Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn: Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản. Đó là không gian của biển cả, có đá san hô và vài tấm tôn. Diễn viên, khán giả của màn biểu diễn là một – những người lính đảo. Họ tự tạo cho nhau việc làm, tạo niềm vui giải trí với nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.
Lí do để tạo nên sự đặc biệt này, đó chính là: Khung cảnh biểu đảo, gió cát, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến người ta chỉ muốn chạy trốn. Nhưng những người lính đảo lại lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho mình.
Hình tượng người lính đảo hiện lên: Là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.
- Cách xưng hô thân mật: gọi em – xưng anh
- Khổ đầu trong bài thơ được Trần Đăng Khoa miêu tả sự khắc nghiệt về thời tiết nơi quần đảo Trường Sa nhiều nắng gió. Sân khấu dựng lên vô cùng đặt biệt:
+ Giữa trời biển bao la, đá san hô kê thành sân khấu
+ Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà
→ Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
Cùng đi với đoàn công tác của tỉnh ra thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ huyện đảo Trường Sa mới đây là Đội văn nghệ xung kích của Đoàn Ca múa nhạc Hải Đăng và một số diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa. Gọi là Đội văn nghệ xung kích bởi lực lượng chính là những diễn viên trẻ, trong đó có người đã ra Trường Sa lần thứ 2, thứ 3... Cảm nhận được sự mong đợi, tin yêu của những người lính đảo, nên hễ có điều kiện, bên hành lang đảo chìm hay dưới tán lá tra, bàng vuông... các anh chị em đều hăng say đem lời ca tiếng hát phục vụ lính đảo.
Từ ngữ nhân vật trữ tình tự xưng trong 2 khổ đầu bài thơ: bọn chúng anh, hỡi các chiến hữu, ta.
Sự đặc biệt của sân khấu: đá san hô kê lên thành sân khấu; Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà → Sự thiếu thốn, khó khăn đặc biệt về vật chất nơi đây.
Lời ca của những người lính đảo xa cất lên sao mà mê đắm! Giữa mây trời lồng lộng, giữa gió và cát mang theo hơi mặn của biển khơi, giữa những tảng đá san hô, một sân khấu nhỏ được dựng lên. Đó là sân khấu của những ca sĩ vô cùng đặc biệt – mệnh danh là những ông sư của biển cả. Họ cất lên tiếng hát giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây. Điệu hát của họ, khi thì dịu dàng say đắm, lúc lại tự hào, hào hùng cất lên, khiến người nghe không khỏi thổn thức. Bài hát của họ lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước. Hát tình ca để khẳng định tình yêu thủy chung, khẳng định chủ quyền đất nước với biết bao khát vọng bình thường mà tạo hóa ban cho. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được.
Nếu em là khán giả trong buổi chiều được tham gia buổi biểu diễn văn nghệ của những người lính đảo, em sẽ có rất nhiều suy ngẫm. Đầu tiên, em sẽ cảm nhận được sự khắc nghiệt của điều kiện thời tiết và những thiếu thốn vật chất mà người lính đảo phải trải quả. Họ chấp nhận cuộc sống rời xa gia đình để thực hiện sứ mệnh linh thiêng là bảo vệ chủ quyền biển đảo của quê hương mình. Tiếp theo, điều mà em cảm nhận được là tinh thần lạc quan, tinh thần nhiệt huyết tuổi trẻ của những người lính ấy. Họ bất chấp những khó khăn, thiếu thốn, vẫn cùng nhau hát hò sau những giờ làm việc. Đó là bài hát của tuổi trẻ, của tinh thần nhiệt huyết và sự dũng cảm, can trường, và tình yêu biển đảo, phụng sự tổ quốc. Cuối cùng, điều mà em cảm nhận được đó là khâm phục tình yêu dành cho biển đảo và tổ quốc của những người lính trẻ. Với họ, dù trong hoàn cảnh nào, thời điểm nào, bảo vệ biển đảo quê hương và tổ quốc luôn là máu xương, là sứ mệnh thiêng liêng của họ.
- Cách xưng danh: nhân vật tự thuật, tự xưng danh báo tính, tự bình luận về hành động hoặc nhân cách của chính mình
- Sự tương tác giữa người xem và người diễn: gọi là những đoạn thoại hướng ngoại, làm cho sân khấu chèo gần gũi, người xem có thể thêm các tiếng đế để tiếp lời nhân vật
- Em đã từng xem tuồng trên sân khấu. Loại hình nghệ thuật này đang gặp khó khăn trên con đường đến với khán giả hiện đại vì nó khá cổ điển và nội dung khá cũ, không phù hợp với đại đa số khán giả. Trong khi bên cạnh đó, có rất nhiều loại hình giải trí khác ra đời như phim ảnh, nhạc Kpop thu hút, hiện đại và dễ theo dõi hơn.
- Cái giọng tình ca ở đây cũng thật kỳ lạ, cứ “ngang tàng như gió biển” nhưng lời lẽ tình tứ không chê vào đâu được, bồi hồi bỏng cháy “toàn nhớ với thương thôi”. Có lẽ chính những năm tháng sống cùng đồng đội nơi biển cả bạc trùng, nơi đảo nổi, đảo chìm của Tổ quốc giúp Trần Đăng Khoa có được chất liệu hiện thực chân thật và sâu sắc đến thế. Đọc thơ, người đọc không chỉ hiểu thêm về cuộc sống người lính Trường Sa mà còn để trái tim mình cảm thông và rưng rưng xúc động.
- Sân khấu, diễn viên và khán giả của buổi biểu diễn vô cùng đặc biệt:
+ Sân khấu biểu diễn sơ sài, đơn giản: Không gian biển cả, có đá san hô và vài tấm tôn.
+ Diễn viên, khán giả của màn biểu diễn là một – những người lính đảo. Họ tự tạo cho nhau việc làm, tạo niềm vui giải trí với nhau để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương.
- Lí do để tạo nên sự đặc biệt này đến từ khung cảnh biểu đảo, gió cát, sóng to dữ dội vài giờ xuất hiện nơi đây khiến người ta chỉ muốn chạy trốn. Nhưng những người lính đảo lại lạc quan đương đầu với nó, tự tạo niềm vui cho mình.
- Qua đó, hình tượng người lính đảo hiện lên là những con người không đẹp về ngoại hình nhưng nội tâm của họ lại phong phú, tươi đẹp. Tâm hồn họ tràn đầy sự lạc quan, niềm vui, tinh thần bất khuất.