K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 1 2018

undefinedundefined

18 tháng 1 2018

Trẻ em như búp trên cành
Bài 12
Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
(Tiết 2)
II. Nội dung bài học :
I.Tìm hiểu chung:
Hoạt động nhóm
Bài 12
Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em
( Tiết 1)
1.Công ước là gì?
2.Nước ta kí và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào thời gian nào?
3.Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào năm nào?
4.Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia ra làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
5.Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền sống còn của trẻ em? Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền bảo vệ của trẻ em?
6.Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền phát triển của trẻ em? Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền tham gia của trẻ em?
Mời các em kiểm tra các con số !
5
6
1
2
3
4
Mời đại diện các nhóm bắt thăm !
5
6
1
2
3
4
1.Công ước là gì?
Công ước là một loạt điều ước được kí giữa chính phủ các nước, nhằm giải quyết những vấn đề về chính trị, luật pháp, kinh tế . . . Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời vào năm 1989 là Luật quốc tế về quyền trẻ em. Các nước tham gia Công ước phải đảm bảo mức cố gắng cao nhất để thực hiện các quyền trẻ em ghi trong Công ước.
2.Nước ta kí và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào thời gian nào?
Việt Nam kí và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990. Việt Nam là nước đầu tiên của châu Á và nước thứ hai trên thế giới tham gia Công ước Liên hợp quốc tế về quyền trẻ em.
3.Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào năm nào?
Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12/8/1991.
4.Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia ra làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia làm 4 nhóm, đó là:
+ Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe . . .
+ Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.
+Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật . . .
+ Nhóm quyền tham gia : là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình.
5.
- Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền sống còn của trẻ em?
Điều 6: . . .Tất cả trẻ em đều có quyền cố hữu được sống.
Điều 7: Trẻ em phải được đăng kí khai sinh ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời: có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể, quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc.
- Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền bảo vệ của trẻ em?
Điều 20: Trẻ em tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đình của mình . . . Có quyền được hưởng sự bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt của nhà nước.
Điều 33: . . . Thực hiện mọi biện pháp thích hợp . . . Để bảo vệ trẻ chống lại việc sử dụng bất hợp pháp các chất ma túy và an thần.
Điều 34: . . . Bảo vệ trẻ em chống mọi hình thức bóc lột cũng như lạm dụng về tình dục . . .
6.
- Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền phát triển của trẻ em?
Điều 28: . . . Quyền của trẻ em được học hành.
Điều 23: Trẻ em bị khuyết tật về tâm thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế trong những điều kiện bảo đảm phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng . . .
- Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền tham gia của trẻ em?
Điều 13: Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến của mình . . .
Chút thư giản !
1.Công ước là gì?
2.Nước ta kí và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em vào thời gian nào?
3.Việt Nam ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào năm nào?
4.Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989 đã ghi nhận các quyền cơ bản của trẻ em. Các quyền đó có thể chia ra làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
5.Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền sống còn của trẻ em? Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền bảo vệ của trẻ em?
6.Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền phát triển của trẻ em? Những điểm nào trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em nói về quyền tham gia của trẻ em?
Tóm lại
Chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp các câu hỏi sau:
1/Ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về trẻ em là gì? Là trẻ em, chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền của mình?
2/Em hãy nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em?
3/Em hãy nêu những việc làm xâm hại quyền trẻ em?
4/Nếu có người ngược đãi, đánh đập bạn của em, em phải làm gì?
5/Nhà nước có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ quyền trẻ em?
6/Trước sự quan tâm của Nhà nước, của gia đình, thầy cô giáo, em thấy mình phải có bổn phận và trách nhiệm gì?
Mời đại diện các tổ bắt thăm !
2
3
4
6
1
5
Câu hỏi
1/Ý nghĩa của Công ước Liên hợp quốc về trẻ em là gì? Là trẻ em, chúng ta phải làm gì để bảo vệ quyền của mình?


2/Em hãy nêu những việc làm thực hiện quyền trẻ em?




3/Em hãy nêu những việc làm xâm hại quyền trẻ em?



