Đối tượng thường được đề cập đến nhất trong thơ Hồ Xuân Hương là ai?

A....">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2020

#thamkhao

I. Mở bài

- Trình bày những nét tiêu biểu về nữ sĩ Hồ Xuân Hương: Nữ sĩ được mệnh danh: “Bà chúa thơ Nôm” với rất nhiều những bài thơ thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp và niềm cảm thông, thương xót cho số phận những người phụ nữ.

- Giới thiệu bài thơ Tự tình II: Đây là một trong số 3 bài thơ trong chùm thơ Tự tình thể hiện nỗi niềm buồn tủi trước cảnh ngộ lỡ làng.

II. Thân bài

1. Hai câu đề: Nỗi niềm buồn tủi, chán chường

• Câu 1: Thể hiện qua việc tái hiện bối cảnh:

- Thời gian: Đêm khuya, trống canh dồn – nhịp gấp gáp, liên hồi của tiếng trống thể hiện bước đi thời gian gấp gáp, vội vã ⇒ Con người chất chứa nỗi niềm, bất an

- Không gian: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh ⇒ không gian rộng lớn nhưng tĩnh vắng

⇒ Con người trở nên nhỏ bé, lạc lõng, cô đơn

• Câu 2: Diễn tả trực tiếp nỗi buồn tủi bằng cách sử dụng từ ngữ gây ấn tượng mạnh:

- Từ “trơ” được nhấn mạnh: nỗi đau, hoàn cảnh “trơ trọi”, tủi hờn, đồng thời thể hiện bản lĩnh thách thức, đối đầu với những bất công ngang trái.

- Cái hồng nhan: Kết hợp từ lạ thể hiện sự rẻ rúng

⇒ Hai vế đối lập: “cái hồng nhan” đối với “với nước non”

⇒ Bi kịch người phụ nữ trong xã hội

2. Hai câu thực: Diễn tả rõ nét hơn tình cảnh lẻ loi và nỗi niềm buồn tủi

• Câu 3: Hình ảnh người phụ nữ cô đơn trong đêm khuya vắng lặng với bao xót xa

- Chén rượu hương đưa: Tình cảnh lẻ loi, mượn rượu để giải sầu

- Say lại tỉnh: vòng luẩn quẩn không lối thoát, cuộc rượu say rồi tỉnh cũng như cuộc tình vương vít cũng nhanh tàn, để lại sự rã rời

⇒ Vòng luẩn quẩn ấy gợi cảm nhận duyên tình đã trở thành trò đùa của số phận

• Câu 4: Nỗi chán chường, đau đớn ê chề

- Hình tượng thơ chứa hai lần bi kịch:

+ Vầng trăng bóng xế: Trăng đã sắp tàn ⇒ tuổi xuân đã trôi qua

+ Khuyết chưa tròn: Nhân duyên chưa trọn vẹn, chưa tìm được hạnh phúc viên mãn, tròn đầy ⇒ sự muộn màng dở dang của con người

- Nghệ thuật đối → tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở

⇒ Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát.

3. Hai câu luận: Nỗi niềm phẫn uất, sự phản kháng của Xuân Hương

- Cảnh thiên nhiên qua cảm nhận của người mang niềm phẫn uất và bộc lộ cá tính:

+ Rêu: sự vật yếu ớt, hèn mọn mà cũng không chịu mềm yếu

+ Đá: im lìm nhưng nay phải rắn chắc hơn, phải nhọn hoắt lên để “đâm toạc chân mây”

+ Động từ mạnh xiên, đâm kết hợp với bổ ngữ ngang, toạc: thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh

+ Nghệ thuật đối, đảo ngữ ⇒ Sự phản kháng mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt

⇒ Sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng

⇒ Sự phản kháng của thiên nhiên hay cũng chính là sự phản kháng của con người

4. Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

• Câu 7:

- Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

- Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân

⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.

• Câu 8:

- Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

- Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

- Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

5. Nghệ thuật

- Ngôn ngữ thơ điêu luyện, bộc lộ được tài năng và phong cách của tác giả:

+ Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa

- Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6

- Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Thông qua bài thơ thể hiện giá trị hiện thực và bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của một nhà thơ “phụ nữ viết về phụ nữ”

5 tháng 10 2020

Tham khảo:

* Dàn ý

A. Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Khái quát nội dung

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.

- Câu phá đề mở ra thời gian và không gian nghệ thuật rất đặc biệt: đêm đã về khuya, không gian quá mênh mông và vắng lặng.

- Đó là thời gian tâm lí, thấm đẫm chất trữ tình. Đêm khuya là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, mọi hoạt động ban ngày dừng lại, đó cũng là lúc tâm tư sâu lắng nhất.

- Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Cảm thức thời gian luôn gắn liền với ý thức về “cái tôi”.

- Cái tiếng “trống canh dồn” kia cũng là một thứ âm thanh tâm lí, nó như “dồn” nén lòng người, nhất là lòng người phụ nữ cô đơn, niềm phẫn uất, nỗi hoang mang, lo sợ.

- Trong cô đơn giữa đêm khuya vắng lặng, người phụ nữ ấy đã phải mượn đến chén rượu giải sầu đã là chuyện đầy vơi của nỗi niềm, tâm trạng.

- Nỗi niềm phẫn uất dồn nén đã nhiều, không còn ở yên trong lòng được nữa, nó trào ra, thấm vào cảnh vật, tiếp cho mọi vật sức công phá.

