Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Sông ngòi Bắc Bộ
+ Mùa lũ từ tháng VI - X (5 tháng), trừng với thời gian mùa mưa (tháng V - X).
+ Đỉnh lũ là tháng VIII, trùng với đỉnh mưa.
+ Lũ tập trung nhanh và kéo dài, do các sông ở đây có dạng nan quạt (Ví dụ: sông Hồng với các phụ lưu là sông Lô, sông Đà; một số sông nhánh chảy giữa các cánh cung núi, quy tụ về đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng); một số sông ở Đông Bắc thường có độ dốc nhỏ.
- Sông ngòi Trung Bộ
+ Mùa lũ từ tháng IX - XII (4 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng VIII -1).
+ Đỉnh lũ là tháng XI, trùng với đỉnh mưa.
+ Lũ lên nhanh và đột ngột, do sông ngắn và dốc, lưu vực nhỏ và độc lập.
- Sông ngòi Nam Bộ
+ Mùa lũ từ tháng VII - XI (5 tháng), trùng với thời gian mùa mưa (tháng V - XI).
+ Đỉnh lũ là tháng IX, trùng với đỉnh mưa.
+ Lũ điều hòa hơn sông ngòi Bắc Bộ, do lòng sông rộng và sâu, ảnh hưởng của thủy triều lớn. Ngoài ra, sông Tiền, sông Hậu (đoạn cuối của sông Mê Công chảy vào nước ta) có hình lông chim và được điều hòa nước bởi Biển Hồ ở Campuchia.
HƯỚNG DẪN
a) Các thế mạnh
− Dân cư – lao động: Dân cư đông, lao động dồi dào, có kinh nghiệm và nhiều lao động có trình độ khoa học kĩ thuật cao.
− Cơ sở hạ tầng: mạng lưới giao thông, điện, nước có chất lượng vào loại hàng đầu cả nước.
− Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sản xuất và đời sống ngày càng được hoàn thiện.
− Thế mạnh khác: Thị trường tiêu thụ lớn; lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời…
b) Giải thích
− Quy mô dân số lớn dẫn đến nguồn lao động rất đông đảo.
− Trong khi đó, nền kinh tế của vùng chưa thật phát triển, nên không thể tạo thêm nhiều việc làm cho số lao động tăng thêm hàng năm.
HƯỚNG DẪN
- Các đô thị ở Duyên hải Nam Trung Bộ nằm ở ven biển: Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Tuy Hoà, Nha Trang, Phan Thiết...
- Giải thích:
+ Vị trí thuận lợi cho giao lưu, trao đổi, buôn bán bằng đường biển, đường bộ, đường sông.
+ Tự nhiên có nhiều thuận lợi cho sản xuất, giao thông và cư trú (địa hình bằng phẳng, hạ lưu sông, cửa sông ra biển, vũng vịnh kín gió, nguồn lợi thuỷ sản,..).
+ Là cửa ngõ của các luồng nhập cư ở các thời kì trước bằng đường biển.
HƯỚNG DẪN
− Địa hình thấp (2 – 3m so với mực nước biển), ba mặt giáp biển, thủy triều xâm nhập sâu vào đồng bằng.
− Hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; nguồn nước cung cấp chủ yếu ở sông Mê Công, là sông lớn có phần thượng lưu và phần lớn chiều dài trung lưu chảy qua nhiều nước ở trong khu vực.
− Đặc điểm địa hình và khí hậu như vậy tạo điều kiện cho việc xảy ra các hiện tượng tự nhiên do biến đối khí hậu gây ra như: xâm nhập mặn, khô hạn, sạt lở bờ sông, sạt lở bờ biển…
− Kinh tế khu vực chủ yếu là nông nghiệp, nhất là lúa và thủy sản, có tính phụ thuộc nhiều vào tự nhiên (đất, khí hậu, nguồn nước…) nên càng chịu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
HƯỚNG DẪN
− Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế − xã hội của nước ta.
− Phát huy những thế mạnh (về đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật) và khắc phục những hạn chế vốn có (thiếu nước về mùa khô; diện tích đất phèn, đất mặn lớn…) của đồng bằng.
− Thực trạng suy thoái về môi trường và tài nguyên của vùng (Tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, môi trường bị suy thoái do việc phá rừng để khẩn hoang và nuôi trồng thủy sản cộng thêm với cháy rừng vào mùa khô; hiện tượng lở đất ven sông phổ biến; đất bị nhiễm phàn và mặn…).
Gợi ý làm bài
a) Sự phân hoá lãnh thổ công nghiệp ở vùng Đồng hằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước.
- Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp lan tỏa theo nhiều hướng với các ngành chuyên môn hoá khác nhau:
+ Hướng đông: Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả (cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng).
