K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Đánh dấu những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại.

Lời giải chi tiết:

- Một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại:

+ Hình ảnh ngôi nhà trong cảm nhận của Thanh: “Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.

+ Hình ảnh cây hoàng lan: “Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “Cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa”.

+ Tâm trạng của nhân vật Nga: “Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành, Nga bảo Thanh: - Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”.

→ Việc đan xen như vậy tạo nên sự đồng hiện hình ảnh giữa hai khoảng thời gian. Đồng thời, tác giả cho người đọc thấy được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật khi hồi tưởng về quá khứ.

7 tháng 5 2023

- Một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại:

+ Hình ảnh ngôi nhà trong cảm nhận của Thanh: “Tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng. Thanh vắng nhà đã gần hai năm nay, vậy mà chàng có cảm giác như vẫn ở nhà tự bao giờ. Phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ”.

+ Hình ảnh cây hoàng lan: “Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: “Cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa”.

+ Tâm trạng của nhân vật Nga: “Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan. Nhưng hoa lan chưa rụng, vẫn còn tươi xanh ở trên cành, Nga bảo Thanh: - Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”.

=> Việc đan xen như vậy tạo nên sự đồng hiện hình ảnh giữa hai khoảng thời gian. Đồng thời, tác giả cho người đọc thấy được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật khi hồi tưởng về quá khứ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Một vài hình ảnh trong văn bản thể hiện sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại: Mùi hương thoang thoảng của cây hoàng lan trong hiện tại với hình ảnh cái cây chàng thường hay chơi nhặt hoa dưới gốc thuở nhỏ, hình ảnh bà ở hiện tại với cái cảm cảm giác được bà che chở chăm sóc, hình ảnh cô thiếu nữ xinh xắn của hiện tại với hình ảnh cô hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn năm nào,...

- Sự đan xen ấy đem đến cho người đọc cảm nhận quá khứ gắn bó mật thiết với hiện tại, quá khứ nâng đỡ hiện tại.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

- Các câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:

“Tôi toan lỉnh, song ông trông thấy tôi tức thì…Ông bảo: Giờ đây Giang nó ở lại ngoài đó có một mình”

28 tháng 5 2023

Một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản:

“Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươu, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:

- Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh”.

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản Dưới bóng hoàng lan.

- Đọc kĩ đoạn văn chưa lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật.

- Lưu ý về sự đan xen giữ lời của người kể chuyện và lời độc thoại của nhân vật.

Lời giải chi tiết:

- Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.

- Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.

- Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

8 tháng 3 2023

- Lời của người kể chuyện là những câu hỏi gợi mở cảm xúc của nhân vật, mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện, còn lời độc thoại nội tâm chính là câu hỏi nghi vấn mà Thanh tự hỏi bản thân mình, là suy nghĩ bên trong của Thanh.

- Lời của người kể chuyện và lời độc thoại nội tâm của nhân vật có sự xen kẽ với nhau, người đọc dễ bị nhầm lẫn hai câu với nhau và có thể hiểu sai dụng ý của tác giả.

- Sự đan xen hai lời kể, lời nói góp phần làm rõ hơn về tâm trạng của Thanh, gợi sự tò mò về người mà Thanh nghe tiếng thấy quen và từ đó mở ra diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Lời của người kể chuyện cũng chính là những thắc mắc, những suy nghĩ nội tâm của nhân vật

⇒ Làm rõ tâm trạng của nhân vật Thanh

9 tháng 3 2023

– Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản 80 năm nhìn lại.

– Văn bản này viết về những trải nghiệm, suy ngẫm mà tác giả đã trải qua và đúc kết được trong suốt cuộc đời vì vậy mà yếu tố tự sự, biểu cảm được sử dụng nhiều hơn.

– Yếu tố tự sự, biểu cảm nhằm nhấn mạnh những trải nghiệm của tác giả, những suy ngẫm, kinh nghiệm mà tác giả rút ra được trong những năm tháng của cuộc đời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Yếu tố tự sự, biểu cảm thể hiện đậm nét trong văn bản 80 năm nhìn lại.

- Văn bản này viết về những trải nghiệm, suy ngẫm mà tác giả đã trải qua và đúc kết được trong suốt cuộc đời vì vậy mà yếu tố tự sự, biểu cảm được sử dụng nhiều hơn.

- Yếu tố tự sự, biểu cảm nhằm nhấn mạnh những trải nghiệm của tác giả, những suy ngẫm, kinh nghiệm mà tác giả rút ra được trong những năm tháng của cuộc đời.

18 tháng 6 2018

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Trong phần mở đâu bài cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra một tiền đề có tính chất tiên nghiệm: nguyên lí nhân nghĩa. Đó là một tiền đề có nguồn gốc từ phạm trù nhân nghĩa của Nho giáo, mang tính chất phổ biến và được mặc nhiên thừa nhận thời bấy giờ. 

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”.

Nguyễn Trãi đã khẳng định cốt lõi của nhân nghĩa là yên dân, làm cho dân được sống yên ổn, hạnh phúc. Trừ bạo để yên dân là diệt trừ bọn cướp nước và lũ bán nước vì đó là những kẻ thù hại dân. Khi có quân xâm lược thì nhân nghĩa lớn nhất chính là chống ngoại xâm, diệt bạo tàn, vì độc lập của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết chắt lọc lấy cái hạt nhân cơ bản, tích cực: “cốt ở yên dân”, “trước lo trừ bạo”. Dân tộc ta chiến đấu chống xâm lược là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa thì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc là một chân lí khách quan phù hợp với nguyên lí đó. Nhân nghĩa không còn là một đạo đức hạn hẹp mà là một lí tưởng lớn lao của thời đại. 

Đề bài: Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.

Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.