- Người phụ nữ trong bài thơ sau những vật vã gắng gượng vươn lên, vẫn không tránh khỏi bi kịch bởi vì thời đại ấy chưa thể chỉ ra lối thoát cho họ.

2. Tài năng độc đáo của Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

- Tính từ “văng vẳng” được nữ sĩ dùng vừa tự nhiên, vừa rất tinh tế mà ta nhận ra cùng một lúc không gian mênh mông.

- Bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của thi pháp cổ điển.

- Ý thức về “cái tôi” càng trưởng thành, càng sâu sắc thì cảm thức về thời gian trôi chảy càng mãnh liệt.

- Tiếng “trống canh dồn” kia cũng là một thứ âm thanh tâm lí, nó như “dồn” nén lòng người, nhất là lòng người phụ nữ cô đơn, niềm phẫn uất, nỗi hoang mang, lo sợ.

- Trơ/ cái hồng nhan/ với nước non, phép đảo ngữ, nữ sĩ đã đặt tử “trơ” lên đầu câu thơ gây một ấn tượng mạnh mẽ.

- Hình tượng “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” đang đồng nhất với thân phận của nữ sĩ.

- Những động từ kết hợp kết hợp với những bổ ngữ rất mạnh và rất gợi “xiên ngang”, “đâm toạc” mang ý nghĩa phản kháng, nó làm cho những câu thơ của Hồ Xuân Hương như nổi loạn.

- Từ “xuân” trong cau thơ của Hồ Xuân Hương thật đa nghĩa. “Xuân” là mùa xuân của đất trơi, mùa xuân của tuần hoàn. “Xuân” là tuổi xuân của một đời người, xuân ấy một đi không bao giờ trở lại.

C. Kết bài

- Đánh giá chung

- Suy nghĩ của bản thân.

** Bài viết tham khảo

Nhắc đến những nhà thơ nữ thì chúng ta không thể không nhắc đến Hồ Xuân Hương- " bà chúa thơ Nôm". Các tác phẩm của bà hầu như đều nói số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa, họ luôn khát vọng sống ,khát vọng hạnh phúc. Với tài năng độc đáo ủa Bà chúa thơ Nôm trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng. Bài thơ " Tự tìn II" đã làm nổi bật nên chính những phong cách thơ của bà.

Câu phá đề mở ra thời gian và không gian nghệ thuật rất đặc biệt: đêm đã về khuya, không gian quá mênh mông và vắng lặng. Chính là nhờ tính từ “văng vẳng” được nữ sĩ dùng vừa tự nhiên, vừa rất tinh tế mà ta nhận ra cùng một lúc không gian mênh mông (tiếng trống cầm canh từ xa xôi theo gió “vẳng” tới,vọng tới; và không gian vắng lặng (bút pháp lấy động tả tĩnh quen thuộc của thi pháp cổ điển). Đã có hai trong tổng số ba bài thơ Tự tình nhà thơ chọn thời gian và không gian nghệ thuật giống nhau đặt ở câu phá đề. Cách cảm nhận bước đi của thời gian qua tiếng trống điểm canh và tiếng gà gáy là cách cảm nhận rất Á Đông. Đó là thời gian tâm lí, thấm đẫm chất trữ tình. Đêm khuya là lúc vạn vật chìm trong giấc ngủ, mọi hoạt động ban ngày dừng lại, đó cũng là lúc tâm tư sâu lắng nhất. Người đang thao thức, suy tư trong đêm khuya lại là một phụ nữ. Đó cũng là điều bất thường. người phụ nữ được đặt trong một không gian mênh mông vắng lặng, giữa đêm hôm khuya khoắt chắc là đầy ắp nỗi niềm không biết ngỏ cùng ai, chẳng coái bên cạnh đề mà sẻ chia, thấu hiểu. Nàng hoàn toàn trơ trọi, lẻ loi, cô độc. Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Cảm thức thời gian luôn gắn liền với ý thức về “cái tôi”. Ý thức về “cái tôi” càng trưởng thành, càng sâu sắc thì cảm thức về thời gian trôi chảy càng mãnh liệt. Đã đành thời gian khách quan là vô thủy vô chung. Nhưng thời gian chủ quan của một đời người là hữu hạn. Tuổi xuân của người phụ nữ lại càng ngắn ngủi, cho nên thời gian trong cảm thức cá nhân gắn liền với sự tàn phai và có sức hủy diệt ghê gớm. Cái tiếng “trống canh dồn” kia cũng là một thứ âm thanh tâm lí, nó như “dồn” nén lòng người, nhất là lòng người phụ nữ cô đơn, niềm phẫn uất, nỗi hoang mang, lo sợ.
Cái đáng sợ nhất là cảm thức về sự trôi chảy của thời gian luôn luôn ở thế nghịch đối với niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và khổ đau của con người. khi vui sướng, hạnh phúc thì có cảm giác “ngày vui ngắn chẳng tày gang” (Nguyễn Du); khi sầu thương, đau khổ thì thời gian bò như ốc, như sên. Trong thời gian và không gian ấy, với Hồ Xuân Hương, chỉ còn lại cái vô duyên, bẽ bàng:
Trơ/ cái hồng nhan/ với nước non.
Trong phép đảo ngữ, nữ sĩ đã đặt tử “trơ” lên đầu câu thơ gây một ấn tượng mạnh mẽ. Từ “trơ” đứng riêng ra,ăn hẳn một nhịp vừa nói được thế lẻ loi, trơ trọi lại vừa nói đến sự vô duyên (trơ ra). Từ “trơ” còn hàm chứa nhiều ngữ nghĩa hơn thế: “trơ” có nghĩa là tủi hổ: “Đuốc hoa để đó, mặc nàng nằm trơ” (Nguyễn Du, Truyện Kiều); “trơ” cũng hàm ý mỉa mai cay đắng, xót xa khi đi với tổ hợp từ “cái hồng nhan”, thì ra “hồng nhan” đi với “bạc phận”, từ “hồng nhan” bị bỏ rơi, chẳng ai đoái hoài đến, đang “trơ” ra với “nước non” (không gian), với thời gian vô thủy vô chung. Càng nghĩ càng thấy phẫn uất, đắng đót, ngậm ngùi. Đời Hồ Xuân Hương sao chẳng thể vui với nước non, mà chỉ thấy “Bảy nổi ba chìm với nước non”, chỉ thấy “Trơ cái hồng nhan với nước non”? Nghĩa là Hồ Xuân Hương đau khổ những vẫn vững vàng bản lĩnh như “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt” (Bà huyện Thanh Quan, Thăng Long thành hoài cổ)

