Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
HƯỚNG DẪN
- Hà Nội
+ Đầu mối giao thông quan trọng nhất ở phía bắc nước ta, tập trung các tuyến giao thông huyết mạch toả đi khắp các vùng trong nước và nối với quốc tế.
+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 2, 3, 5, 6, 18, 32. Đường sắt: Có các tuyến đường sắt trọng yếu đi TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên. Đầu mối lớn về đường không và đường sông.
+ Vai trò đầu mối của Hà Nội chủ yếu do đây là thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kĩ thuật hàng đầu ở nước ta.
- Đà Nẵng
+ Đầu mối giao thông hỗn hợp của các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không.
+ Là nơi hội tụ của Quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, sân bay và nhất là cảng biển có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
+ Đầu mối này góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh miền Trung nước ta và một phần của Hạ Lào.
- TP. Hồ Chí Minh
+ Đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất không chỉ đối với vùng Nam Bộ và cả nước, mà còn có ý nghĩa lớn đối với các nước phía nam bán đảo Đông Dương. Quy tụ cả các hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển và đường hàng không.
+ Đường bộ: Quốc lộ 1, 20, 22, 13... Đường sắt: Có tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua. Đây là đầu mối đường hàng không lớn nhất cả nước và cũng là đầu mối quan trọng về đường sông, đường biển.
a) Nhận xét
- Nhiệt độ trung bình năm và tháng 1 đều tăng từ Bắc vào Nam.
Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng rất nhanh từ Bắc vào Nam, nghĩa là nhiệt độ phía Bắc thấp hơn nhiều so với phía Nam.
- Nhiệt độ trung bình tháng 7 nhìn chung ít thay đổi khi từ Bắc vào Nam.
b) Nguyên nhân
- Do vĩ độ địa lí, càng vào Nam càng gần xích đạo, nhận được lượng bức xạ lớn hơn.
- Do tác động của gió mùa Đông Bắc, nên nhiệt độ vào tháng 1 ở phía Bắc hạ rất thấp so với phía Nam. Như vậy, gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân chủ yếu gây nên sự tăng nhiệt độ từ Bắc vào Nam.
HƯỚNG DẪN
a) Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam (Huế: 23,8°C; Đà Nẵng: 25,2°C; Nha Trang: 26,7°C).
- Nhiệt độ tháng cực đại chênh lệch nhau không đáng kể (Huế: 29,0°C; Đà Nẵng: 29,7°C; Nha Trang: 28,8°C). Nhiệt độ tháng cực tiểu tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 17,0°C; Đà Nẵng: 20,0°C; Nha Trang: 24,0°C).
- Biên độ nhiệt tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 12,0°C; Đà Nẵng: 9,7°C; Nha Trang: 4,8°C).
- Cả ba địa điểm đều có biến trình nhiệt một cực đại và một cực tiểu. Tuy nhiên, nếu như tháng có nhiệt độ cực đại ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng 7, thì ở Nha Trang là tháng 6.
b) Chế độ mưa
- Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Huế (4481,0mm), tiếp đến là Đà Nẵng (3647,8); thấp nhất là ở Nha Trang (1327,6),
- Tháng mưa cực đại khác nhau giữa các địa điểm (Huế: tháng X; Đà Nẵng: tháng XI; Nha Trang: tháng XI).
- Mùa mưa đều vào thu đông, nhung ở phía bắc đến sớm hơn ở phía nam: Huế có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, Đà Nẵng từ tháng VIII - I, Nha Trang từ tháng VII-XII.
HƯỚNG DẪN
a) Giống nhau
- Vị trí đều nằm ở ven biển miền Trung.
- Chế độ nhiệt
+ Nhiệt độ trung bình năm đều trên 21°C. Ngoài Đồng Hới nằm ở trong miền khí hậu chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (nhưng đã suy yếu), Đà Nẵng và Nha Trang ở trong miền khí hậu không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nên mùa đông không lạnh lắm; mùa hạ cả 3 địa điểm đều chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.
+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm tương đối lớn, do chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông không lớn lắm, nhất là ở Nha Trang.
+ Diễn biến nhiệt độ trong năm ở cả ba địa điểm đều có một cực đại và một cực tiểu, mặc dù ở Nha Trang không rõ lắm.
- Chế độ mưa
+ Tổng lượng mưa lớn, tháng mưa cực đại là tháng X hoặc XI. Lượng mưa trong hai tháng này chiếm một tỉ lệ rất lớn, ảnh hưởng đến tổng lượng mưa cả năm. Đây là hai tháng có sự tập trung của các nhân tố gây mưa như: dải hội tụ nhiệt đới, gió Đông Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn, áp thấp và bão...