4/Nếu có người ngược đãi, đánh đập bạn của em, em phải làm gì?

5/Nhà nước có trách nhiệm gì đối với việc bảo vệ quyền trẻ em?

6/Trước sự quan tâm của Nhà nước, của gia đình, thầy cô giáo, em thấy mình phải có bổn phận và trách nhiệm gì?
Trả lời
1/Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Là trẻ em,mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình, tôn trong quyền của người khác và phải thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình.(SGK)
2/Những việc làm thực hiện quyền trẻ em: xây dựng khu vui chơi giải trí cho trẻ em; tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ như cấm trại, tham quan khu di tích lịch sử, văn hóa; mở lớp dạy cho trẻ em mồ côi, khó khăn, khuyết tật; quyên góp ủng hộ sách vở, áo quần, tiền bạc cho các bạn gặp khó khăn sau thiên tai lũ lụt . . .

3/ Những việc làm xâm hại quyền trẻ em: lợi dụng trẻ để buôn bán ma túy; bóc lột lao động trẻ chưa đến tuổi thành niên; bắt cóc trẻ để tống tiền; bắt cóc trẻ để bán qua biên giới; đánh đập xúc phạm nhân cách trẻ; bắt trẻ thôi học đi bán báo, bán vé số . . .

4/Em can ngăn người lớn không đánh đập bạn, báo cho chính quyền địa phương nơi bạn cư trú và nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.

5/Nhà nước ta rất quan tâm đảm bảo quyền trẻ em. Nhà nước trừng phạt nghiêm khắc những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.

6/ Học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, là công dân tốt.
b
a
c
e
d
đ
Mời đại diện các tổ bắt thăm !
Đáp án câu a
Các ý đúng là 1,4,6,8
Đáp án câu b
-Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:
+Khi cha mẹ li hôn, trẻ em thường bị bỏ rơi không ai chăm sóc.
+Khi cha mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi cha mẹ, trẻ em bị hành hạ, đánh đập, chửi bới, không được đi học.
+Vì đông anh em, đời sống gia đình quá khó khăn, trẻ không được đi học.
-Theo em, để hạn chế những việc làm trên, cha mẹ phải sống hòa thuận, hạnh phúc thì các em sẽ có một cuộc sống vui vẻ, đầm ấm được chăm sóc, học hành tử tế. Phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh nhiều con vì nếu nhiều con sẽ không có điều kiện chăm sóc các con tử tế, trẻ khó có điều kiện đi học.
Đáp án câu c
Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ.
+Nhóm quyền sống còn: những quyền được sống, sinh ra được làm người, được nuôi dưỡng, được chăm sóc.
+Nhóm quyền bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi.
+Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi . . . phát triển toàn diện.
+Nhóm quyền tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.
Đáp án câu d
Theo em, Lan sai, vì không phải mẹ không muốn mua cho Lan mà vì nhà nghèo, còn khó khăn, mẹ phải dành dụm mới mua được, nên Lan phải hiểu và thông cảm cho mẹ. Nếu là Lan, khi đề nghị mẹ mua xe mới nhưng mẹ chưa mua được, em hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình mình, thương yêu mẹ hơn và trả lời mẹ: “Mẹ ơi, con sẽ đi bộ để đi học cũng được, mẹ ạ!”
Đáp án câu đ
Nếu em là Quân, em sẽ phát biểu những suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình với cha mẹ: Không phải tất cả các bạn con đều xấu, cha mẹ hãy cho phép con được tham gia các hoạt động với các bạn, được vui chơi với các bạn thì con mới có đều kiện phát triển mình.
Đáp án câu e
-Thấy một người lớn đánh đập trẻ nhỏ, em sẽ can ngăn, nếu không được em sẽ báo với chính quyền địa phương hoạc nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.
-Thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi, em sẽ góp ý, gần gũi giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô giáo khuyên nhủ giúp đỡ để bạn không trốn học nữa.
-Thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ, em sẽ động viên các bạn đến trường. Nếu các bạn không có điều kiện em sẽ tìm cách giúp các bạn đến lớp học tình thương, em sẽ dành thời gian giúp bạn cùng học.

