K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mứt me Phan ThiếtỞ Bình Thuận, hầu như nơi nào cũng có cây me. Đặc biệt, ở Phan Thiết và các vùng ngoại ô, do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên cây me phát triển rất tốt.Cây me, ngoài việc lấy thân cành "làm nhà", cho nghề khai thác mành chà, lấy gỗ dùng làm thớt, lấy lá, trái nấu canh, người dân địa phương còn tận dụng trái của nó để làm mứt. Và trong các loại mứt ngày tết ở...
Đọc tiếp

Mứt me Phan Thiết

Ở Bình Thuận, hầu như nơi nào cũng có cây me. Đặc biệt, ở Phan Thiết và các vùng ngoại ô, do điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên cây me phát triển rất tốt.

Cây me, ngoài việc lấy thân cành "làm nhà", cho nghề khai thác mành chà, lấy gỗ dùng làm thớt, lấy lá, trái nấu canh, người dân địa phương còn tận dụng trái của nó để làm mứt. Và trong các loại mứt ngày tết ở Bình Thuận, nổi tiếng nhất vẫn là mứt me Phan Thiết.

Me được chọn làm mứt là loại me ván già nhưng còn xanh (chưa chín), trái to ngang hoặc me đũa, trái dài, mắt thẳng, cơm dày. Loại me ươn, me mật không làm được vì mứt nhão, thâm đen, ít ngon.

Làm mứt me thật công phu.Me hái trên cây xuống hay mua vô cắt bới cuống, chỉ chừa lại cỡ đốt tay. Đem ngâm nước muối, pha 2 muỗng canh trong 3 lít nước để dễ dàng bóc vỏ. Dùng mũi đao nhọn xé một đường dọc sống lưng me, tách từng lớp vỏ theo đường trôn ốc. Me sạch vỏ ngâm nước muối độ 2 ngày, xae bớt chất chua. Nhẹ nhàng bổ dọc bụng me sao cho khi lấy hạt không làm trái me gãy đoạn. Ngâm nước muối lần nữa để me trắng đều. Dùng xăm, xăm từ trên xuống khắp hai mặt, lần lượt hết phần me đã chọn. Đun nước nóng tan giá, xả đi xả lại bốn, năm lượt. Khi nào nếm bớt chua, vớt me váy ráo nước, tiến hành tim.

Thông thường cứ 3 kg me tươi bóc vỏ phải dùng đến 1,5 kg đường cát. Đường càng trắng, me rim càng đẹp, càng ngon. Me được xếp thành từng lớp vào nhau, rải đường lên. Ướp như vậy vài ba tiếng đồng hồ. Khi thấy ra nước đường, múc vào một thau khác, đem thắng cho sền sệt. Rồi đổ vào thau me, bắc lên bếp rim với lửa nhỏ. Công đoạn này đòi hỏi phải khéo tay vào tính kiên nhẫn, nếu nóng ruột là hỏng ngay. Rim như vậy đến khi đường đã săn chặt, mới trải me hong gió cho ráo. Thắng nước đường thật keo nhúng trái me rim vào. Mứt me đạt yêu cầu phải có màu vàng trong, bóng mướt, bóc giấy kính trông rất tươi mắt. Như vậy, thời gian tính từ khi làm đến khi làm đến khi có mứt ăn mất hết cả tuần.

Nghề làm mứt me ở Bình Thuận không biết có tự bao giờ, có lẽ rất lâu đời. Năm nào cũng vậy, những ngày giáp Tết, mứt me được sản xuất hàng loạt đáp ứng nhu cầu đón Tết cổ truyền của nhân dân.

Mứt me cũng được người sành điệu xếp vài hàng của quý. Ngày Tết, món mứt me bày ra thết đãi bà con, bạn bè, hấp dẫn vô cùng. Chả trách gì Việt kiều xa quê đã yêu cầu gia đình, người thân gửi cho được món me Phan Thiết thì mới yên lòng đón Tết.

1.Mối tượng thuyết minh của văn bản là gì?

2.Cách làm món mứt me được thuyết minh theo trình tự nào trong đoạn 2,3 và 4? Hãy chỉ ra hiệu quả của cách trình bày ấy đối với việc thể hiện nội dung văn bản cần cung cấp.

3.Phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng trong văn bản trên?