+ Mùa mưa đều lệch về thu đông. Nguyên nhân do đầu mùa hạ chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng; sang mùa đông, mưa vẫn kéo dài do tác động của gió Đông Bắc (gió mùa Đông Bắc, Tín phong Đông Bắc) gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão vẫn hoạt động gây mưa.
b) Khác nhau
- Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc; Đà Nẵng ở đầu phía bắc và Nha Trang ở cuối của miền khí hậu phía Nam, có sự khác nhau cả về chế độ nhiệt và mưa trong năm.
- Chế độ nhiệt
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở Nha Trang (26,7°C), tiếp đến là Đà Nẵng (25,2°C), thấp nhất là ở Đồng Hới. Nguyên nhân: Về mùa hạ, ở cả ba địa điểm này có sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể. Về mùa đông: Ở Đồng Hới nhiệt độ hạ thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc; Đà Nẵng có vị trí xa Xích đạo hơn Nha Trang và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tuy nhỏ nhưng vẫn lớn hơn ở Nha Trang.
+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Ở Nha Trang là tháng VI, ở Đà Nẵng và Đồng Hới là tháng VII; tương ứng với khoảng thời gian sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh.
+ Biên độ nhiệt cao nhất là ở Đồng Hới (12,0°C), tiếp đến là Đà Nẵng (9,7°C), thấp nhất là Nha Trang (4,8°C). Nguyên nhân do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông ở 3 địa điểm này khác nhau, liên quan đến vị trí ở gần hay xa Xích đạo và tác động của gió mùa Đông Bắc.
- Chế độ mưa
+ Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Đồng Hới, tiếp đến là Đà Nẵng, liên quan đến lượng mưa lớn trong tháng do tác động mạnh mẽ gần như cùng trong khoảng thời gian ngắn của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Đông Bắc mạnh hơn ở Đồng Hới và gió Đông Bắc gặp các dãy núi cao ở vị trí của Đà Nẵng.
Nha Trang là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả ba địa điểm do vị trí địa lí chếch hướng không lớn với gió Đông Bắc về mùa đông; vị trí nằm phía khuất gió của khối núi cao cực Nam Trung Bộ, chịu tác động mạnh của hiện tượng phơn đầu mùa và cả nhũng đợt gió mùa Tây Nam yếu vào thời kì giữa và cuối mùa hạ.
+ Lượng mưa tháng lớn nhất ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng X, ở Nha Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và theo đó là hoạt động của áp thấp và bão...
+ Mùa mưa ở Đồng Hới là từ tháng VIII - I, Đà Nẵng từ tháng IX - I và Nha Trang: IX - XII. Nguyên nhân do Đồng Hới nằm gần Bắc Bộ hơn, nơi có dải hội tụ gây mưa lớn vào tháng VIII, chịu tác động nhiều hơn tháng đỉnh mưa ở đây; mùa mưa kết thúc muộn hơn do còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa ở Nha Trang kết thúc sớm hơn liên quan đến hoạt động mạnh lên của Tín phong Bán cầu Bắc vào tháng I trở về sau.
a. Quy mô cơ cấu của trung tâm công nghiệp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
* Quy mô: TP. HCM rất lớn và Hà Nội là lớn
* Cơ cấu: TP. HCM khá hoàn chỉnh với các ngành: nhiệt điện, luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, đóng tàu,ô tô, hóa chất, vật liệu xây dựng, dệt may,…
- Hà Nội khá đa dạng gồm một số ngành truyề thống; các ngành chuyên môn hóa luyện kim đen, màu, cơ khí, điện tử, hóa chất, …
- Tp.HCM: có ưu thế về VTĐL, nằm trong địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt có cảng Sài Gòn với năng lực bốc dỡ lớn nhất cả nước. Nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao. KCHT phát triển mạnh, nhất là GTVT & TTLL. Được sự quan tâm của Nhà nước & là nơi thu hút đầu tư nước ngoài vào lớn nhất cả nước.
-Hà Nội: là thủ đô, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có sức hút đối với các vùng lân cận. Có lịch sử khai thác lâu đời. Nguồn lao động dồi dào, có chuyên môn cao. Là đầu mối giao thông quan trọng ở phía Bắc. Được sự quan tâm của Nhà nước & thu hút đầu tư nước ngoài lớn thứ 2, sau tp.HCM
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 và kiến thức đã học, trung tâm công nghiệp Đà Nẵng và Nha Trang giống nhau ở điểm: Quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng => Chọn đáp án A
Hướng dẫn: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, ta thấy tuyến đường biển ven bờ dài nhất ở nước ta là Hải phòng - Tp. Hồ Chí Minh.
Chọn: C.