cấp độ khác nhau.
· Trên 2000 người/km2: tập trung ở các thành phố lớn nhất trong vùng là Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 1.001 - 2.000 người/km2: tập trung ở ven các đô thị lớn như các thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế.
· Từ 501 - 1.000 người/km2: phân bố tập trung ở các đồng ven biển lớn như Thanh Hoá, Nghệ An và ở các đô thị như Đồng Hới, Đông Hà.
· Từ 201 - 500 người/km2: tập trung ở ven biển, dọc theo quốc lộ 1A như khu vực ven biển phía nam Thanh Hoá, phía bắc Hà Tĩnh, phía bắc Quảng Bình,...
· Từ 101 - 200 người/km2: thuộc vùng đồi trung du trước núi Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế,...
· Từ 50 - 100 người/km2: tập trung trên phần lớn diện tích tỉnh Quảng Bình và phía tây nam các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh.
· Dưới 50 người/km2: chủ yếu là trên các vùng núi cao giáp biên giới Việt - Lào (thuộc Trường Sơn Bắc).
+ Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực:
· Dân cư tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển (mật độ dân số phần lớn trên 200 người/km2), vùng đồi núi phía tây có mật độ dân số thấp (phần lớn dưới 100 người/km2).
· Giữa thành thị và nông thôn: dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn, mạng lưới đô thị còn mỏng nên quy mô dân số đô thị ít.
b) Giải thích
- Sự phân bố dân cư không đều là do kết quả tác động của nhiều nhân tố:
+ Nhân tố tự nhiên: địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, thiên tai, trong đó chủ yếu là địa hình (khu vực vùng núi cao hiểm trở dân cư thưa thớt hơn vùng đồng bằng ven biển).
+ Nhân tố kinh tế - xã hội: trong đó trình độ phát triển kinh tế, tính chất của nền sản xuất là nhân tố quyết định.
- Khu vực đông dân nhất là các thành phố, thị xã có nền kinh tế với các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển.
- Các khu vực đồng bằng gắn với họat động trồng lúa nước, họat động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản có mức độ tập trung dân đông hơn so với khu vực trồng hoa màu ở vùng đồi núi phía tây.
- Số dân thành thị tăng, đặc biệt những năm gần đây.
- Tuy nhiên dân số thành thị còn thấp, năm 2005, chiếm 27,1% dân số cả nước.
- Hoạt động công nghiệp tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
+ Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước. Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả đi nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch: Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than), Đáp Cầu - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, phân hoá học), Đông Anh - Thái Nguyên (cơ khí, luyện kim), Việt Trì - Lâm Thao - Phú Thọ (hoá chất - giấy), Hà Đông - Hoà Bình (thuỷ điện), Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (dệt, điện, xi măng).
+ Ở Nam Bộ hình thành một dải phân bố công nghiệp, trong đó nổi lên các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
+ Dọc theo duyên hải miền Trung có các trung tâm: Đà Nẵng (quan trọng nhất), Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang....
+ Ở các khu vực còn lại, nhất là ở vùng núi, hoạt động công nghiệp phát triển chậm; phân bố rời rạc, phân tán.
• Nhận xét về hướng di chuyển và tần suất của bão:
- Bão xuất hiện ở Thái Bình Dương và Biển Đông.
- Hướng di chuyển và tần suất của bão có sự thay đổi theo thời gian.
+ Theo hướng đông vào đất liền: xuất hiện ở tháng IX với tần suất 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng, tháng X với tần suất 1 đến 1,3 cơn bão/tháng.
+ Theo hướng đông bắc vào đất liền: tháng VII với lần suất 0,3 đến 1 cơn bão/tháng, tháng VIII với tần suất 1 đến 1,3 cơn bão/tháng.
+ Theo hướng đông nam vào đất liền: tháng XI, tháng XII với lần suất 0,3 đến 1 cơn bão/tháng.
• Vùng ven biển miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình,…) là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bão.
Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, nhận xét đúng về đặc điểm tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hướng chính trong cấu trúc địa hình là tây bắc - đông nam.
Chọn: D.
Hướng dẫn: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, nhận xét đúng về đặc điểm tự nhiên miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hướng chính trong cấu trúc địa hình là tây bắc - đông nam.
Chọn: D.
Quan sát hình 6, có thể thấy được địa hình nước ta có 3 đặc điểm chủ yếu:
+ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
+ Hướng núi: tây bắc - đông nam (từ hữu ngạn sông Hồng đến dạy Bạch Mã) và hướng vòng cung (vùng núi Đông Bắc và khu vực Nam Trung Bộ).
+ Địa hình rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.