Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO:
Với một vẻ ngoài lẩm cẩm, gàn dở và cô độc, thực chất lão Hạc là một nhân cách cao đẹp. Lão nhân hậu ngay cả với con chó. Vắng con, “cậu Vàng” đã giúp lão bớt cô đơn. Vui buồn của “cậu Vàng” cũng là vui buồn của lão. Vì vợ mất sớm, lão dồn tình thương nuôi con khôn lớn. Lão giữ mảnh vườn cũng vì con. Lão tìm đến cái chết cũng vì con (khi chết lão vẫn còn tiền). Đây thực sự là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Là một người tự trọng, lão chuẩn bị tiền cho cái chết của mình. Lão không muộn phiền lụy đến ai. Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật già dặn. Nam Cao tập trung khai thác thế giới bên trong của lão Hạc, chỉ ra được những giằng xé, những day dứt, những chua xót, hối hận… của một nông dân chất phác, nhân hậu. Với bút pháp linh hoạt, xen kẽ được cách kể chuyện tỉnh táo, chân thực và màu sắc trữ tình, đồng thời, tăng hàm lượng triết lí về nhân tình, thế thái qua những suy nghĩ của “tôi” – ông giáo. Đối với “cậu Vàng”, lão chăm sóc chó hết sức chu đáo (cho ăn cơm trong bát như một nhà giàu). Lão coi cậu Vàng như một đứa trẻ, đứa trẻ ấy trung thành với lão, làm lão bớt cô đơn. Gắn bó với cậu Vàng, khi buộc phải bán “cậu”, mắt lão đã “ầng ậng nước”. Đặc biệt, lão cảm thấy mình là kẻ lừa dối bán “cậu Vàng”. Vì lão không còn kiếm được tiền nữa, lão sợ rằng mình sẽ tiêu lạm vào tiền của con. Lão thà chết chứ không thể để con trắng tay. Vậy nên lão thật sự tìm đến cái chết. Việc ấy càng cho thấy lão là người giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh biết bao.
Sau khi học xong văn bản Lão Hạc, em học được ở Lão Hạc và ông giáo được đức tính gì?
giúp mình vs ạ
Em tham khảo:
1) Nhân vật lão Hạc trong văn bản cùng tên của nhà văn Nam Cao là một người cha yêu thương con hết mức. (2) Đầu tiên, ta thấy lão Hạc luôn day dứt, hối hận vì không thể làm tròn trách nhiệm của mình đối với con trai. (3) Lão không thể lo được tiền cưới vợ cho con nên nó quẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su mãi không thấy trở về. (4) Thứ hai, người con trước khi đi đã để lại cho lão một con chó, lão đặt tên nó là: cậu Vàng. (5) Lão yêu thương nó lắm, lão coi như con cháu của mình mà chăm sóc: ngày ngày, lão bắt rận cho nó, tắm cho nó, đồ của lão đều chia cho nó một nửa. (6) Bởi nó chính là kỉ vật của con trai của lão, nó tựa nhu cái bóng của con trai mình. (7) Cuối cùng, trước khi chết, lão gửi cho ông Giáo mảnh vườn cho con, dù nghèo đói lão nhất quyết không bản mảnh vườn ấy. (8) Lão muốn để đến mai sau cho con làm ăn, sinh sống khi nó trở về. (9) Sự tin tưởng ngày con mình trở về mãi không bao giờ cạn trong tâm trí của lão. (10) Và để rồi, lão đã kết thúc cuộc đời mình bằng việc ăn bả- một cái chết dữ dội, đau đớn, điều đấy đã minh chứng cho tình yêu thương con vô bờ bến của lão Hạc.