4. Mỗi vùng miền thường có một hoặc một vài món ăn đặc trưng. Văn bản Mứt me Phan Thiết khiến anh chị nhớ đến món ăn nổi tiếng nào của quê hương mình? Hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu món ăn đó với khách du lịch

1
12 tháng 2 2022

1. Đối tượng thuyết minh: Các bộ phận của cây me (Đặc biệt là quả me)

2. Trình tự logic. Cách trình bày ấy giúp người đọc hiểu được lợi ích mà các bộ phận của cây me mang lại. 

3. Phương pháp liệt kê. 

4. Cái này em có thể tự viết nha tại chị ko biết quê em có đặc sản gì?

Em dựa vào các ý chị gợi ý này:

Giới thiệu quê hương em và món đặc sản đó (Tên)

Nguồn gốc của món ăn đó?

Cách làm?

Món ăn đó được nấu vào dịp nào?

Ý nghĩa của món ăn đó?

Nêu cảm nhận của em về món ăn đó

Kết luận. 

12 tháng 2 2022

Cảm ơn ạ!

Bài văn tham khảo :

Ở Việt Nam, cây lúa không còn xa lạ gì với người nông dân. Cuộc sống của họ gắn liền với lúa. Em còn nhớ trong bài thơ nào đó ở chương trình cấp tiểu học một câu thơ:
Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Lời thơ quả không sai, lịch sử Việt Nam đã chứng minh Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Đất nước ta khởi nghiệp là nghề trồng lúa mà lại, bên những bản làng xóm thôn, những triền sông, con suối những cánh đồng xanh thẳm trải dài tận chân trời như dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước chúng ta- một đất nước có nghề nông với sự gắn bó của con người cùng cây lúa nước.
Lúa là cái tên có từ bao giờ trong lời ăn tiếng nói cũng như trong từ điển Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính từ việc ươm mầm những hạt thóc căng tròn vàng óng. Hạt thóc được người nông dân ngâm ủ lên mầm gieo xuống một lớp bùn dặc sếnh phát triển thành những cây mạ xanh non. Sau khi người nông dân cày bừa kĩ, đầy tháng được nhổ lên bó lại thành bó trông như những cô thiếu nữ thắt đáy lưng ong trong bộ đầm mầu xanh khuyến rũ. Rồi dưới bàn tay khéo léo nhẹ nhàng người mẹ, người bà, người chị thoăn thoắt cắm xuống bùn sâu mầu mỡ. Người nông dân ngày đêm chăm chút cho cây lúa lớn nhanh và khoẻ mạnh, không phụ lòng người chăm sóc cây lúa phát triển rất nhanh thành những ruộng lúa mênh mông, bát ngát, bờ nối bờ, thăm thẳm. Chẳng mấy chốc, ba, bốn tháng trôi qua từ cây mạ non đã trở thành cánh đồng lúa màu vàng như thảm lụa, báo hiệu mùa bội thu.

