K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 7 2017

Bảng 2. Vai trò thực tiễn của sâu bọ

Giải bài tap Sinh học 7 | Để học tốt Sinh 7

 

8 tháng 11 2016

Bạn tham khảo nhé:

Sinh học 7Sinh học 7
Hình 20.1: Vỏ trên cơ thể ốc sênHình 20.2: Mặt trong vỏ ốc
Sinh học 7Sinh học 7
Hình 20.3: Mai mựcHình 20.4: Cấu tạo ngoài của trai sông
Sinh học 7Sinh học 7
Hình 20.5: Cấu tạo ngoài của mựcHình 20.6: Cấu tạo trong của mực
8 tháng 11 2016

mấy bài này là điền số nha

3 tháng 10 2016

 Đặc điểm chung :

-Đối xứng tỏa tròn 

-Sống chủ yếu là dị dưỡng

-Tự vệ nhờ tế bào gai

-Thành cơ thể có 2 lớp tế bào 

Vai trò của ngành ruột khoang :

-Vai trò :

-Đối với thiên nhiên 

-Đối với đời sống con người

-Tác hại :

-Đôi con có độc

-Có tế bào gai ở tua miệng

 

16 tháng 3 2016

1) Đời sống
Koala, hay gấu túi (danh pháp khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae, và họ hàng gần gũi nhất còn sinh tồn của nó là wombat. Koala được tìm thấy ở vùng dọc theo bờ biển phía đông và nam đảo chính, chính xác là ở Queensland, New South Wales, Victoria và Nam Úc. Nó có chiều dài cơ thể khoảng 60–85 cm (24–33 in) và khối lượng 4–15 kg (9–33 lb). Màu lông từ xám bạc đến nâu sô-cô-la. Koala ở các quần thể phía bắc nói chung nhỏ hơn và sáng màu hơn hơn các cá thể sống ở phía nam. Có thể các quần thể này thuộc các phân loài riêng biệt, nhưng điều này không được công nhận.

2) Sinh sản:
Koala cái trưởng thành đủ để sinh sản vào tầm 2 đến 3 tuổi, còn con đực ở độ tuổi 3 đến 4. Nếu khỏe mạnh, một koala cái có thể đẻ một con mỗi năm trong vòng 12 năm. Chu kì mang thai là 35 ngày. Rất hiếm khi có sinh đôi. Con đực và cái thường giao hợp trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3, tương ứng với mùa hè tại Nam Bán Cầu.

Koala mới sinh không có lông, chưa mở mắt, chưa có tai và chỉ bé bằng hạt đậu. Koala khi lọt lòng mẹ trèo lên cái túi lộn ngược của mẹ nó (có thể đóng mở theo ý muốn của koala mẹ) và bám vào một trong hai núm vú của mẹ. Koala nhỏ ở trong túi của mẹ trong khoảng 6 tháng đầu tiên, chỉ bú sữa. Trong thời gian này, nó phát triển tai, mắt và lông. Sau đó koala nhỏ sẽ bắt đầu đi ra ngoài. Khoảng 30 tuần tuổi, nó bắt đầu ăn thức ăn sệt gọi là "pap" do koala mẹ tiết ra. Koala nhỏ tiếp tục ở với mẹ khoảng 6 tháng sau, trèo trên lưng mẹ, bú sữa và ăn lá cây. Sau 12 tháng ở với mẹ, koala cái tự đi kiếm ăn ở vùng xung quanh; trong khi koala đực tiếp tục ở với mẹ tới tận 2 đến 3 tuổi.

3) Vai trò: Làm phong phú cho hệ sinh thái của TĐ.

16 tháng 3 2016

Sinh sản: Độ tuổi sinh sản ở thú Koala là từ 2 đến 3 tuổi ở con cái và từ 3 đến 4 tuổi ở con đực. Thú Koala mang thai trong vòng 35 ngày thì hạ sanh một gấu Koala con, rất hiếm khi chúng ta bắt gặp trường hợp gấu Koala sinh đôi mà chúng thường chỉ sinh một con cho một chu kì mang thai. 

 

1 tháng 11 2016

Bài 1: (trang 38 SGK Sinh 7)

Cấu tạo của Ruột khoang sống bám và Ruột khoang bơi lội tự do có đặc điếm gì chung?
Đáp án

– Cơ thể có đối xứng tỏa tròn;
– Thành cơ thể đều có 2 lớp tế bào: lớp ngoài, lớp trong, giữa 2 lớp này là tầng keo;
– Đều có tế bào gai tự vệ, ruột dạng túi, miệng vừa là nơi thu nhận ăn vừa là nơi thải chất cặn bã.