Tên của bài thơ là Tự tình cho nên câu thực đầu tiên thể hiện tình thực của Hồ Xuân Hương. Trong cô đơn giữa đêm khuya vắng lặng, người phụ nữ ấy đã phải mượn đến chén rượu giải sầu đã là chuyện đầy vơi của nỗi niềm, tâm trạng. Người phụ nữ đến chén rượu đọc ẩm đêm khuya mới là việc cực chẳng đã. Uống rượu mà như uống sầu uống tủi, như nuốt thầm giọt đắng giọt cay. “Say”, có thể lãng quên giây lát nỗi sầu thương. Nhưng “say” rồi sẽ lại “tỉnh”, và lúc ấy mới thật là buồn: “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh- Giật mình, mình lại thương mình xót xa” (Nguyễn Du, Truyện Kiều). Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc trong tâm trạng, trong tình cảnh của Hồ Xuân Hương. Đêm đã tàn canh. Vầng trăng lạnh đã “bóng xế” non đoài. Người còn ngồi đó trong tình trạng “say lại tỉnh”, đúng là “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Hai câu thực đã triển khai ý chủ đạo được mở ra hai câu đề. Thực cảnh cũng là thực tình. Hình tượng “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” đang đồng nhất với thân phận của nữ sĩ. Hình tượng thơ hết sức gợi: tuổi xuân của ngươi phụ nữ trôi mau như “vầng trăng bóng xế” mà nhân duyên không trọn vẹn như vầng trăng chưa bao giờ là trăng rằm tròn đầy, tỏa sáng.

Nỗi niềm phẫn uất dồn nén đã nhiều, không còn ở yên trong lòng được nữa, nó trào ra, thấm vào cảnh vật, tiếp cho mọi vật sức công phá. Nỗi rung động trong lòng mà có sức rung như một cơn động đất. Những động từ kết hợp kết hợp với những bổ ngữ rất mạnh và rất gợi(: “xiên ngang”, “đâm toạc”) mang ý nghĩa phản kháng, nó làm cho những câu thơ của Hồ Xuân Hương như nổi loạn. Nỗi buồn trong thơ Hồ Xuân Hương không làm lòng người mềm yếu, trái lại, có sức mạnh cổ vũ con người, nhất là người phụ nữ, đứng dậy ngay trong bi kịch của đời mình.

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Giọng điệu câu thơ có ý vị của tiếng cười khẩy mỉa mai chua chát nhiều hơn là buồn tủi. Từ “xuân” trong cau thơ của Hồ Xuân Hương thật đa nghĩa. “Xuân” là mùa xuân của đất trơi, mùa xuân của tuần hoàn. “Xuân” là tuổi xuân của một đời người, xuân ấy một đi không bao giờ trở lại. Nói như thi sĩ Xuân Diệu: “ Nói làm chi xuân vẫn tuần hoàn- Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!” (Vội vàng). Đó là một tâm sự rất buồn, một nỗi sầu nhân thế vạn cổ, nó xuyên suốt từ thơ ca trung đại sang thơ ca hiện đại.Hai từ “lại” xếp cạnh nhau một câu thơ nhưng mang hai ý nghĩa khác nhau: từ “lại” thứ nhất mang nghĩa “thêm lần nữa”; từ “lại” tiếp theo mang ý nghĩa của “sự tuần hoàn”, “sự trở lại”. Mùa xuân của đất trời trở lại thì ngày xanh của tuổi xuân lần lượt ra đi. Cách nói giảm dần càng làm cho nghịch cảnh éo le hơn: Mảnh tình- san sẻ- tí- con con. Mảnh tình đã là bé, lại bị “san sẻ” trở nên nhỏ bé hơn, cuối cùng chỉ còn “tí con con”, thật là tội nghiệp! Người phụ nữ trong bài thơ sau những vật vã gắng gượng vươn lên, vẫn không tránh khỏi bi kịch bởi vì thời đại ấy chưa thể chỉ ra lối thoát cho họ.