Em tham khảo:
Người nông dân là một trong số những đề tài lớn, là mảnh đất màu mỡ của nền văn học hiện đại Việt Nam trước cách mạng tháng Tám với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng và trong số đó không thể không nhắc tới "Lão Hạc" của Nam Cao và "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Đọc truyện ngắn "Lão Hạc" người đọc sẽ cảm nhận được sâu sắc hình tượng người nông dân qua hình ảnh của lão Hạc - một người cha, một người nông dân nghèo khó. Còn với tiểu thuyết "Tắt đèn" nói chung, đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" nói riêng, hình ảnh của chị Dậu chính là hiện thân cho số phận, cuộc đời của người nông dân trước cách mạng. Vậy hình tượng người nông dân hiện lên như thế nào và được xây dựng ra sao qua hai đoạn trích "Lão Hạc" và "Tức nước vỡ bờ"?
Trước hết, cả hai tác giả đều tập trung làm bật nổi số phận, cuộc đời với hoàn cảnh éo le, khó khăn của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Đọc "Lão Hạc", người đọc sẽ thấy hình ảnh lão Hạc với một hoàn cảnh bất hạnh và đáng thương. Có lẽ, cũng như bao người nông dân khác trước cách mạng tháng Tám, lão Hạc phải sống trong sự cơ cực, nghèo đói, vất vả với biết bao nhọc nhằn, lo toan với cuộc sống mưu sinh. Nhưng có lẽ, lão Hạc bất hạnh hơn nhiều so với những người khác bởi lẽ, vợ lão chết sớm, lão gà trống nuôi con một mình những mong hai bố con sẽ có những tháng ngày bình dị, ấm áp bên nhau. Nhưng rồi, con trai lão vì phẫn chí không có tiền cưới vợ đã bỏ đi đồn điền cao su, để lại mình lão với cậu Vàng và những tháng ngày tuổi già ốm đau, nghèo đói. Và rồi, đến một ngày, khi cái cơ cực đã tới đường cùng, lão không còn cách nào để cố gắng được nữa, lão đành bán cậu Vàng - người bạn của lão với niềm đau xót khôn nguôi "Mặt lão co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít", "lão hu hu khóc"... Và có lẽ, xót xa hơn cả đó là lão tự kết liễu đời mình với một cái chết đầy đau đớn và thương tâm khiến ai nấy đều bàng hoàng - lão chết bằng cách ăn bả chó. Với những chi tiết trên đây có thể giúp chúng ta cảm nhận được hoàn cảnh éo le và số phận đầy bất hạnh của lão Hạc.
Còn với chị Dậu trong "Tức nước vỡ bờ", tác giả Ngô Tất Tố cũng đặt chị trong một hoàn cảnh với đầy những nhọc nhằn, lo toan và gánh vác. Chị Dậu là người nông dân nghèo, có người chồng đau ốm nên mọi gánh nặng, lo toan trong căn nhà đã dồn lên đôi vai của chị. Thêm vào đó, vì gánh nặng sưu thuế vô lí mà chị đã phải bán hết mọi thứ trong nhà - khoai, sắn, đàn chó,... để có tiền đóng sưu nhưng vẫn không đủ. Và để rồi, đến cuối cùng, khi không còn cách nào để cứu vãn tất cả mọi thứ, chị phải bán luôn đứa con gái của mình để lấy tiền đóng thuế. Như vậy, cũng như những người nông dân khác, gánh nặng sưu thuế đã làm cho cuộc sống của chị Dậu vốn đã nghèo túng lại càng trở nên vất vả, lam lũ và thiếu thốn nhiều hơn.
Như vậy, cả Nam Cao và Ngô Tất Tố đều xây dựng người nông dân trong những hoàn cảnh éo le, vất vả, cơ cực. Và để rồi, trong chính hoàn cảnh ấy, những phẩm chất tốt đẹp, đáng trân trọng của người nông dân được thể hiện một cách chân thực và rõ nét.