Bài 2: (trang 38 SGK Sinh 7)

Em hãy kế tên các đại diện của Ruột khoang có thể gặp ở địa phương em?

Đáp án

Ở tất cả các địa phương đều có thủy tức (nước ngọt và nước mặn có). Các vùng gần biển còn có thể gặp: sứa, san hô và hải quỳ.

Bài 3: (trang 38 SGK Sinh 7)

Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số động vật ngành Ruột khoang phải có phương tiện gì?

Đáp án
Để tránh chạm phải chất độc khi tiếp xúc với các đại diện ngành Ruột khoang, chúng ta cần sử dụng: vợt, kéo nẹp, panh. Nếu dùng tay, phải mang găng cao su để tránh sự tác động của các tế bào gai độc, có thể gây ngứa hoặc làm bỏng da tay.

Bài 4: (trang 38 SGK Sinh 7)

San hô có lợi hay có hại? Biển nước ta có giàu san hô không?

Đáp án

San hô chủ yếu là có lợi. Ấu trùng san hô trong các giai đoạn sinh sản hữu tính thường là thức ăn của nhiều loại động vật biển.
Vùng biển nước ta rất giàu san hô (có nhiều loại khác nhau), chúng tạo thành các dạng bờ viền, bờ chắn, đảo san hô,… là những hệ sinh thái quan trọng trong đại dương.
Tuy nhiên, một số đảo ngầm san hô cũng gây trở ngại không ít cho giao thông đường biến.

Học tốt nhé !!

1 tháng 11 2016

thankslimdim

10 tháng 11 2016

1 áo

2 mang

3 khuy áo cài

4 tua dài

5 miệng

6 tua ngắn

7 phễu phụt nước

8 hậu môn

9 tuyến sinh dục

10 tháng 11 2016

pn điền từ 1 đến 9 như trong các ô đó
bắt đầu từ mang là 1 xong đến tiếp theo là 2,3,4...

13 tháng 3 2016

Gấu co a la là một loài động vật có kích thước lớn nhứ nhì trong bộ ăn thịt, sau gấu trắng Bắc Cực và trước hổ. Gấu đực trưởng thành nặng khoảng 400–600 kg và chiều dài là 2,4–3 m khi đứng thẳng. Gấu cái có kích thước nhỏ hơn nhiều.

Gấu nâu có lông màu từ vàng hoe, nâu, đen hay tổ hợp của chúng; những chiếc lông dài bên ngoài thông thường pha trộn với màu trắng hay bạc, tạo ra ánh màu "nâu xám". Gấu nâu có bướu to là cơ trên vai chúng, nó tạo ra sức mạnh cho các chân trước để dào bới. Đầu của chúng lớn và tròn với thiết diện mặt là lõm. Mặc dù có kích thước nặng nề, chúng có thể chạy tới 64 km/h (40 mph).

Gấu nâu là loài động vật ăn đêm là chủ yếu và về mùa hè chúng tích tới 180 kg (400 pao) mỡ, số mỡ này sẽ được tiêu thụ dần trong mùa đông khi chúng ngủ đông. Mặc dù chống không thực sự là ngủ đông do có thể thức dậy dễ dàng, chúng thích chui vào các chỗ được bảo vệ như hang, hốc hay chỗ lõm sâu để tránh thời tiết lạnh giá của các tháng mùa đông.

Là động vật ăn tạp, chúng ăn rất nhiều chủng loại thức ăn khác nhau, bao gồm quả mọng, rễ cây và chồi cây; nấm; cá, cá hồi, côn trùng hay các động vật có vú loại nhỏ như thỏ, sóc, chồn, chim. Tuy nhiên, chúng cũng đôi khi tấn công cả động vật lớn như nai sừng tấm, tuần lộc, cừu núi và bò rừng bíon. Dù vậy gấu nâu ăn chủ yếu là thực vật, chiếm tới 75% năng lượng từ thức ăn của chúng. Một điều thú vị là chúng ăn rất nhiều nhậy trong mùa hè—đôi khi nhiều tới 20.000 - 40.000 trên ngày—và có thể cung cấp tới 1/3 năng lượng cho chúng.