Tự tình II hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là tiếng lòng đau buồn, phẫn uất trước duyên phận hẩm hiu,là gắng gượng vẫy vùng vươn lên nhưng rốt cuộc vẫn không thoát khỏi bi kịch của nữ sĩ. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc mãnh liệt và tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và xây dựng hình tượng.

Tham khảo

Hồ Xuân Hương là một trong những nữ thi sĩ suất sắc của Việt Nam, số lượng tác phẩm bà để lại khá nhiều, và phong cách sáng tác thơ chủ yếu của Hồ Xuân Hương chính là tả cảnh ngụ tình. Bà còn được biết đến với hình ảnh của một nữ nhà thơ viết nhiều về thân phận người phụ nữ, là người dũng cảm đề cao vẻ đẹp, sự hi sinh và đức hạnh của người phụ nữ, đồng thời lên tiếng bênh vực cho họ và phê phán lên án gay gắt chế độ xã hội cũ. Tự tình là một trong những bài thơ hay, chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc của chính tác giả và cũng là của người phụ nữ nói chung.
Bài thơ Tự tình mở đầu với 2 câu thơ vừa tả cảnh nhưng cũng tả hình ảnh của một người phụ nữ - hay có thể gọi là hồng nhan. Nhưng tiếc thay, hồng nhan đó lại rơi vào hoàn cảnh cô đơn trống vắng, giữa đêm khuya u tịch.
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”
Những cơn sóng cảm xúc đang cuộn xoáy trong lòng khiến nữ sĩ suy tư trăn trở, thao thức thâu đêm. Tiếng trống cầm canh lâu lâu lại điểm, báo thời gian đang trôi qua. Bước chân của đêm tối mới nặng nề càng làm in sâu nỗi đau đời âm ỉ, dai dẳng thiêu đốt tâm can nữ sĩ bấy lâu nay bật thốt thành lời chua chát, đắng cay. Hồng nhan là gương mặt đẹp, thường được dùng để chỉ phụ nữ nói chung và những người con gái đẹp nói riêng. Là một người phụ nữ có nhan sắc, nhưng lại được miêu tả “trơ với nước non”. Trước cuộc đời rộng lớn, người phụ nữ đó nhận ra thân phận của mình lẻ loi đơn chiếc, và âm thanh của trống cầm canh lại càng điểm thêm một nỗi buồn, trống vắng khó tả. Người phụ nữ ấy đã tìm đến rượu để giải sầu:
Chén rượu hương đưa say lại tnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Những tưởng như nỗi bất hạnh đã khiến tâm hồn hoá thành gỗ đá nhưng không phải. Trái tim còn đập nên ý thức vẫn còn, nữ sĩ đành say cho quên vậy. Mỗi khi có chuyện gì đó sầu muộn, người xưa thường tìm đến trăng đến rượu để ngỏ cùng bầu tâm sự. Chỉ muốn uống thật say, hương rượu thật nồng để quên đi tất cả, nhưng nghịch lí thay, chén rượu đưa lên mũi, hương nồng vào mũi nhưng người muốn say nhưng tâm và suy nghĩ vẫn đang rất tỉnh. Không có nỗi buồn nào biến mất ở đây, mà càng làm hiện hữu rõ nỗi lòng của người phụ nữ lúc này. Hình ảnh vầng trăng xuất hiện nhưng khuyết chưa tròn. Phải chăng, ngụ ý cho thân phận cho hạnh phúc của chính tác giả. Là người tài giỏi nhưng duyên phận hẩm hiu, chưa một lần trọn ven. Tuổi xuân dần đi qua mà hạnh phúc vẫn chưa tới bến đỗ.
Tỉnh thì đau khổ nhưng mình vẫn còn được là mình không đến nỗi tuyệt vọng. Lời dạy của trời đất sâu kín mà rành rành trước mắt, ngụ ở ngay trong rêu đá. Hình ảnh rêu được đưa ra đây nhưng mang những dụ ý sâu xa của tác giả Hồ Xuân Hương, rêu là loài mỏng manh nhỏ bé nhưng lại có sức sống vô cùng mạnh mẽ, không dừng lại đó, ở bất cứ một điều kiện nào thì nó vẫn có thể tươi tốt,dù là điều kiện sống như thế nào đi chăng nữa. Hình ảnh rêu từng đám đâm xuyên ngang mặt đất gợi ra cho chúng ta những liên tưởng mạnh mẽ về sự phản kháng mạnh mẽ cũng như sự chống đối của nó với thứ có thể mạnh hơn nó. Hình ảnh đá cũng vậy, đối lập với sự nhỏ bé của những viên đá với sự rộng lớn của trời đất, nó lại càng làm nổi bật sức mạnh của những viên đá, quả thực nó không tầm thường một tí nào. Sự đồng điệu của người và thiên nhiên, luôn đối mặt với khó khăn thách thức nhưng chưa bao giờ đi đến thành công. Kiếp làm vợ lẽ, dù cố thoát ra nhưng vẫn không được. Cho nên mới có 2 câu cuối:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”
Thiên nhiên thuận theo đất trời, xuân đi rồi xuân lại tới, nhưng con người lại khác, với người phụ nữ tuổi xuân trôi đi nhưng chẳng bao giờ quay lại thêm một lần nào nữa. Lại càng đáng buồn hơn cho nhưng số phận hẩm hưu, chờ mong cả tuổi xuân, chờ có một niềm hạnh phúc trọng vẹn nhưng nào đâu có được. Trước sự lẻ loi, chán chường mà Hồ Xuân Hương đã sử dụng” ngán” phần nào nói lên được nỗi lòng của thi sĩ bây giờ. Mảnh tình đã bé lại còn phải san sẻ, chia nhỏ ra. Không được hưởng một tình yêu một hạnh phúc trọn vẹn, tới khi tìm đến với hạnh phúc lại phải san sẻ, thật quả là đáng thương. Qua đây cũng ngầm ẩn ý về những số phận của người phụ nữ, chịu cảnh thê thiếp, dưới chế độ cũ không được coi trọng và không có quyền lên tiếng.
Tự tình là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách cũng như tư tưởng của Hồ Xuân Hương đặc biệt là những vấn đề xoay quanh người phụ nữ. Bài thơ trĩu nặng một nỗi buồn nhưng không hề bi lụy bởi nổi bật lên trên hết là cốt cách cứng cỏi, tâm hồn nhạy cảm và mạnh mẽ đã giúp nữ sĩ vượt qua bao bất hạnh của cuộc đời. Bài thơ vừa là tiếng lòng riêng của nữ sĩ, vừa là tiếng lòng chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thuở ấy. Qua đây chúng ta cũng thấy được một Hồ Xuân Hương vừa yếu mềm nhưng cũng thật ngang tàng mạnh mẽ khi dám bộc lộ những suy nghĩ của chính mình.