Lúa phát triển theo ba giai đoạn chính: Giai đoạn mạ non, mảmh mai yếu ớt như em bé sơ sinh run rẩy trước nắng mai hay gió bão lạnh lẽo cũng như đe doạ của những côn trùng gây hại. Dưới bàn tay cần cù và tình thương yêu của người nông dân cây mạ cũng trải qua được mùa đông giá rét của vụ đông xuân. nắng ửng hồng, bà già mùa đông cũng mệt mỏi đi nghỉ nhường chỗ cho chị mùa xuân ấm ạp trở về. Chỉ chờ có thế cây mạ xanh non trở lại, cây mạ lại được những bà mẹ nhổ lên đem ra ruộng cấy . Họ thi nhau cấy lúa thẳng hàng với lời ca và cũng là lời nhắc nhở nhau cấy đúng kĩ thuật để cây lúa cho năng xuất cao “Ngửa tay cấy lúa thẳng hàng, vừa hàng sông, đông hàng con, tròn cây lúa, nó múa nó lên”. Lúa cứ thế mà lớn lên dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân. Nó sinh sôi nảy nở thành những khóm lúa to chật đất, lúa rì rào trong gió như kể chuyện ngày xưa lang Liêu cấy lúa lấy hạt gạo làm bánh chưng bánh giầy trong ngày lễ tiên vương. Những lá lúa như lưới lề nhưng yểu điệu duyên dáng như hàng nghìn cánh tay đùa giớn với gió tạo thành những đợt sóng lúa nhấp nhô dưới nắng chiều vàng óng. Với câu ca của người nông dân khuyên nhủ nhau “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, họ đã chăm sóc cho cây lúa phát triển, không phụ lòng dân, cây lúa ba tháng mười ngày sau khi cấy đã trổ bông rồi làm mẩy chín vàng cho những hạt gạo trắng ngần nuôi sống con người.
Cây lúa nước thích nghi với nhiều loại đất: đất cát pha, đất phèn, đất thịt, đất mỡ gà ...cũng giống người nông dân cây lúa cần cù chắt lọc tinh tuý từ đất mẹ mà lớn lên trỏ thành cây lương thực chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam.. Cây lúa ở Việt Nam được người nông dân canh tác hai vụ chính là lúa chiêm (từ tháng giêng đến tháng 4, tháng 5) và lúa mùa (từ tháng 6 đến tháng 9, tháng 10)âm lịch. Cây lúa cũng có rất nhiều loại, nhưng có hai loại khác biệt là: lúa tẻ, và lúa nếp. Lúa tẻ không thể thiếu được trong bữa cơm của con người Việt Nam từ Bắc đến Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ dân tộc kinh đến dân tộc tiểu số lúa vẫn là cây lương thực chính, gạo lấy từ cây lùa là thực đơn số 1 trong bữa cơm của người Việt Nam. Lúa lếp ngoài việc làm lương thực hạt gạo nếp to tròn thơm lừng người nông dân còn đem chế biến thành các lôại bánh như : Bánh cốm hay còn gọi là bánh hạnh phúc làm từ hạt thóc nếp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của chủ rể trong ngày lễ đính hôn, bánh chưng bánh giầy trong ngày tết, thổi xôi trong mâm cỗ cúng gia tiên. Cứ như vậy cây lúa cùng với người nông dân gắn bó bao đời nay. Cuộc sống của người Việt Nam cũng như người châu á mãi mãi đồng hành với cây lúa.
Năm tháng trôi qua nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thịnh hành nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn là vị trí số một trong quá trình phát triển của đất nước chẳng những thế mà nó còn được lấy làm biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật cao quý.

Dàn ý tham khảo :
- Nghề trồng lúa lâu đời, đồng bằmg Sông Hồng, Cửu Long, vựa lúa cả nước.
- Hai vụ lúa
- Nhiều giống lúa
- Nguồn sống loài người
- Nghề trồng lúa là nghề căn bản nhà nông
- Cây lúa -> trồng -> gieo -> cấy -> phát triển -> thu hoạch
- Hạt gạo ăn, làm bánh, xuất khẩu.
- Rơm rạ, chất đốt, chăn nuôi, lộp nhà, làm nấm.
- Cảm nghĩ cây lúa quê em

-Một vài ý tưởng :
Còn nhỏ là cây mạ, lớn lên là cây lúa, bông đâm ra gọi là đòng, hạt lúa non là cốm, hạt lúa già là thóc; bông lúa gặt về thì phần còn lại ngoài đồng là rạ, đập tách hạt thóc ra rồi thì phần còn lại của bông lúa là rơm; sau khi xay giã xong thì hạt thóc chia thành gạo, cám, trấu; gạo gãy gọi là tấm; gạo nấu lên thành cơm, xôi, nấu cho nhiều nước thành cháo, chế biến thành món quà là bỏng,... Cây lúa lại có nhiều loại: nếp, tẻ, mùa, chiêm... Trong số các loại lúa, khi xưa, người Việt dùng lúa nếp là chính, trong lúa tẻ thì lúa mùa là chính.

-Các câu ca dao , tục ngữ về lúa :
+Người sống về gạo, cá bạo về nước
+Cơm tẻ mẹ ruột
+Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường.
+"Ở Lĩnh Nam có nhiều thóc tẻ, mà ở Giao Chỉ là nhiều nhất. Còn thóc nếp thì ở An Nam có nếp trắng, nếp vàng, đến hơn mười giống; họ dùng gạo tẻ nấu cơm ăn và gạo nếp để nấu rượu" (sách Quảng Đông có chép )
+"Về các nguồn lợi thì có thóc gạo là dồi dào và đến rất phì nhiêu. Có hai mùa gặt vào tháng sáu và tháng một, vì thế giá rẻ tới ba lần so với Tàu". (Vào tk. XVII. A. de Rhodes viết)

-Có hai vụ lúa chính : vụ chiêm và vụ xuân.

