Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2. Theo đoạn trích, người có lí và người vô lí khác nhau ở chỗ:
“Người có lý điều chỉnh bản thân theo thế giới; người vô lý kiên định điều chỉnh thế giới theo bản thân.”
Tức là người có lí thuận theo những điều hiển nhiên đã được thế giới công nhận, còn người vô lí thì ngược lại.
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, người vô lí được hiểu là người biết phản biện, nghi ngờ những kiến thức sẵn có, biết đẩy xa những giới hạn, biết lật lại những cái mặc định, đương nhiên, biết dũng cảm, can trường khai phá cái mới dù bị chỉ trích, cười nhạo viển vông…
Câu 4.
- Đồng tình vì:
+ Người biết ước mơ dám suy nghĩ đến những điều không tưởng.
+ Người biết ước mơ lớn tưởng như viển vông nhưng có năng lực, ý chí có thể đạt đến những thành tựu…
c1; nghị luận
c2; người có lí...... thế giới,người vô lí...bản thân
c3?
c4?
[ e mới học lớp 7 thôi ko biết có đ ko]
k cho e ạ , mong chị thông cảm
Câu 1:
-Phương thức biểu đạt chính của văn bản: thuyết minh.
Câu 2:
-Những thể loại thể hiện tài năng văn học của Puskin: thơ, tiểu thuyết bằng thơ, trường ca thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết lịch sử,kịch...
Câu 3:
Theo tôi "Mặt trời của thi ca Nga" là cách nói ẩn dụ tôn vinh giá trị thơ và vị trí nhà thơ Puskin.
Thơ Puskin đánh thức những tình cảm tốt lành trong tâm hồn Nga khao khát tự do và tình yêu, mang sức mạnh tinh thần, có ý nghĩa to lớn trong lịch sử văn chương và lịch sử thức tỉnh của dân tộc Nga.
Puskin là nhà thơ vĩ đại có vị trí đặc biệt quan trọng - người khơi dậy sức phát triển phi thường cho văn học Nga thế kỉ XIXvaf đưa nó trở thành một trong những đỉnh cao của nghệ thuật nhân loại.
Câu 4:
"Tôi yêu em" không chỉ đơn thuần là một bài thơ để thể hiện sự chân thành của A.Pu-skin dành cho người mình yêu mà còn đem đến bài học thật sâu sắc về thái độ ứng xử có văn hoá trong tình yêu. Tình yêu là sự rung động mãnh liệt về cảm xúc, về trái tim của con người, thật khó có định nghĩa nào toàn diện về khái niệm này. Tình yêu không chỉ là tình cảm lứa đôi, không phải chỉ xuất phát từ trái tim mà còn đến từ khối óc của con người. Đó là thái độ ứng xử có văn hóa. Vậy điều này được thể hiện như thế nào? Trước hết đó là tôn trọng người mình yêu qua cách xưng hô như A. Pu-skin đã từng nói một cách đầy tình cảm rằng Tôi / em. Cách gọi ấy thể hiện sự trang trọng, dành trọn trái tim cho người mà mình yêu thương. Không những thế, tôn trọng sự lựa chọn của người mình yêu cũng là việc ứng xử có văn hóa trong tình yêu. Pu-skin đã không phản bác mà tự nguyện chấp nhận sự lựa chọn của người con gái, cũng không hờn dỗi, trách móc hay oán thán, tự nhận về mình trách nhiệm đã làm người con gái phải bận lòng, phải u hoài. Yêu nhưng luôn hướng về đối phương để em không bận lòng vì em nữa, hi sinh vì niềm đam mê, vì hạnh phúc nơi em chọn lựa. Tình yêu không phải là sự ép buộc mà tình yêu là một sự tự nguyện: tự nguyện của những tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Song chia tay không phải để trở thành đối lập, thù địch của nhau mà chia tay để nối thêm, để mở rộng tình đòi. Đó là văn hoá ứng xử trong tình yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ không thể đến, không có cơ hội trao duyên mong thành đôi thì mong người con gái ấy sẽ hạnh phúc với lựa chọn của mình. Tình yêu cần hướng đến sự đồng điệu, đồng cảm, sự tận tụy hi sinh, cần mãnh liệt để yêu và cần tinh tế để cảm nhận. Đó mới là cách úng xử tuyệt vời nhất, thông minh và có văn hóa.
- Nhân vật: Đan-kô, bà lão I-déc-ghin.
- Không gian: Rừng già, đầm lầy nguyên sinh gắn với huyền thoại về người anh hùng của bộ lạc.