28 tháng 10 2016

rất đẹp(mình biết thế thôi)bucminh

16 tháng 9 2021

Bi kịch của người phụ nữ trong bài thơ "Tự tình II" là :

Bi kịch tình duyên trắc trở long đong, chịu kiếp sống lẻ mọn. Đồng thời người phụ nữ trong bài cũng giống như bao người phụ nữ khác trong xã hội, tuổi xuân trôi đi trong vô nghĩa , bị trói buộc vào những lề thói phong kiến

16 tháng 9 2021

Trong xã hội đương thời

28 tháng 9 2019

Gựi ý

1. Đêm khuya cô đơn

- Hai câu đề là cảnh đêm về khuya, tiếng trống canh từ xa văng vẳng mà dồn dập đổ về. Trong thời điểm ấy, nhân vật trữ tình lại trơ trọi đáng thương và “cái hồng nhan” đã cụ thể hoá một cá thể đang cô đơn, thao thức và dằn vặt.

- Hồng nhan nhằm để nói “phái đẹp” nhưng lại được trước nó là trạng từ “trơ”, khiến cho câu thơ đậm đặc cái ý chán chường. Rồi lại “cái hồng nhan” thì quả là khinh bạc.

- Lấy “hồng nhan" mà đem đối với “nước non" thì quả thật là thách thức nhưng cũng thật sự là mỉa mai, chua chát. Phép tiểu đối thật đắt và thật táo bạo nhưng phù hợp với tâm trạng đang chán chường, trong hoàn cảnh đang cô đơn, trơ trọi. Nỗi cô đơn ngập đầy tâm hồn đến mức phải so sánh nó ngang bằng với các hình tượng của thiên nhiên tạo vật. Hai câu thơ diễn tả tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong dêm khuya thanh vắng. Đó là nỗi dằn vặt và sắp bộc lộ, giãi bày một tâm sự.

2. Cảnh ngụ tình

- Đến hai câu thực ta nghe thoảng men rượu từ cơn say trước đó nhưng đã thoảng bay đi. Hương rượu chỉ sự thề hẹn (gương thề, chén thề) nhưng hương đã bay đi dù tình còn vương vấn. Cá thể đã tỉnh rượu nên càng nhận ra nỗi trống vắng, bạc bẽo của tình đời.

- Trăng gợi lên mối nhân duyên, nhưng trăng thì “khuyết chưa tròn”, ngụ ý tình duyên chưa trọn, không như mong ước, khi mà tuổi xanh đã lần lượt trôi đi.

- Hai câu luận là nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình. Hình ảnh hết đám rêu này đến đám rêu khác “xiên ngang mặt đất” như trêu ngươi nhà thơ. Rêu phong là bằng chứng về sự vô tình của thời gian, nó là hiện thân của sự tàn phá chứ không phải chở che cho tuổi đời. Thế rồi nhà thơ bực dọc vì tuổi xuân qua mau, đời người ngắn ngủi, nhỏ bé, nên:

“Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.

“mấy hòn đá” không những đứng sừng sững ở chân mây mà còn “đâm toạc” thể hiện thái độ ngang ngạnh, phản kháng, ấm ức của nhà thơ về duyên tình lận đận...

3. Lời than thở

- Lời than thở cùng chính là chủ đề của bài thơ. Năm tháng cứ trôi qua, xuân đi rồi xuân lại mà duyên tình vần chưa được vuông tròn. Xuân thì đi rồi trở lại với thiên nhiên đất trời, nhưng lại vô tình, phũ phàng với con người.

- Kẻ chung tình không đến, người chung tình thì cứ chờ đợi mỏi mòn mà thời gian thì cứ trôi đi, tuổi xuân tàn phai. Mảnh tình quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là “san sẻ tí con con”. Câu thơ cực tả tâm trạng chua chát, buồn tủi của chủ thể trữ tình.