-Lợi ích, công dụng của cây lúa :
Cây lúa đóng vai trò chính, chủ yếu trong việc cung cấp lương thực cho nhân dân Việt Nam, Nó góp phần làm giàu đất nước qua việc xuất khẩu thu ngoại tệ
Ngày nay, Việt Nam được xem là một trong các nước có sãn lượng lúa xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Song song với hình ảnh con trâu, cây lúa đã đi sâu vào đời sống quần chúng, nhân dân qua thơ ca, ca dao tục ngữ, văn học, âm nhạc...

Exercise 2: Complete each sentence with one correct PREPOSITION in brackets.1. We used to write _______ each other, but now we don’t. (at/to/in/for)2. Can I share the book _______ you? (with/for/on/to)3. What do you want to be _______ the future? (for/on/in/at)4. Have you found any places suitable _______ our picnic? (for/on/to/in)5. They often complain _______ their work. (for/on/to/about)6. The alarm went _______ (of/off/in/up) and I got _______ (up/off/in/down)7. The farmer is pumping...
Đọc tiếp

Exercise 2: Complete each sentence with one correct PREPOSITION in brackets.

1. We used to write _______ each other, but now we don’t. (at/to/in/for)

2. Can I share the book _______ you? (with/for/on/to)

3. What do you want to be _______ the future? (for/on/in/at)

4. Have you found any places suitable _______ our picnic? (for/on/to/in)

5. They often complain _______ their work. (for/on/to/about)

6. The alarm went _______ (of/off/in/up) and I got _______ (up/off/in/down)

7. The farmer is pumping water _______ the field. (for/to/into/on)

8. I am contented _______ your exam result. (to/for/on/with)

9. She likes working _______ children. (on/for/with/to)

10. The street is crowded _______ people and vehicles. (on/for/by/with)

11. You can learn English _______ the help of computers. (of/with/on/in)

12. The computer is capable _______ doing various things. (of/on/at/in)

13. My class is divided _______ 4 groups. (on/for/with/into)

14. The computer can help you to interact ________ other computers. (to/with/on/about)

15. You can relax _______ (by/with/at/on) listening to music _______ the computer (in/at/on/of)

16. Computers can be used _______ entertainment. (to/with/for/on)

17. I often receive letters _______ my brother. (from/to/with/about)

18. He doesn’t understand anything ________ the computer. (about/for/on/in)

19. Take _________ your shoes before entering the room. (off/on/up/in)

20. She’s looking _________ a job, but she hasn’t found one. (into/for/up/at)

0
21 tháng 12 2018

Nguyễn Du-đại thi hào, nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỉ XVIII,ngoài tập thơ về “ Truyện Kiều” ông còn nỗi tiếng về chùm thơ “Độc tiểu Thanh Ký” -kể về câu chuyện nói về số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh, qua đó ông cũng muốn nói lên cuộc đời mình cũng heo hắc như nàng, đó là một trong những sáng tác được nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân đạo và làm người đọc xúc động vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ.

Có thể cả bài thơ được Nguyễn Du viết trong thời gian đi xứ sang Trung Quốc thăm mộ Tiểu Thanh và đọc tập thơ của nàng mà cảm động viết ra bài thơ này.Tiểu Thanh-một ngươờ con gái tài sắc nhưng bất hạnh, lấy lẽ người tên là Phùng, bị vợ cả ghen, hành hạ, nàng buồn khổ đến chết khi mới 18 tuổi. Nàng có tập thơ bị vợ cả ghen đem đi đốt.Tập thơ còn lại một phần và được người đời chép lại. Nhờ tập thơ cháy dở ấy mà ND đã sáng tác ra được những dòng thơ thương xót này:

Có thể cả bài thơ được Nguyễn Du viết trong thời gian đi xứ sang Trung Quốc thăm mộ Tiểu Thanh và đọc tập thơ của nàng mà cảm động viết ra bài thơ này.Tiểu Thanh-một ngươờ con gái tài sắc nhưng bất hạnh, lấy lẽ người tên là Phùng, bị vợ cả ghen, hành hạ, nàng buồn khổ đến chết khi mới 18 tuổi. Nàng có tập thơ bị vợ cả ghen đem đi đốt.Tập thơ còn lại một phần và được người đời chép lại. Nhờ tập thơ cháy dở ấy mà ND đã sáng tác ra được những dòng thơ thương xót này:

21 tháng 12 2018

Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc, ông là nhà thơ hiện thực và nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX .Ông k không chỉ nổi tiếng với "Truyện Kiều" mà ông còn là nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán điêu luyện "Thanh Hiên thi tập" là một trong những sáng tác bằng chữ Hán thể hiện tình cảm sâu sắc của Nguyễn Du với thân phận con người (nạn nhân của chế độ phong kiến).