Trước hết, lão Hạc trong tác phẩm cùng tên hiện lên với nhiều phẩm chất đáng trân quý, dẫu trong hoàn cảnh nghèo khổ, khốn cùng đến đâu đi chăng nữa lão cũng không đánh mất đi những nét nhân phẩm tốt đẹp trong con người mình. Lão Hạc hiện lên trước hơn hết là một người cha hết mực yêu thương con. Vợ lão chết sớm, lão ở vậy, một mình nuôi con. Và rồi, trong những tháng ngày ốm đau, cơ cực và tối tăm nhất của cuộc đời mình lão đã tìm đến cái chết chỉ vì lão muốn giữ trọn lại mảnh đất cho con trai của mình. Thêm vào đó, lão Hạc còn là người giàu lòng tự trọng. Dẫu cuộc sống vất vả, cơ cực song khi ông giáo muốn giúp đỡ lão thì lão lại từ chối vì không muốn làm phiền đến ông giáo. Lão chấp nhận cái chết bằng bả chó - một cái chết đau đớn và dữ dội để giữ trọn nhân phẩm của chính mình. Ở lão Hạc, ta thấy lão hiện lên nhiều phẩm chất đáng quý, tận sâu trong con người với hoàn cảnh đáng thương ấy là một con người tràn đầy những phẩm chất đáng trân trọng.
Cũng giống như lão Hạc, ở chị Dậu trong "Tức nước vỡ bờ" chúng ta cũng thấy hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp. Và có thể nói, chị Dậu là hình tượng điển hình cho những vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Trước hết, chị Dậu hiện lên là một người vợ, người mẹ hết lòng yêu thương chồng con. Vì món sưu thuế, chị phải nén nỗi đau đến tột cùng của mình để bán con. Khi bị thúc thuế, giữa lúc nước sôi lửa bỏng chị vẫn nhẹ nhàng, ân cần chăm sóc cho chồng, khẩn khoản bảo chồng ăn cháo cho đỡ mệt với biết bao yêu thương, trìu mến "Thầy em cố gắng ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột". Không dừng lại ở đó, chị Dậu còn là người phụ nữ với sức phản kháng tiềm tàng, chị sẵn sàng đáp trả lại bọn cai lệ. Lúc đầu, chị đã nhẹ giọng van xin bọn cai lệ tha cho chồng chị nhưng về sau khi tên cai vệ "Dựt phắt dây thừng trong tay anh hậu cần lý trưởng, hắn chạy sầm sập đến chỗ anh Dậu để bắt trói điệu anh ra đình" chị đã không thể nào chịu đựng được nữa và dã phản kháng lại chúng để bảo vệ chồng mình. Sự phản kháng ấy của chị thể hiện trước hết ở cách thay đổi từ ngữ xưng hô "Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem" rồi tiếp đó là hành động của chị "Tên cai vệ bị chị Dậu túm cổ ấn dúi ra cửa, ngã chỏng queo trên mặt đất. Tên hậu cận lý trưởng bị chị túm túc lăng cho một cái, ngã nhào ra thềm".
Như vậy ở cả lão Hạc và chị Dậu, hai tác giả đã cùng làm bật nổi lên ở họ những phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. Những nét đẹp ấy của họ là tiêu biểu cho những vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam.
Tuy nhiên, khi xây dựng nhân vật lão Hạc và nhân vật chị Dậu, hai tác giả đã sử dụng những nghệ thuật xây dựng nhân vật khác nhau. Ở nhân vật lão Hạc nhà văn Nam Cao đi sâu tái hiện, miêu tả những dòng tình cảm, biến thái tinh vi trong cảm xúc của lão Hạc với hàng hoạt các chi tiết, câu văn đầy cảm xúc "Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước", "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít",... Còn ở đoạn trích "Tức nước vỡ bờ", nhà văn Ngô Tất Tố đã tập trung xây dựng thành công nhân vật chị Dậu thông qua việc miêu tả ngôn ngữ và hành động của nhân vật. Thông qua việc miêu tả hành động của nhân vật nhất là giữa chị Dậu với tên cai vệ đã giúp bộc lộ một cách rõ nét những nét tính cách, tâm lí và phẩm chất tốt đẹp ở chị.