29 tháng 9 2019

dài dữ vậy bạn ; 5 đến 7 câu thôi

14 tháng 11 2017

1)Thi sĩ Xuân Diệu vinh danh nữ sĩ Hồ Xuân Hương là "Bà chúa thơ Nôm. Nữ sĩ để lại khoảng 50 bài thơ Nôm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú Đường luật.

Chùm thơ "Tự tình" gồm có 3 bài; đây là bài thứ nhất:

"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom...

... Tài tử văn nhân ai đố tá?

Thân này đâu đã chịu già tom!"

Mở đầu bài thơ, hai câu đề gợi ra một không gian bao la, mờ mịt từ bom thuyển ở nơi dòng sổng đến khắp mọi chòm xóm, thôn làng. Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy "văng vẳng" trên bom thuyền từ xa đưa tới. Đêm dài chuyển canh, mịt mùng vắng lặng mới nghe thấy tiếng gà gáy "văng vẳng" như thế. Nghệ thuật lấy động (tiếng gà gáy) để diễn tả cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng "oán hận" của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Nàng ngồi dậy, lắng tai nghe tiếng gà gáy sang canh, rồi "trông ra" màn đêm mịt mùng. Màn đêm như bủa vây người phụ nữ trong nỗi buồn cô đơn, oán hận:

"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom,

Oán hận trông xa khắp mọi chèm ".

Hai câu 3, 4 trong phần thực, tác giả tạo ra hai hình ảnh "mổ thảm" và "chuông sầu" đối nhau, hô ứng nhau, cực tả nỗi đau khổ, sầu tủi của riêng mình đang sống trong cảnh ngộ quá lứa 15 thì, trắc trở trong tình duyên. Vần thơ đầy ám ảnh. Phủ định để khẳng định tiếng "cốc" của "mổ thảm", tiếng "om" của "chuông sầu". Nữ sĩ đã và đang trải qua những đêm dài thao thức và cô đơn, đau cho nỗi đau của đời mình cô đơn như "mõ thảm", chẳng ai khua "mà cũng cốc"; tủi cho nỗi tủi của riêng mình lẻ bóng chăn đơn như "chuông sầu" chẳng đánh "cớ sao om". Nỗi oán hận, đạu buồn sầu tủi như thấm vào đáy dạ, tê tái xót xa, như đang toả rộng trong không gian "khắp mọi chòm", như kéo dài] theo thời gian của những đêm dài. "Om" là tiếng tượng thanh, tiếng chuông sầu, cũng là gợi tả nỗi thảm sầu tê tái, đau đớn đến cực độ. Câu hỏi tu từ đã làm cho giọng thơ thảm thiết, xoáy sâu vào lòng người như một lời than, như một tiếng thở dài tự thương mình trong nỗi buồn ngao ngán:

"Mớ thảm không khua mà cũng cốc y,

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om?"

Có biết thời con gái, Hồ Xuân Hương đã có những vần thơ tươi xinh, phơi phới như 'Thân em vừa trắng lại vừa tròn" (Bánh trôi nước), "Hai hàng chân ngọc duỗi song song" (Đánh đu),... ta mới thấy hết nỗi thảm sầu về bi kịch cô đơn của nữ sĩ được diễn tả tê tái trong hai câu trong phần thực này.

Lời than tự tình trong cô đơn được khơi sâu trong phần luận, để mà "rầu rĩ' thêm, giận hờn thêm cho duyên phận hẩm hiu:

"Trước nghe" đối với "sau giận", "tiếng" hô ứng với "duyên"; "rầu rĩ" là tâm trạng đối với "mõm mòm" là trạng thái. "Trước nghe nhưng tiếng..", là những tiếng gì? — Tiếng của miệng thế gian? Hay tiếng gà văng vẳng gáy, tiếng "chuông sầu", tiếng "mõ thảm" đang "cốc", đang "om" trong lòng mình? Giữa canh khuya thao thức, càng nghe càng thêm "rầu rĩ", buồn tủi. Giữa lúc tàn canh thao thức, càng nghe càng "giận", càng hờn về tình duyên bẽ bàng. Tinh duyên của mình được ví với trái cây, không còn "má hây hây gió" (Xuân Diệu) nữa mà đã chín "mõm mồm", nghĩa là quá chín, đã nẫu đi! Duyên "mõm mồm" là duyên phận hẩm hiu, quá lứa lỡ thì! Trong câu thơ như có nhiều lệ, nhiều tiếng thở dài, vừa than thân trách phận, vừa buồn tủi về con đường tình duyên. Tiếng thơ tự tình của Hồ Xuân Hương là lời than tự thương mình, đồng thời thương cho những người đàn bà cùng cảnh ngộ đã luống tuổi mà vẫn cô đơn lẻ bóng: "Giật mình mình lại thương mình xót xa" (Truyện Kiều).

Phẩn kết xuất hiện một tứ thơ rất lạ. Như một sự thách đố với số phận, với duyên số. Nữ sĩ vẫn "bướng bỉnh" trước bi kịch cô đơn của mình khi "duyên để mỏm mỏm" rồi:

'Tài tử văn nhân ai đó tú?

Thân này dâu đã chịu già tom!