Trong đó, Độc Tiểu Thanh ký là một trong những sáng tác đưọc nhiều người biết đến, thể hiện sâu sắc tư tưởng Nguyễn Du và làm người đọc xúc động vì tình cảm nhân đạo cao cả của nhà thơ. Độc Tiểu Thanh ký có nghĩa là "đọc tập Tiểu Thanh " của nàng Tiểu Thanh. Đó là người con gái có thật, sống cách Nguyễn Du ba trăm năm trước ở đời Minh (Trung Hoa). Tương truyền Phùng Tiểu Thanh là một cô gái Trung Quốc sống khoảng đầu thời Minh, nhiều ý kiến cho rằng nàng là người Dương Châu, con nhà gia thế, tên chữ là Phùng Huyền Huyền . Vốn thông minh nên từ nhỏ nàng đã thông hiẻu các môn nghệ thuật cầm kì thi hoạ, lại có phong tư lộng lẫy hơn người. Năm 16 tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho Phùng Sinh, một công tử nhà gia thế. Vợ cả tình hay ghen lại cay độc, bắt nàng ra sống riêng trên Cô Sơn, gần Tây Hồ. Vì đau buồn, nàng sinh bệnh rồi qua đời khi mới tròn mười tám xuân xanh. Nhưng đau khổ muộn phiền được gửi gắm vào thơ nhưng phần lớn bị vợ cả đem đốt hết, may mắn còn một số bài sót lại. Người ta cho khắc in số thơ đó, đặt là Phần Dư. Thương xót, đồng cảm với số phận của người con gái tài tình mà bạc mệnh, Nguyễn Du viết ra bài thơ này. Những người phụ nữ có tài có sắc nhưng đường đời truân chuyên bất hạnh cũng là cảm hứng lớn trong sáng tác của Nguyễn Du.

Cảm hứng xuyên suốt toàn bài được diễn tả trong khuôn khổ cô đúc của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú. Nguyễn Du khóc người cũng để tự thương mình. Dù là cảm xúc về một cuộc đời bất hạnh đã cách ba trăm năm, nhưng thực chất cũng là tâm sự của nhà thơ trước thời cuộc.

Hai câu mở đầu của bài thơ giúp người đọc hình dung ra hình ảnh của nhà thơ trong giờ phút gặp gỡ với tiếng lòng của Tiểu Thanh:

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

(Tây hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

Hai câu thơ dịch đã thoát lên ý nguyên tác nên làm giảm đi phần nào hàm ý súc tích của câu thơ chữ Hán. Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm nhận về biến đổi của cuộc sống. Cách diễn đạt vừa tả thực vừa gợi ý nghĩa tưọng trưng. "Tây hồ hoa uyển" (vườn hoa Tây Hồ) gợi lại cuộc sống lặng lẽ của nàng Tiểu Thanh ở vưòn hoa cạnh Tây Hồ - một cảnh đẹp nổi tiếng của Trung Hoa. Nhưng hàm ý tượng trưng được xác lập trong mối quan hệ giữa "vườn hoa - gò hoang". Dường như trong cảm quan Nguyễn Du, những biến thiên của trời đất đều dễ khiến ông xúc động. Đó là nỗi niềm "bãi bể nương dâu" ta đã từng biết ở Truyện Kiều. Nhìn hiện tại để nhớ về quá khứ, câu thơ trào dâng một nỗi đau xót ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng.