Tóm lại, thông qua nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao và nhân vật chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" của Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về hình tượng người nông dân trước cách mạng tháng Tám cũng như cách các nhà văn xây dựng hình tượng nhân vật của mình.
Nêu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc và ông giáo trong bài Lão Hạc của Nam Cao "Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943.:
Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện. Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc. Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu. Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”. Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ. Xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm, nhân vật tôi là người bạn, là chỗ dựa tinh thần của lão Hạc. Những suy nghĩ của nhân vật này giúp người đọc hiểu rõ hơn về con người lão Hạc. Nhân vật lão Hạc đẹp, cao quý thực sự thông qua nhân vật tôi. Cái hay của tác phẩm này chính là ở chỗ tác giả cố tình đánh lừa để ngay cả một người thân thiết, gần gũi với lão Hạc như ông giáo vẫn có lúc hiểu lầm về lão. Sự thật nhân vật tôi cố hiểu, cố dõi theo mới hiểu hết con người Lão Hạc. Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin bã chó, ông giáo ngỡ ngàng, chột dạ: “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có cái ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày lại thêm đáng buồn”.Chi tiết này đẩy tình huống truyện lên đến đỉnh điểm. Nó đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và người đọc sang một hướng khác: Một con người giàu lòng tự trọng, nhân hậu như lão Hạc cuối cùng cũng bị cái ăn làm cho tha hoá, biến chất sao? Nếu Lão Hạc như thế thì niềm tin về cuộc đời về ông giáo sẽ sụp đổ, vỡ tan như chồng ly thủy tinh vụn nát. Nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội vì ăn bã chó của lão Hạc, ông giáo mới vỡ oà ra: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn hay vẫn đáng buồn theo một nghĩa khác”. Đến đây truyện đi đến hồi mở nút, để cho tâm tư chất chứa của ông giáo tuôn trào theo dòng mạch suy nghĩ chân thành, sâu sắc về lão Hạc và người nông dân... “Chao ôi! Đối với những người xung quanh ta, nếu không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dỡ, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa bỉ ổi ... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương”. Có lẽ đây là triết lý sống xen lẫn cảm xúc xót xa của Nam Cao. Ở đời cần phải có một trái tim biết rung động, chia xẻ, biết yêu thương, bao bọc người khác, cần phải nhìn những người xung quanh mình một cách đầy đủ, phải biết nhìn bằng đôi mắt của tình thương. Với Nam Cao con người chỉ xứng đáng với danh hiệu con người khi biết đồng cảm với những người xung quanh, biết phát hiện, trân trọng, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương. Muốn làm được điều này con người cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của người khác để hiểu đúng, thông cảm thực sự cho họ. Chuyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật tôi trực tiếp kể lại toàn bộ câu chuyện cho nên ta có cảm giác đây là câu chuyện thật ngoài đời đang ùa vào trang sách. Thông qua nhân vật tôi, Nam Cao đã thể hiện hết Con người bên trong của mình. Đau đớn, xót xa nhưng không bi lụy mà vẫn tin ở con người. Nam Cao chưa bao giờ khóc vì khốn khó, túng quẫn của bản thân nhưng lại khóc cho tình người, tình đời. Ta khó phân biệt được đâu là giọt nước mắt của lão Hạc, đâu là giọt nước mắt của ông giáo: Khi rân rân, khi ầng ực nước, khi khóc thầm, khi vỡ oà nức nỡ. Thậm chí nước mắt còn ẩn chứa trong cả nụ cười: Cười đưa đà, cười nhạt, cười và ho sòng sọc, cười như mếu ... Việc tác giả hoá thân vào nhân vật tôi làm cho cách kể linh hoạt, lời kể chuyển dịch trong mọi góc không gian, thời gian, kết hợp giữa kể và tả, hồi tưởng với bộc lộ cảm xúc trữ tình và triết lý sâu sắc... Truyện ngắn Lão Hạc là tác phẩm của mọi thời, bi kịch của đời thường đã trở thành bi kịch vĩnh cửa. Con người với những gì cao cả, thấp hèn đều có trong tác phẩm. Thông qua nhân vật tôi tác giả đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh: Hãy cứu lấy con người, hãy bảo vệ nhân phẩm con người trong con lũ cuộc đời sẵn sàng xoá bỏ mạng sống và đạo đức. Cho nên chúng ta nên đặt nhân vật tôi ở một vị trí tương xứng hơn khi tìm hiểu tác phẩm.
Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.
Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.
Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo
. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:
— Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?
— Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:
— Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?
Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:
— Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình.
Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về.
Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả.
Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.
Truyện ngắn Lão Hạc là một trong những thành công của Nam Cao trong việc xây dựng những hình tượng người nông dân Việt Nam sống dưới ách thống trị nặng nề trong xã hội thực dân nửa phong kiến, những con người phải sống một cuộc đời đầy đau khổ nhưng vẫn mang một vẻ đẹp tâm hồn thật cao quý. Nếu lão Hạc là hình tượng nhân vật gây xúc động bởi tình phụ tử thiêng liêng và nhân cách cao thượng thì ông giáo cũng là điểm sáng về tình thương người, về cách nhìn đầy cảm thông trân trọng đối với người nông dân nghèo đói đương thời.
Trước hết, ta thấy nhân vật “tôi" trong tác phẩm là một người trí thức nghèo. Nghề giáo trong xã hội ấy thường bị thất nghiệp. Mọi mơ ước, lí tưởng, mọi nhiệt tình sôi nổi của tuổi trẻ đành bỏ dở và phai nhạt dần. Kể cả những cuốn sách quý giá ông giáo cũng đành bán đi để chữa bệnh cho con. Ông giáo, do đó, rất cảm thông với nỗi đau xót của lão Hạc… ông tâm sự như muốn nói với người bạn đồng cảnh ngộ: “Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão qúy con chó Vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi!"
Từ kinh nghiệm, từ nỗi đau bản thân, ông giáo dễ dàng thông cảm với lão Hạc. Ông thấy được phẩm chất cao quý của lão Hạc và rất trân trọng lão Hạc. Ông đã nhận xét nếu không hiểu sâu tâm hồn phẩm chất của họ, ta chỉ thấy họ ngu dốt, gàn dở, xấu xa! Ngược lại, đã hiểu và yêu quý lão Hạc, ông giáo ngầm giúp đỡ lão Hạc đến nỗi vợ của ông phàn nàn trách cứ. Đó là thời buổi cái đói khổ và cái chết chóc đang rình rập bất cứ ai! Hiểu nhau ở tinh thần, thể hiện bằng hành động giúp đỡ cụ thể, điều đó rõ là tình cảm sâu xa, nhân hậu.
Tuy nhiên, cả một xã hội đang bị cảnh chết đói đe dọa, có người còn giữ được đạo đức nhân cách, có người phải trộm cắp để sống. Vì vậy, thấy lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, ông giáo lầm tưởng lão Hạc cũng từ bỏ nhân cách, đói nghèo đến liều lĩnh rồi. Dù vậy, ông giáo cũng suy nghĩ rất nhân hậu: Lão Hạc lại nối gót Binh Tư làm nghề bắt trộm chó để sống, lẽ nào một con người hiền lành chất phác như vậy mà giờ đây lại có ý nghĩ và hành động xấu xa đến nhu thế? Vừa kính nể về nhân cách, vừa thương vì hoàn cảnh túng cùng, ông giáo cảm thấy buồn trước sự suy thoái đạo đức. Đến lúc nghe và thấy cái chết thảm khốc vì ăn bả chó của lão Hạc, ông giáo chợt nhận ra: "Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Thật vậy, cuộc đời chưa hẳn đáng buồn vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Chưa hẳn đáng buồn, vì lão Hạc vẫn là con người có đạo đức, có nhân cách cao quý, lão Hạc vẫn xứng đáng với niềm tin cậy của ông, lão chưa mất nhân phẩm vì miếng cơm manh áo! Nhưng đời đáng buồn theo nghĩa khác: Ông giáo buồn vì con người mà ông đang yêu mến, quý trọng ấy lại nghèo đến nỗi không có cái ăn để tồn tại trên cõi đời này. Cuộc đời con người lương thiện lại bi thảm đến thế? Vậy thì chân lí “ở hiền gặp lành” còn tồn tại nữa chăng?