+ Hướng đông bắc: Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang (vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón).
+ Hướng bắc: Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí).
+ Hướng tây bắc: Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì (hoá chất, giấy).
+ Hướng tây nam: Hà Nội - Hòa Bình (thủy điện).
+ Hướng nam và đông nam: Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hoá (cơ khí, dệt - may, điện, vật liệu xây dựng).
b) Nguyên nhân
Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và phân bố công nghiệp.
- Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có thủ đô Hà Nội, thuận lợi để giao lưu với Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giao lưu quốc tế qua các cảng Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực - thực phẩm lớn thứ hai của cả nước, có nguồn nguyên liệu nông - lâm - thuỷ sản tại chỗ phong phú. Gần các cơ sở nguyên liệu, năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, nguồn thuỷ năng trên hệ thống sông Hồng.
- Dân cư đông đúc, có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật. Vì thế, Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận có thể phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành rất đa dạng.
- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ phát triển công nghiệp khá hoàn chỉnh. Đây là vùng phát triển công nghiệp sớm ở nước ta, tập trung nhiều cơ sở công nghiệp và có nhiều trung tâm công nghiệp lớn.
- Vùng có mạng lưới đường bộ (ô tô), đường sắt dày đặc nhất cả nước.
- Thu hút được nhiều vôn đầu tư lớn ở trong và ngoài nước.
HƯỚNG DẪN
So sánh hai vùng khí hậu (tìm dẫn chứng từ các bản đồ và biểu đồ ở các địa điểm thuộc hai vùng) và giải thích (căn cứ vào các nhân tố tác động đến chế độ nhiệt và chế độ mưa: vị trí địa lí và lãnh thổ, hoàn lưu khí quyển, địa hình) về:
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm; tháng nhiệt độ cực đại, cực tiểu; biên độ nhiệt độ trung bình năm, biến trình nhiệt.
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm; tháng mưa cực đại, cực tiểu; sự phân mùa mưa, khô.
a) Tên 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và nêu sự phân bố của chúng ở vùng này.
- 3 loại đất có diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long : đất phù sa sông, đất phèn, đất mặn
- Phân bố các loại đất :
+ Đất phù sa sông phân bố dọc sông Tiền và sông Hậu
+ Đất phèn tập trung ở các vùng trúng : Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau...
+ Đất mặn phân bố ở ven biển
b) Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn, đất mặn là do :
- Có vị trí 3 mặt giáp biển
- Địa hình thấp, nhiều vùng trũng bị ngập nước trong mùa mưa
- Khí hậu có mùa khô kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu nước nghiêm trọng làm tăng độ chua, mặn trong đất.
- Thủy triều theo các sông lớn xâm nhập sâu vào đất liền làm cho các vùng ven biển bị nhiễm mặn.
HƯỚNG DẪN
− Diện tích tự nhiên hơn 4 triệu ha, trong đó khoảng 3 triệu ha sử dụng vào mục đích nông nghiệp (chiếm gần 1/3 diện tích đất nông nghiệp của cả nước).
− Diện tích trồng lúa chiếm trên 50% diện tích trồng lúa của cả nước.
− Đất đai màu mỡ, nhất là dải đất phù sa dọc sông Tiền, sông Hậu.
− Khí hậu có tính chất cận Xích đạo; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
− Nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệp trồng lúa, năng động.
− Bước đầu đã xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật (hệ thống thủy lợi, cơ sở tạo giống, dịch vụ bảo vệ thực vật, công nghiệp xây xát…).
− Các nguyên nhân khác (chính sách khuyến nông, nhu cầu về gạo ở trong nước và xuất khẩu…).
HƯỚNG DẪN
- Do đặc điểm hình thái sông và cường độ mưa lớn trong các tháng mùa mưa.
- Sông ngòi miền Trung có hướng tây bắc - đông nam hoặc tây - đông, bắt nguồn từ Trường Sơn đổ ra biển. Do địa hình hẹp ngang, nên sông ngắn, dốc; cùng với cường độ mưa trong các tháng mùa mưa rất lớn làm cho lũ tập trung rất nhanh và đột ngột.
- Từ vùng núi đốc đổ xuống, khi đến vùng thấp trũng ở giữa các đồng bằng duyên hải sông uốn khúc quanh co; một số sông không chảy thẳng ra biển mà phải đi qua vùng đầm phá thông với biển bằng một, hai cửa hẹp (các sông của Thừa Thiên Huế đổ vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, thông ra biển bởi cửa Thuận An ở phía bắc và Tư Hiền ở phía nam...) thoát nước chậm, nên gây ngập lụt cho nhiều vùng đồng bằng.