Trong không gian điêu tàn ấy, con người xuất hiện với dáng vẻ cô đơn, như thu mọi cảm xúc trong hai từ "độc điếu". Một mình nhà thơ ngậm ngùi đọc một tập sách (nhất chỉ thư). Một mình đối diện với một tiếng lòng Tiểu Thanh ba trăm năm trước, câu thơ như thể hiện rõ cảm xúc trang trọng thành kính của Tiểu Thanh. Đồng thời cũng thể hiện sự lắng sâu trầm tư trong dáng vẻ cô đơn. Cách đọc ấy cũng nói lên được sự đồng cảm của nhà thơ với Tiểu Thanh, "điếu" là bày tỏ sự xót thương với người xưa. Không phải là tiếng "thổn thức" như lời thơ dịch, mà nước mắt lặng lẽ thấm vào trong hồn nhà thơ.

Hai câu thực đã làm sáng tỏ cho cảm giác buồn thuơng ngậm ngùi trong hai câu đề:

Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Văn chương vô mệnh lụy phần dư

(Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương)

Nhà thơ mượn hai hình ảnh "son phấn" và "văn chương" để diễn tả cho những đau đớn dày vò về thể xác và tinh thần của Tiểu Thanh gửi gắm vào những dòng thơ. Theo quan niệm xưa, "son phấn" - vật trang điểm của phụ nữ có tinh thần vì gắn với mục đích làm đẹp cho phụ nữ. Cả hai câu thơ cùng nhằm nhắc lại bi kịch trong cuộc đời Tiểu Thanh là một cuộc đời chỉ còn biết làm bạn với son phấn và văn chương để nguôi ngoai bất hạnh của mình.

Mượn vật thể để nói về người. Gắn với những vật vô tri vô giác là những từ ngữ chỉ cho tính cách, số phận con người như "thần" và "mệnh". Lối nhân cách hóa thể hiện rõ cảm xúc xót xa của nhà thơ về những bất hạnh của kiếp người qua số phận của Tiểu Thanh. Kết cục bi thảm của tiểu Thanh xuất phát từ sự ghen tuông, lòng đố kỵ tài năng của người đời. Dù chỉ là những đồ vật vô tri vô giác thì chúng cũng phải chịu số phận đáng thương như chủ nhân: son phấn bẽ bàng, văn chương đốt dở. Hai câu thơ đã gợi lên sự tàn hẫn của bọn người vô nhân trước những con người tài hoa. Đồng thời, cũng thể hiện nhận thức của Nguyễn Du vốn rất nhạy cảm trước cuộc đời của khách "hồng nhan bạc phận", gắn với quan niệm "tài mệnh tương đố" của Nho gia. Vật còn như thế, huống chi ngưòi! Vượt lên trên những ảnh hưởng của thuyết thiên mệnh là cả tấm lòng giàu cảm thương của Nguyễn Du.

Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khái quát thành cái nhìn về con người trong xã hội phong kiến qua hai câu luận:

Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kỳ oan ngã tự cư

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang)

Nỗi oan của Tiểu Thanh không phải chỉ của riêng nàng mà còn là kết cục chung của những người có tài từ "cổ" chí "kim". Nhà thơ gọi đó là "hận sự", một mối hận suốt đời nhắm mắt chưa yên. Trong suy nghĩ ấy, có lẽ Nguyễn Du còn liên tưởng đến bao cuộc đời như Khuất Nguyên, Đỗ Phủ - những người có tài mà ông hằng ngưỡng mộ và bao người tài hoa bạc mệnh khác nữa. Những oan khuất bế tắc của nghìn đời "khó hỏi trời" (thiên nan vấn). Câu thơ đã giúp ta hình dung rõ cuộc sống của những nạn nhân chế độ phong kiến, dồn nén thái độ bất bình uất ức ủa nhà thơ với thời cuộc, đồng thời cũng thể hiện một sự bế tắc của Nguyễn Du.

Khóc người để thương mình, cảm xúc đồng điệu đã làm thành câu thơ bất hủ "phong vận kỳ oan ngã tự cư" (Ta tự cho mình cũng ở trong số những kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã). Ở đó là tình cảm chân thành đồng điệu của Nguyễn Du, cũng thể hiện tầm vóc lớn lao của chủ nghĩa nhân đạo rất đẹp và rất sâu của ông.

Không phải chỉ một lần nhà thơ nói lên điều này. Ông đã từng hóa thân vào nàng Kiều để khóc thay nhân vật, ông đã từng khẳng định một cách đầy ý thức "thuở nhỏ, ta tự cho là mình có tài". Cách trông người mà ngẫm đến ta ấy, trong thi văn cổ điển Việt Nam trước ông có lẽ hiếm ai thể hiện sâu sắc như vậy. Tự đặt mình "đồng hội đồng thuyền" với Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế. Tâm sự chung của những ngưòi mắc "kỳ oan" đã đưọc bộc bạch trực tiếp mạnh mẽ trong tiếng nói riêng tư khiến người đọc cũng không khỏi ngậm ngùi. Tâm sự ấy không chỉ của riêng Nguyễn Du mà còn là nỗi niềm của các nhà thơ thời bấy giờ.