Vừa nghi vấn, vừa cảm thán, hai câu kết đầy nghịch lí. Nữ sĩ như vẫn còn tin vào tài năng của mình có thể làm xoay chuyển được duyên phận, vẫn hi vọng tìm được bạn đòi trăm năm trong đám tài tử văn nhân. Câu 6 nữ sĩ viết: "Sau giận vì duyên để mõm mòm", câu 8 bà lại viết: Thân này đâu dã chịu già tom! "Già tom " nghĩa là rất già, già hản, khô quắt đi! ! Đó là một cách "nói cứng" thể hiện một thái độ "bướng bỉnh", một bản lĩnh cứng cỏi trước ngang trái cuộc đời. Đọc chùm thơ "Tự tình" cũng như tìm hiểu cuộc đời của nữ sĩ, về mặt tình duyên, ta thấy hạnh phúc tình yêu chưa một lần mỉm cười với Xuân Hương. Bài thơ "Cảm cựu kiêm trình cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu" (Nhớ người cũ, viết gửi Cần chánh học sĩ Nguyễn Du - tước hầu) như một bóng quang âm soi tỏ một "mảnh tình riêng" của "Bà chúa thơ Nôm", giúp ta cảm nhận bài thơ "Tự tình" này:

"Dặm khách muôn nghìn nỗi nhớ nhung,

Mượn ai tới đấy gửi cho cùng.

Chữ tình chốc đã ba năm vẹn,

Giấc mộng rồi ra nửa khắc không.

Xe ngựa trộm mừng duyên tấp nập,

Phấn son cùng tủi phận long đong.

Biết còn mảy chút sương sều mấy,

Lâu nguyệt năm canh chiếc bóng chong".

Bài thơ "Tự tình " gieo vần "om", năm vần thơ, vần nào cũng hóc hiểm, tài tình: "bom-chòm-om-mòm-tom". Những vần thơ hóc hiểm ấy, một mặt thể hiện bút pháp điêu luyện, mặt khác đã tạo nên nhạc điệu, âm điệu như thắt, như nén lại cái "oán", cái "hận", cái "ngang bướng" của một tâm trạng - một cá tính rất Xuân Hương. Duyên số và hạnh phúc tình yêu của người phụ nữ là nội dung đầy ám ảnh đối với mỗi chúng ta khi đọc bài thơ "Tự tình" này của Xuân Hương. "Tự tình" là tiếng than thân trách phận cho nỗi buồn cô đơn, về bi kịch tình yêu, là niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ. Vì lẽ đó, "Tự tình" mang giá trị nhân bản sâu sắc.

14 tháng 11 2017

3)Từ bao giờ đến bây giờ, từ homer đến Kinh Thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế” (Hoài Thanh). Có thể nói, đó chính là sự trường tồn bất diệt của thơ văn.

Và ta càng thấy sức lan tỏa của nó mạnh mẽ hơn khi đến với ngòi bút nhân đạo của người nghệ sĩ trong thơ ca trung đại. Nổi bật lên trong những trang viết thấm nhuần tư tưởng ấy chính là hình ảnh người phụ nữ.

Bằng sự đồng cảm nơi sâu thẳm tâm hồn, nhiều tác phẩm ra đời chính là sự lên tiếng của nhiều nhà thơ nói thay cho tâm sự thầm kín của người phụ nữ mà tiêu biểu là hai bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương.

Đọc những vần thơ ấy, độc giả không khỏi rung động trước tình cảnh éo le, trớ trêu, những bi kịch đau thương họ phải gánh chịu. Và có lẽ chính bởi từ đó, ta hiểu thêm về một nửa nhân loại.

Mỗi bài thơ đều được thể hiện bằng phong cách riêng nhưng nổi bật lên là hình ảnh người phụ nữ tiềm ẩn bao vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất đáng trân trọng. Nhưng trong xã hội phong kiến mục nát ấy, mọi quyền lợi mà họ đáng được hưởng lại bị tước đoạt.

Có thể khẳng định rằng, người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa đẹp người, đẹp nết. họ mang một vẻ thuần khiết, trắng trong, có nhan sắc:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Và ta cũng bắt gặp hình ảnh một người vợ đảm đang, yêu thương gia đình:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”

Bà Tú là người rất mực chăm lo cho chồng con, bà nuôi cả gia đình nhưng cuộc ssống luôn đầy đủ, không để ai phải đói rách. Mọi người được ăn no mặc ấm, tiêu pha đủ. Qua đó, ta thấy bà đã làm tròn trách nhiệm với cương vị là người vợ, người mẹ trong gia đình.

Đọc đến đây, hình ảnh “Vũ Nương” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ một lần nữa khắc sâu trong tâm trí mỗi người với phẩm chất cao đẹp của nàng: một người vợ yêu thương chồng con và hiếu thuận với mẹ. Dường như đây cũng là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn của hai thế hệ nhà thơ Nguyễn Dữ và Tú Xương. Qua đó càng làm nổi bật lên vẻ nết na, đảm đang của người phụ nữ.

Nhưng bên cạnh đó là những khổ cực, vất vả mà đôi vai yếu mềm phải gánh chịu. Đối với người con gái, tuổi xuân là thứ đáng quý nhất trong cuộc đời nhưng Hồ Xuân Hương chưa có được một hạnh phúc trọn vẹn thì nó đã qua đi nhanh chóng, hao mòn theo thời gian:

“Đêm khuya vẳng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non”

Đã đêm khuya mà bà vẫn thao thức. Tâm trạng rối bời trước nhịp đập của tiếng trống dồn dập hay cũng chính là bước đi của thời gian. Cái cô đơn lạnh lẽo cứ bủa vây và dường như mỗi giây phút đi là tâm trạng được đẩy lên một bậc.

