Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề (1):
Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là hình ảnh mang tính biểu tượng để lại nhiều suy tư trong tâm tưởng người đọc. Có hai ý kiến khác nhau khi đi lý giải về hình ảnh này. Có bạn cho rằng: Hình ảnh cánh buồm trong bài thơ tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con. Lại có ý kiến khác: Hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.
Điểm giống nhau của hai ý kiến đó là đều nói rằng hình ảnh cánh buồm dùng để chỉ ước mơ. Có điều, nếu ý kiến thứ nhất cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng vươn xa của người con thì luồng ý kiến thứ hai lại suy tư khác. Cụ thể, ý kiến này khẳng định hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ chưa đạt được của người cha.
Đối với ý kiến thứ nhất, người nói rất có lý khi cho rằng hình ảnh cánh buồm tượng trưng cho khát vọng người con. Điều đó được thể hiện rất rõ qua những lời nói, hành động của cậu bé trong bài:
“Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:
Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi…”
Cậu dùng hành động kết hợp với lời nói nhỏ nhẹ như sợ cảnh vật giật mình, làm phá tan không gian thanh bình. Lời đề nghị rất ngây ngô, cậu muốn mượn “buồm trắng” để thỏa mong ước khám phá thế giới bao la rộng lớn ngoài kia. Như vậy, cánh buồm ở đây chính là phương tiện, là cánh cửa mở ra những hoài bão lớn lao của đứa con nhỏ.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là luồng ý kiến thứ hai hoàn toàn không có căn cứ. Cánh buồm cũng thể hiện những ước mơ xưa cũ của người cha. Điều đó được thể hiện rõ ràng qua hai câu thơ:
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng lòng cha từ một thời xa thẳm”
Lời nói gián tiếp và câu hỏi tu từ thể hiện sự không chắc chắn nơi người cha, rằng câu nói vừa rồi là của con, của sóng hay của chính lòng mình. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là nơi chất chứa hình cha thuở trước. Như vậy, người cha đã thấy mình trong chính ước mơ của con nhỏ.
Như vậy, hai ý kiến trên đều đúng và có thể bổ sung cho nhau để hợp thành một ý hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa của hình ảnh cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm của Nguyễn Trung Thông.
Xuyên suốt toàn bài thơ, cánh buồm chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau. Cánh buồm tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ, bao gồm cả thế hệ cha và thế hệ con. Đó là cánh buồm của con thuyền chở ước mơ của tuổi thơ đi đến những chân trời mới, cuộc sống mới, khát vọng mới. Ngoài ra, cánh buồm cũng tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió để vươn tới thành công.
Tham khảo!
- Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 3 lần trong bài thơ.
- “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh: ổ rơm, trứng hồng, gà mái mơ, gà mái vàng, hình ảnh bà soi trứng và kỉ niệm: bà bán trứng và mua cho quần áo mới: quần chéo go ống rộng, cái áo trúc bâu.
- Em ấn tượng nhất với hình ảnh con gà mái mơ/ khắp mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng/ lông óng như màu nắng bởi vì đó là hình ảnh đẹp, gần gũi với em, và gợi cho em về tuổi thơ vui chơi bên bạn bè quanh xóm nhỏ.
- Bài thơ bánh trôi nước có đặc điểm giống với ca dao than thân là:
Bắt đầu bằng cụm từ "Thân em" và đều nói về nỗi khổ của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.
- Hình ảnh bánh trôi nước được miêu tả là "vừa trắng lại vừa tròn".
Bài thơ gợi lên hình ảnh những người phụ nữ xinh đẹp, khỏe mạnh, phúc hậu nhưng có cuộc sống bấp bênh, chìm nổi, cuộc sống phụ thuộc vào các đấng mày râu. Nhưng dù cuộc sống như thế nhưng những người phụ nữ trong xã hội xưa vẫn giữ được tấm lòng son sắt, thủy chung. Qua đó ta thấy bài thơ đã miêu tả và khẳng định những nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ.
- Trong hai hình ảnh trên hình ảnh thứ hai đã quyết định ý nghĩa giá trị của bài thơ. Vì nghĩa trên là phương tiện để tác giả chuyển tải ý nghĩa thứ hai. Nhờ ý nghĩa thứ hai mà bài thơ có giá trị tư tưởng và có những ý nghĩa sâu sắc hơn.
Những hình ảnh thiên nhiên: mây, sóng, bầu trời, trăng, biển cả.
Những hình ảnh thiên nhiên được nhắc tới trong các trò chơi của em bé có đặc điểm là luôn có sự hiện diện của em và mẹ.
=> Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện rằng: Dù thế gian có thay đổi nhưng tình mẹ con vẫn mãi muôn đời theo thời gian.
- Hình ảnh cánh buồm được nhắc lại 2 lần chứa đựng nhiều ý nghĩa:
+ Tượng trưng cho những ước mơ, khát vọng, hoài bão, … của bao thế hệ.
+ Tượng trưng cho tinh thần, ý chí sẵn sàng đương đầu với thử thách, đối mặt với sóng gió.