Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nước ta là
A. Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa
B. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản và rừng
C. Nguồn lao động rẻ, chất lượng ngày càng được nâng cao
D. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư phát triển
Đáp án là B
a) Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
- Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp
- Tỉ lệ dân thành thị tăng
- Phân bố đô thị không đều giữa các vùng
b) Tác động tích cực của quá trình đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế
- Tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các vùng trong nước (khu vực đô thị đóng góp 70.4% GDP cả nước, 84% GDP công nghiệp - xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước)
- Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng; lực lượng lao động đông và có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.
Ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa ở nước ta đối với phát triển kinh tế - xã hội :
a) Tích cực:
- Tác động mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta.
- Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, các vùng trong nước (năm 2005 đô thị đóng góp 70,4% GDP cả nước, chiếm 84% tổng GDP của công nghiệp - xây dựng, chiếm 87% GDP ngành dịch vụ và đóng góp 80% ngân sách nhà nước).
- Tạo thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn và đa dạng.
- Sử dụng đông đảo lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.
- Là nơi có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
- Tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
b) Tiêu cực:
- Ô nhiễm môi trường (ô nhiễm nguồn nước, đất do rác thải sinh hoạt, ô nhiễm không khí, tiếng ồn…).
- Cạn kiệt tài nguyên.
- Nảy sinh nhiều vấn đề an ninh trật tự xã hội (tai nạn giao thông, trộm cắp, tắc nghẽn giao thông…).
- Sự phân bố đô thị chênh lệch giữa các vùng: vùng có nhiều đô thị nhất (Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long) gấp 3,7 lần vùng có đô thị ít nhất (Tây Bắc).
- Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị (chiếm 4,8%), đặc biệt là các thành phố lớn.
- Dân số đô thị giữa các vùng cũng có sự khác nhau: vùng có số dân đông nhất (Đông Nam Bộ) so với vùng có số dân ít nhất (Tây Bắc), gấp 228 lần.
- Đông Nam Bộ có số lượng đô thị không nhiều, nhưng số dân đô thị đông nhất cả nuớc, như vậy ở đây có nhiều thành phố lớn, đông dân. Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng đô thị cao nhất trong cả nuớc, nhưng số dân đô thị không đông, điều đó chứng tỏ ờ đây có ít thành phố, nhưng lại nhiều thị xã, thị trấn.
Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm | Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX | Sau năm 2000 |
Phía Bắc | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh | Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh |
Miền Trung | Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi | Thêm tỉnh Bình Định |
Phía Nam | TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương | Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang |
Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm | Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX | Sau năm 2000 |
Phía Bắc | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh | Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh |
Miền Trung | Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi | Thêm tỉnh Bình Định |
Phía Nam | TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương | Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang |
Các đô thị ở Việt Nam có quy mô không lớn, phân bố tản mạn, nếp sống xen kẽ giữa thành thị và nông thôn đã làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế.
=> Chọn đáp án A