Càng đau đớn xót xa biết bao khi người con gái đã quá lứa, lỡ thì mà tình duyên vẫn chưa trọn vẹn:

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Cuộc đời chính bản thân của bà đã trải qua bao truân chuyên, sóng gió, hai lần phải làm lẽ và không những chỉ có vậy mà cả hai lần chồng bà đều chết. Từ đó ta càng không thể phủ nhận một qui luật trong xã hội xưa: tài hoa bạc mệnh. Một người có tài năng như bà lại vướng phải bi kịch tàn khốc, đau thương.

Bởi thế, bà chỉ còn biết nhớ đến “chén rượu”. Vì men rượu – hương nồng đắng cay sẽ làm cho người ta say mà quên đi cay đắng! Đến một người phụ nữ cũng phải độc ẩm trong đêm khuya quả là một niềm đau xót. Nhưng “say rồi lại tỉnh”, đâu có thoát khỏi vòng quẩn quanh, bế tắc của tâm trạng. Tỉnh ra càng chua xót, đắng cay hơn bội phần.

Cả cuộc đời bà, cuộc đời của một người luôn khao khát sự trọn vẹn, yên lành trong hạnh phúc lứa đôi nhưng nào bao giờ có được “vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”. Trăng đã “bóng xế”- cuộc đời_ mà vẫn “khuyết” chưa tròn. Qua đó càng khiến nỗi lòng của người cô phụ se thắt lại- nỗi buồn dai dẳng, xa vắng lan tỏa khắp tâm hồn.

Người phụ nữ chịu bao khổ đau, bị xã hội đưa đẩy mà không tự quyết định được cho số phận của mình:

“Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
(Bánh trôi nước)

Với cương vị là một người vợ, người phụ nữ cũng không tránh khỏi khổ cực mà xã hội suy tàn ấy mang đến:

“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
(Thương vợ)

Lấy chồng duyên chỉ “một” mà nợ thì nhiều. Người vợ phải gánh vác công việc trong gia đình. Với thân phân nhỏ bé, đơn chiếc nhưng họ luôn bất chấp nguy hiểm, cực khổ để nuôi sống gia đình.

Người vợ lại đóng vai trò là trụ cột. Họ vì mưu sinh cuộc sống mà phải lam lũ, vất vả, dãi nắng dầm mưa, lặn lội kiếm ăn:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Bà Tú một mình thân gái nhỏ bé, yếu ớt phải lặn lội khắp nơi, bươn bả trên sông nước không có ai trợ giúp, đỡ đần cho bà nơi hiểm nguy sông nước, chứa đầy bất chắc. Bởi thế kiếp sống long đong lận đận của người phụ nữ ấy, tác giả đã đồng nhất với hình ảnh thân cò lặn lội.

Nhưng có thể nói, người phụ nữ Việt Nam mang trong mình một sức sống mãnh liệt, nghị lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

Sau bao đau xót, tủi nhục dường như vẫn trỗi dậy:

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Ở đây, thiên nhiên cũng bừng lên với tâm trạng con người. “Rêu” vốn là sinh vật nhỏ bé, yếu mềm và “đá” là sự vật vô tri nhưng dưới con mắt của mình, “Bà chúa thơ nôm” cũng thấy chúng muốn chứng tỏ sức sống của mình bằng cách “Xiên ngang”, “đâm toạc” mặt đất, chân mây. Sự vật mà còn có thể huống chi là người? tại sao con người lại bi quan như thế?

Và ta cũng nhận thấy được sự táo bạo trong thơ Hồ Xuân Hương:

“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”

Bà luôn khẳng định mình, bất chấp số phận giàng buộc của xã hội phong kiến.

Người vợ trong thơ Tế Xương cũng vậy, bất chấp hoàn cảnh mà vươn lên. Không lời phàn nàn trách mọc, oán hận mà giàu lòng vị tha và đức hi sinh.

“Năm nắng mười mưa dám quản công”

Vâng ! người phụ nữ Việt Nam là thế. Ở họ chứa đựng những cảm xúc suy tư từ cuộc đời thực của mình. Nhưng tất cả đều mang những phẩm chất, tài năng đáng quí.

Họ bày tỏ sự phẫn nộ uất ức trước duyên phận, đồng thời khát khao được hạnh phúc, tình duyên trọn vẹn.

Qua hai bài thơ ta càng thấy ánh lên những hình ảnh cao đẹp của người phụ nữ thời xưa. Họ như những tia sáng hào quang lan tỏa đến tâm hồn bạn đọc ở bao thế hệ. Và như thế, thơ ca đã bắc nhịp cầu kết nối những trái tim cùng đồng cảm, cùng sẻ chia.

Văng vẳng đâu đây, dường như ta vẫn nghe được dư âm:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”

Nỗi đau của người phụ nữ, nỗi buồn của một kiếp người. Nhưng ánh sáng lan tỏa từ phẩm chất cao đẹp của họ sẽ len lỏi đến trái tim độc giả muôn đời.

17 tháng 10 2018

Đáp án A