Đối với lão Hạc, còn quý gì hơn lời hứa thực hiện điều ông trăn trối: Lão Hạc ơi! Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão… cái vườn mà lão nhất định không chịu bán đi một sào”. Ta như nghe ông giáo đang thề nguyện trước vong linh người đã khuất, ta tin rằng ông sẽ làm tròn lời hứa với lão Hạc.
Truyện Lão Hạc đã cho ta thấy xã hội đương thời có nhiều cảnh bi thương, dồn con người lương thiện vào đường cùng không giúp được, không cưu mang nổi nhau để cuối cùng phải tự kết liễu đời mình một cách thảm thương. Ý nghĩa tố cáo của truyện thật sâu sắc!
Tóm lại, ông giáo là người trí thức, không may mắn trong xã hội đương thời nhưng vẫn có tấm lòng nhân hậu đáng quý, có cái nhìn sâu sắc để cảm thông chia sẻ và quý trọng một người chất phác thật thà như lão Hạc. Biết bao người có lòng nhân hậu mà không giúp nhau vượt qua bi kịch của cuộc sống! Qua ông giáo, ta hiểu cái nhìn cảm thông tin tưởng của Nam Cao đối với nhân cách đáng quý: dù đó là trí thức hay nông dân thì quan hệ giữa họ vẫn là tri kỉ, họ có thể kỉ thác những điều hệ trọng, thiêng liêng nhất đời mình.
tham khảo:
Lão Hạc là người cha hết mực yêu thương con:+ Viết văn tự, nhượng đất cho ông giáo rồi để sau này khi nào con lão về thì nó sẽ nhận
+Lão không bòn tiền vườn để ăn và sống qua ngày mà quyết định đưa hết cho ông giáo để lo hậu sự và để không tiêu vào tiền vườn của con
Tham khảo:
Tình phụ tử trong câu chuyện Lão Hạc nói riêng và trong cuộc đời của mỗi con người nói chung thật thiêng liêng, cao quý. Người cha có thể không mang nặng đẻ đau, không chăm sóc con gái nhiều như người mẹ nhưng tình yêu thương của người cha thì vô bờ bến. Nếu tình mẹ bao la như biển cả không bao giờ cạn thì tình cha sừng sững như núi Thái Sơn không bao giờ bị mai một, hay bị mòn đi bởi thời gian, mãi mãi đứng đó che chở cho con cái kể cả khi chính bản thân mình cũng không đủ cơm ăn áo mặc, người cha vẫn luôn hy sinh cuộc đời mình để lo cho con cái được bằng bạn bằng bè. Người cha ít khi thể hiện tình cảm của mình nhưng trong sâu thẳm luôn muốn con mình được hạnh phúc. Cả cha và mẹ đều yêu thương con hết mực không có gì có thể sánh được với công cha nghĩa mẹ. Để đổi lấy hạnh phúc và cuộc sống yên bình cho các con, những người làm cha làm mẹ luôn trăn trở, đau đáu một nỗi lòng mà những người con không gì có thể hiểu được.
e cảm ơn