- Thời gian: Mơ hồ, không xác định, được bao phủ trong màn sương của huyền thoại, của kí ức xa xưa qua lời kể của bà lão I-déc-ghin.
* Mác-xim Go-rơ-ki (1868 - 1936), tên thật là A-lếch-xây Mác-xi-mô-vích Pê-xcốp):
+ Là nhà văn kiệt xuất của nền văn học Nga thế kỉ XX, người đặt nền móng cho trường phái hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn chương và nhà hoạt động chính trị.
* Tác phẩm Bà lão I-dec-ghin (Izergil):
+ Sáng tác khoảng cuối thế kỉ XIX, ở giai đoạn đầu sự nghiệp của Mác-xim Go-rơ-ki. Truyện ngắn có tính dân gian cao và là một trong những sáng tác điển hình, là bức tranh về tính cách con người của Mác-xim Go-rơ-ki.
- Một việc làm về sự tử tế: Một cậu bé chừng 10 tuổi giúp đỡ cô bán hàng dong nhặt hàng bị đổ; việc làm về sự không được giáo dục tử tế: cô bán bánh mì bán giá cao cho một du khách nước ngoài.
- Giáo dục không chỉ được thông qua thầy cô giáo, thông qua người lớn, bạn bè mà quan trọng nhất là thông quá sách vở, tri thức. Giáo dục giúp hình thành những phẩm chất, đạo đức tốt của con người để trở thành người có ích cho xã hội.
Dàn ý chung
I. Mở bài:
Giới thiệu hình tượng những con người đau khổ trong văn học
Chí phèo là hiện thân đầy đủ nhất cho nỗi cùng cực, bất hạnh của kiếp người.
II. Thân bài:
1. Chí Phèo bản chất là người nông dân lương thiện.
Bản tính lương thiện của Chí Phèo:
Là con người lương thiện, làm ăn chân chính…
Tường ước mơ giản dị về cuộc sống gia đình…
Có lòng tự trọng, có ý thức về nhân phẩm…
Khi gặp Thị Nở, sự lương thiện một lần nữa quay lại:
Nhận biết được âm thanh của cuộc sống: chim hót, tiếng cười nói…
Muốn được hòa nhập với xã hội…
2. Chí Phèo là một người cô độc
Cô độc ngay từ khi sinh ra: không cha, không mẹ, không nhà cửa…
Từ ngay xuất hiện đã khiến người đọc cảm thấy khó chịu.
Khi ốm cũng bị cô độc khi không có ai bên cạnh, anh ta sợ cô độc.
3. Chí Phèo là một người nông dân phải chịu số phận với nhiều bi kịch.
Bi kịch bị tha hóa: Bị đẩy vào tù rồi sau khi ra tù…
Bi lịch bị cự tuyệt quyền làm người…
III. Kết bài:
Nét tiêu biểu nghệ thuật xây dựng nhân vật Chí Phèo.
Khẳng định hình tượng nhân vật và tác phẩm cùng tên luôn sống mãi trong lòng độc giả.
Công nghệ AI đang đóng một vai trò quan trọng của thế giới hiện nay, nó ngày càng được cải tiến và phát triển rộng rãi. AI được ứng dụng ở mọi lĩnh vực với nhiều kỹ năng khác nhau như nhận diện mặt và giọng nói. Ngoài ra đối với các phương tiện giao thông hiện nay, Al được lắp đặt trên các xe ô tô tự lái giúp giảm rất nhiều những chi phí, an toàn môi trường và giảm thiểu tai nạn. Chính những bước tiến thần kỳ đó đã giúp cho công nghệ AI ngày càng đóng góp vai trò to lớn đối với nhân loại.
- Các sự kiện chính trong văn bản:
+ Người bố và cả gia đình tìm đủ mọi cách để ngăn cản loài kiến xâm nhập vào ngôi nhà của họ do chúng gây rất nhiều phiền phức cho họ.
+ Cuộc trốn chạy gian nan của gia đình trước sự xâm chiến của loài kiến.
+ Hậu quả và những mất mát to lớn khi con người tác động vào môi trường tự nhiên.
- Những dấu hiệu giúp nhận biết văn bản là một truyện ngắn:
+ Dung lượng nhỏ, có thể đọc hết trong 1 lần, số lượng nhân vật và sự kiện ít và chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh của cuộc sống (con người phá hủy môi trường và nhận hậu quả).
+ Cốt truyện đơn giản, cô đúc; tập trung xoay quanh tình huống gia đình “cháu” chiến đấu với loài kiến.