Chúc bạn học giỏi ! vui vuivui

15 tháng 4 2022

Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có 4 nhóm quyền:

undefinedundefined

15 tháng 4 2022
Ờm có 4 nhóm quyền trẻ em

Lưu ý :

+ Ngoài ra, còn có “2 nghị định không bắt buộc” là các quyền đặc biệt hơn cho trẻ em nhưng không bắt buộc đối với các quốc gia bao gồm: Nghị định thư không bắt buộc về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang.

=========

+ Bất kể đứa trẻ nào cũng có quyền, bất kể dân tộc, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, khả năng hay bất kỳ tình trạng nào khác. Công ước phải được nhìn nhận một cách tổng thể: tất cả các quyền đều liên kết với nhau và không có quyền nào là quan trọng hơn quyền khác.

 

12 tháng 5 2021

Công ước này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng Quốc tế đối với trẻ em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.

12 tháng 5 2021

thể hiện sự quan trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế

Tham khảo#

Công ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ.

Tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc ngoại trừ Hoa Kỳ đã phê chuẩn Công ước. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 1990. Có bốn điều trong công ước được xem là đặc biệt. Những điều này được coi là “Nguyên tắc chung”, giúp giải thích cho tất cả các điều khác và đóng một vai trò cơ bản trong việc thực hiện tất cả các quyền trong Công ước.

4 nhóm quyền trẻ em
  1. Không phân biệt đối xử
  2. Lợi ích tốt nhất của trẻ
  3. Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống
  4. Quyền được lắng nghe

Ngoài ra, còn có “2 nghị định không bắt buộc” là các quyền đặc biệt hơn cho trẻ em nhưng không bắt buộc đối với các quốc gia bao gồm:

  1. Nghị định thư không bắt buộc về sự tham gia của trẻ em trong xung đột vũ trang
  2. Nghị định thư không bắt buộc về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và nội dung khiêu dâm trẻ em
  3. Nghị định thư không bắt buộc về thủ tục khiếu nại vi phạm quyền trẻ em
12 tháng 4 2022

4 nhóm nha

6 tháng 4 2022

Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em được chia làm: 4 nhóm

- Quyền sống còn: quyền này là quyền quan trọng nhất. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền này và được hưởng quyền này để tồn tại và thực hiện các quyền khác.

- Quyền được phát triển: quyền được học tập, vui chơi… phát triển toàn diện.

- Quyền được bảo vệ: trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi. 

- Quyền được tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.

Về phần nội dung thì bạn tham khảo nhé!

28 tháng 7 2021

Có 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em 

*Nhóm quyền tham gia , VD :được bày tỏ ý kiến , nguyện vọng của mình ,.....

*Nhóm quyền sống còn ,VD : được nuôi nấng và chăm sóc sức khỏe ,....

*Nhóm quyền bảo vệ , VD : bảo vệ trẻ em khi bị bóc lột , xâm hại ,....

Nhóm quyền phát triển, VD : được học tập , vui chơi , tham gia các hoạt động văn hóa ; nghệ thuật,...

Gồm 4 quyền:

+ Quyền sống còn .

+ Quyền bảo vệ .

+ Quyền phát triển .

+ Quyền tham gia .

12 tháng 5 2021

Gồm 4 quyền:

+ Quyền sống còn .

+ Quyền bảo vệ .

+ Quyền phát triển .

+ Quyền tham gia .

16 tháng 4 2021

Công ước quy định trẻ em có quyền biết cha mẹ mình và đc cha mẹ mình chăm sóc sau khi ra đời; đc cho, nhận làm con nuôi; đc chăm sóc; bảo vệ sức khỏe; đc hưởng an toàn xã hội và trẻ em dưới 15 tuổi ko phải trực tiếp tham gia chiến sự, các quốc gia ko tuyển trẻ em dưới 15 tuổi vào lực lượng vũ trang.

Tick đúng và theo dõi mình nha Thủy Đại.

5 tháng 10 2018

Đáp án: D