Khép lại bài thơ là những suy tư của Nguyễn Du về thời thế:

Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hà hà nhân khấp Tố Như

(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Ngưòi đời ai khóc Tố Như chăng)

Khóc cho nàng Tiểu Thanh ba trăm năm trước bằng giọt lệ chân thành của trái tim đồng điệu, dòng suy tưởng đã đưa nhà thơ đến ba trăm năm sau cùng một mối hồ nghi khó giải tỏa. Tiểu Thanh còn có tấm lòng tri kỷ của Nguyễn Du tìm đến để rửa những oan khiên bằng giọt nưóc mắt đồng cảm. Còn nhà thơ tự cảm thấy sự cô độc lẻ loi trong hiện tại. Câu hỏi người đời sau ẩn chứa một khát khao tìm gặp tấm lòng tri âm tri kỷ giữa cuộc đời. (Đó cũng là tâm trạng của Khuất Nguyên - "người đời say cả một mình ta tỉnh", cách Nguyễn Du hai nghìn năm; của Đỗ Phủ, cách Nguyễn Du một nghìn năm : "Gian nan khổ hận phồn sương mấn")

Nhà thơ tự thể hiện mình bằng tên chữ "Tố Như" không phải mong "lưu danh thiên cổ" mà chỉ là tâm sự của một nỗi lòng tha thiết với cuộc đời. Câu thơ còn là tâm trạng bi phẫn của nhà thơ trước thời cuộc. Khóc ngưòi xưa, nhà thơ tự khóc cho chính mình, giọt lệ chảy quanh kết lại một bóng hình Nguyễn Du, lặng lẽ cô đơn khiến người đọc phải se lòng khi ngẫm đến những nỗi đau thấm thía và dày vò tinh thần của những ngưòi tài hoa phải sống trong bóng đêm hắc ám của một xã hội rẻ rúng tài năng.

Đã hơn ba trăm năm trôi qua, bài thơ của Nguyễn Du vẫn còn lưu giữ một tấm lòng với con người sâu sắc và chân thành. Đó là tình cảm không biên giới, vượt thời gian, xuất phát từ gốc rễ "thương người như thể thương thân" của dân tộc ta.

Không phải đợi đến ba trăm năm sau, ánh sáng của thời đại mới đã làm sáng mãi tên tuổi của Nguyễn Du trong lòng dân tộc, tên tuổi Tố Như đã làm vinh danh dân tộc Việt Nam. Cuộc sống đã đổi thay, niềm vui của dân tộc đang nhân lên trước cánh cửa vào thế kỷ XXI, thế nhưng chúng ta vẫn trân trọng và cảm thông nỗi buồn của Nguyễn Du , nỗi buồn thời đại quá khứ. Thời đại mới giải tỏa cho những bế tắc của Nguyễn Du và thời đại của ông, tiếp thu tinh thần nhân bản dân tộc ấy

7 tháng 10 2019

Tham khảo:

Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

Ngày ấy, thấy An Dương Vương là ông vua tốt, ta mới hạ phàm giúp ông xây thành Cổ Loa, uy nghi, tráng lệ. Năm ấy ta còn nhớ sắc đẹp tuyệt trần của Mị Châu đã khiến ta lay động. Sắc đẹp của nàng khiến ta không muốn rời ra, phải ở lại cùng An Dương Vương những ba năm để có thể thấy nàng mỗi ngày. Nhưng rồi cũng phải nói lời từ biệt. Vào cái ngày ta được tiễn biệt, vua An Dương Vương còn đòi ta giúp việc giữ nước chống giặc. Ôi thôi! Ông vua này phiền phức quá đi! Nhưng ta vẫn giúp vua, phần nào cũng là vì Mị Châu. Ta rất đau đớn khi phải để lại chiếc vuốt rất modern của mình, nó được cấu tạo bằng Uranium nguyên chất và được tráng bằng vàng 99.99. Nếu tính theo giá cả thị trường năm nay ít nhất có cũng đổi được chiếc BMW chạy chơi. Nhưng thôi, dù sao ta cũng lỡ cho rồi, có tiếc cũng muộn màng. Chỉ biết vua đem nỏ cho Cao Lỗ chế thành cái nỏ thần.

