Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các biện pháp hiệu quả nhất để giải quyết hiện tượng hiệu ứng nhà kính là :
A. cắt giảm lượng khí CO2, CFCs
B. cắt giảm lượng khí CO2, trồng rừng
C. nâng cấp quy trình sx công nghiệp và trồng rừng
D. tăng cường sd các hợp chất khí CFCs và các NL mới
Đáp án A
Biện pháp B, C, D là biện pháp hạn chế suy giảm tài nguyên, bảo vệ đất
* Đặc điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:
- Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ chiếm khoảng 1%.
- Diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 14% lãnh thổ.
- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ KH-KT và công nghệ hiện đại để tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Các ngành:
+ Trồng trọt: lúa gạo là cây trồng chính (50% diện tích); ngoài ra có chè, thuốc lá, dâu tằm…
+ Chăn nuôi: tương đối phát triển, hình thức chăn nuôi trang trại với phương pháp tiên tiến (bò, lơn, gà).
+ Thủy sản: sản lượng đánh bắt lớn (cá thu,cá ngừ, tôm, cua); nuôi trồng được chú trọng phát triển.
* Diện tích trồng lúa gạo Nhật Bản giảm vì:
- Diện tích đất nông nghiệp nhỏ, ngày càng bị thu hẹp.
- Cơ cấu bữa ăn của người Nhật thay đổi, theo xu hướng của người châu Âu.
- Trong những năm gần đây, một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Những điểm nổi bật của nông nghiệp Nhật Bản:
- Vai trò: thứ yếu
+ Tỉ trọng trong cơ cấu GDP nhỏ (chỉ chiếm 1%)
+ Diện tích đất nông nghiệp ít
- Hướng phát triển:
+ Thâm canh
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ hiện đại
- Thành tựu:
+ Tăng năng suất
+ Tăng chất lượng
- Các nông sản chính:
+ Lúa gạo: cây trồng chính (50% diện tích), có xu hướng giảm diện tích.
+ Cây công nghiệp được trồng phổ biến: chè, thuốc lá, dâu tằm.
+ Chăn nuôi (lợn, bò, gà): tương đối phát triển.
+ Thủy sản: được chú trọng phát triển.
- Phân bố:
+ Vùng trồng cây lương thực, cây công nghiệp, rau và hoa quả, chăn nuôi: phát triển ở khu vực ven biển và dọc thung lũng sông (đặc biệt ở phía nam).
+ Vùng rừng: sâu trong nội địa.
Đặc điểm tự nhiên Miền Đông:
- Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ.
- Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
- Sông ngòi: có nhiều sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang)
- Khoáng sản kim loại làu là chủ yếu.
Thuận lợi:
- Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim
Khó khăn:
- thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (bão, lũ, lụt,..)
* Miền Đông:
+ Thuận lợi:
- Địa hình thấp có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt
- Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng
-Sông ngòi: hạ lưu của các sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông…
- Có nhiều khoáng sản nhất là khoáng sản kim loại màu phát triển công nghiêp chế tạo, luyện kim.
+ Khó khăn: Nhiều bão ,lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp
- Nhận xét về sự phát triển công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga: Nhìn chung, công nghiệp khai thác dầu khí của Liên bang Nga phát triển vào loại hàng đầu thế giới.
+ Sản lượng dầu mỏ lớn, đạt 524,4 triệu tấn năm 2020, sản lượng khí tự nhiên đạt 658,5 tỉ m3 năm 2020. Cao điểm năm 2018 nước này đã khai thác 556 triệu tấn dầu và 725 tỷ tấn khí đốt, thu về ngân sách khoảng 9 nghìn tỷ rub (tương đương 137 tỷ USD).
+ Sản lượng khai thác dầu của Liên bang Nga chiếm khoảng 11,5% sản lượng khai thác dầu toàn cầu với giá trị xuất khẩu chiếm tới 13% tổng giá trị xuất khẩu dầu mỏ thế giới.
+ Sản lượng xuất khẩu dầu mỏ, khí tự nhiên của Liên bang Nga ngày càng tăng. Xuất khẩu dầu thô đạt 260 triệu tấn năm 2020, khí tự nhiên đạt 238,1 tỉ m3 năm 2020.
+ Năm 2021, sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ của Nga đạt 10,5 triệu thùng/ngày, chiếm 14% tổng nguồn cung của thế giới.
+ Năm 2021, ước tính xuất khẩu dầu thô của Nga đạt khoảng 4,7 triệu thùng/ngày dầu. Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Nga (1,6 triệu thùng/ngày) nhưng Nga cũng xuất khẩu một khối lượng đáng kể cho các khách hàng ở châu Âu (2,4 triệu thùng/ngày).
+ Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ và có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới. Nga cũng là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Năm 2021, quốc gia này sản xuất 762 tỷ mét khối khí tự nhiên và xuất khẩu khoảng 210 tỷ mét khối.
+ Vào cuối năm 2019, Nga đã khởi động một đường ống xuất khẩu khí đốt lớn về phía đông, đường ống Power of Siberia dài khoảng 3.000 km, với công suất 38 tỷ mét khối, có thể vận chuyển khí đốt sang Trung Quốc. Vào năm 2021, Gazprom đã xuất khẩu hơn 10 tỷ mét khối khí tự nhiên thông qua đường ống Power of Siberia-2, và sản lượng xuất khẩu dự kiến sẽ tăng dần lên 38 tỷ mét khối trong những năm tới. Nga đang tìm cách phát triển đường ống Power of Siberia-2, với công suất 50 tỷ mét khối/năm.
Đáp án C.
Giải thích: SGK/15, địa lí 11 cơ bản.