Gấu nâu cũng đôi khi là những kẻ ăn trộm thức ăn của hổ, chó sói và báo sư tử. Người ta đã tìm thấy 2 con hổ đực bị giết chết bởi gấu nâu trong năm 2000.

Thông thường chúng là các động vật sống cô độc, nhưng gấu nâu tụ tập thành bầy dọc theo các con sông và suối trong mùa cá hồi sinh đẻ. Cứ mỗi năm gấu cái lại sinh được từ 1 - 4 gấu con, chúng chỉ nặng khoảng 1 pao (454 g) khi mới sinh.

28 tháng 12 2016

Loài gấu luôn có một sức hút và tầm quan trọng nhất định trong cuộc sống của chúng ta.

Gấu được biêt đến như một loài vật hung tợn với sức mạnh khủng khiếp từ bộ móng vuốt khổng lồ của mình. Tuy vậy nhưng sức hút của chúng đến con người vẫn rất lớn. Thậm chí, chúng còn xuất hiện rất nhiều trên các bộ phim truyền hình nổi tiếng. Hãy cùng điểm qua một vài thông tin thú vị về loài gấu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Gấu Kermode – The spirit bear

Những sự thật thú vị về loài gấu ít người biết đến

Có một điều mọi người thường ít biết đến đó là không phải tất cả những loài gấu được xếp vào nhóm gấu đen đều mang màu đen. Có những con gấu màu nâu, màu quế hay màu vàng cũng được xếp vào nhóm gấu đen này. Ở vùng bờ biển phía Tây của nước Mỹ, đặc biệt là trong vườn quốc gia Yosemite ở California, các con gấu lông đen chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Nhưng đặc biệt chỉ có ở British Columbia, Canada, chúng ta mới tìm thấy được một loài gấu này – một con gấu đen nhưng màu lông gần như là màu trắng. Nhiều người còn lầm tưởng chúng là loài gấu Bắc Cực đi lạc tới nhưng hoàn toàn không phải. Đây là một loài gấu đen Bắc Mỹ, có tên gọi là gấu Kermode hay gấu thần linh và chúng rất được người dân bản địa nơi đây tôn trọng. Họ không bao giờ săn bắt chúng hay tiết lộ vị trí của chúng cho những tay thợ săn. Ngày nay, số lượng loài gấu Kermode này chỉ còn khoảng dưới 1000 và chỉ có 1 con duy nhất đang được nuôi dưỡng ở công viên British Columbia, Canada.

4 tháng 12 2016

Ở trên phần B 3 là tuyến tiêu hoá 4 là dạ dày. 6 là ruột Ở trên phần C. 1 là hạch thần kinh não. 2 là dây thần kinh nối với hầu. 5 là hạch thần kinh ngực. 7 là hạch thần kinh bụng. Ở dưới phần B. 3 là bó cơ. 2 là lá mang. 4 là đốt gốc chân ngực

19 tháng 12 2016

Câu 1 :

a) Vai trò của lớp Hình nhện

- Làm vật trang sức, thực phẩm cho con người : bọ cạp ...

- Gây bệnh ghẻ ở người, gây ngứa và sinh mụn ghẻ : cái ghẻ ...

- Kí sinh ở gia súc để hút máu : ve bò ...

b) Vai trò của lớp Giáp xác :

- Làm thực phẩm, thức ăn cho con người :

+ Thực phẩm đông lạnh : tôm sú, tôm hùm ...

+ Thực phẩm khô : tôm, tép

+ Nguyên liệu làm mắm : tôm sông ...

+ Thực phẩm tươi sống : cua biển, ghẹ ...

- Có giá trị xuất khẩu : tôm rồng, tông càng xanh, cua biển ...

- Làm giảm tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông đường thuỷ: con sun ...

- Kí sinh gây hại cho cá : chân kiếm kí sinh ...

c) Vai trò của lớp Sâu bọ :

- Làm thuốc chữa bệnh : ong mật ...

- Làm thực phẩm : châu chấu ...

- Thụ phấn cho cây trồng : ong mật, bướm ...

- Thức ăn cho ĐV khác : tằm, ruồi, muỗi ...

- Diệt các sâu hại : ong mắt đỏ ...

- Hại hạt ngũ cốc : mọt ...

- Truyền bệnh : ruồi, muỗi, nhặng ...

Câu 2 :

Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu và sâu bọ là :

- Cơ th có 3 phần (đầu, ngực, bụng);

- Đầu có 1 đôi râu;

- Ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.