Ít lâu sau, khi đã xuống thủy cung, ta vẫn làm công việc hằng ngày là ngồi xem truyền hình cáp, ăn snack poca. Những giờ phút nhàn hạ, ta vẫn xem tin tức trên nhân gian xem Mị Châu dạo này có mập ra được chút nào không hay vẫn mảnh mai như xưa. Đến ngày nọ, ta nhận được tin sét đánh: “ Triệu Đà sau khi đánh Âu Lạc thất bại liền nghĩ ra kế đem con trai là Trọng Thủy đi cầu hôn Mị Châu xinh đẹp của ta”. Ta tức lắm, nhưng không dám manh động, lỡ phạm luật trời thì có nước đi lao động khổ sai, đành nhìn Mị Châu sa vào lưới tình rách nát của Trọng Thủy.

Dần dần, Mị Châu bị Trọng Thủy dụ dỗ cho xem nỏ thần. Thế là tên Trọng Thủy liền đánh tráo nỏ thật (cái này chắc cũng có dính dán chút ít đến ông tổ nghề làm đồ giả). Sau đó, hắn còn xin phép về thăm cha, cả đám học sinh lớp 10 đọc còn biết huống chi tên rùa già như ta? Thế mà An Dương Vương lại cho phép hắn đi. Thật là “nuôi ong tay áo”. Đã thế trước khi đi, Trọng Thủy còn giở trò hỏi han Mị Châu cách tìm nhau. Nhưng điều là ta bó tay nhất là Mị Châu lại nói rõ hắn nghe về việc “rắc lông ngỗng để làm dấu” mà không chút nghi ngờ nào trong câu hỏi đầy ẩn ý của Trọng Thủy.

Đúng như ta dự tính (ta là thần mà), An Dương Vương mất cảnh giác để Triệu Đà chiếm thành. Lại chuyện Mị Châu, nàng thật ngây thơ, không nhận ra quỷ kế của Trọng Thủy, vẫn nghe theo lời Trọng Thủy rắc lông ngỗng ở ngã ba đường. Cứ thế, Trọng Thủy theo dấu lông ngỗng mà truy sát. Mị Châu ơi! Sao nàng lại u mê không tỉnh ngộ? Nàng vẫn chưa nhìn rõ bộ mặt xảo trá của Trọng Thủy hay sao?

Tức giận, lại gặp ông vua than thở đòi ta cứu giúp, ta hiện lên mặt nước thét lớn: “Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó!”. Nào ngờ An Dương Vương rút kiếm chém chết Mị Châu. Mị Châu chết ở biển, máu nàng chảy ra, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Còn ta, phận sự rẽ nước và dẫn vua xuống biển thoát thân.

Về phần tên Trọng Thủy, nghe đồn hắn uống rượu nhiều quá mà lại quên mang tiền trả, bị bà chủ quán xô xuống giếng mà chết. Không hiểu sao khi người đời lượm được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng rửa thì ngọc lại càng sáng hơn. Nên người đời gọi ngọc minh châu là đại cữu và tiểu cữu.

Bây giờ kể lại những kí ức động lại mấy nghìn năm, ta không thể kiềm được xúc động. Cứ suy nghĩ và tiếc thương cho nàng Mị Châu, ta thấy mình ngày càng già đi dù chỉ mới có vài nghìn tuổi. Rất may là ta còn giữ lại mấy hộp Oxy 10, Olay dưỡng trắng xoá nhăn để có gì còn dùng. Dù sao đi nữa, chuyện cũng đã giải thích phần nào việc mất nước Âu Lạc, qua đó nói lên cần có sự phân minh, đúng đắn giữa quan hệ riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân và cộng đồng. Ta còn rất nhiều điều muốn nói. Tiếc thay ta lại bận đi chơi Play Station 3 với An Dương Vương. Thôi thì mấy dòng cuối cứ để các cháu học sinh lớp 10 tự sáng tạo và cảm thụ. Mong rằng nên giáo dục Việt Nam sẽ sớm phát triển.

7 tháng 10 2019

-_- cái này tui đọc r