Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét của em:
1. Giúp đỡ bạn trong học tập thể hiện sự quan tâm đến bạn.
2. Phá đám khi bạn đang chơi thể hiện thái độ vô duyên, nghịch ngợm không nghĩ cho bạn bè.
3. Cho bạn mượn đồ dùng học tập khi bạn thiếu thể hiện sự thân thiện, quan tâm tới bạn.
4. Không cho bạn chơi cùng thể hiện sự tầy chay, ích kỷ không hoà đồng với tất cả bạn bè.
5. Đỡ bạn khi bạn ngã thể hiện sự quan tâm tới bạn của mình.
6. Trêu chọc bạn thể hiện sự nghịch ngợm, vô duyên không quan tâm tới bạn bè.
Tình huống 1:
Bạn nữ bị một nhóm bạn nữ khác tẩy chay. Nếu em là bạn nữ đó, em sẽ đến gần nhóm bạn nữ kia hỏi vì sao các bạn lại không thích chơi với mình, giải thích lí do mong các bạn hiểu.
Tình huống 2:
Tin gặp tai nạn khi chơi thể thao, bị chảy máu chân. Nếu em là Tin, em sẽ nhờ các bạn khác đưa mình đến phòng y tế.
Tình huống 3:
Có người lạ gõ cửa nhà Na. Nếu em là Na, em sẽ khóa cửa chặt rồi hỏi vọng ra: “Chú là ai ạ?” hoặc gọi điện ngay cho bố mẹ.
Tình huống 4:
Cốm bị người lạ véo má. Nếu em là Cốm, em sẽ kể lại chuyện này với người lớn (bố mẹ, ông bà,…) để lắng nghe lời khuyên.
Tình huống 5:
Cửa sổ quá cao khiến bạn nam không với tới để lau được. Nếu em là bạn, em sẽ nhờ mẹ lau giúp.
- Tình huống 1: Khi bạn nam bị đuối nước, em sẽ hô to và cầu cứu mọi người xung quanh hồ đến giúp đỡ bạn
- Tình huống 2: Khi bạn nam bị ong đốt, em sẽ đưa bạn đến trạm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời
- Tình huống 3: Khi em bị người lạ theo dõi, em sẽ nhanh chóng chạy thoát khỏi khu vực đó và cầu cứu mọi người xung quanh đến giúp đỡ
- Tình huống 4: Khi em bị kẹt trong thang máy, em sẽ cố gắng giữ bình tĩnh và bấm chuông báo nhờ sự giúp đỡ
Các quy định cần tuân thủ là:
- Giữ gìn công viên sạch, đẹp.
- Không giẫm lên cỏ, ngắt hoa, bẻ cành.
- Không bôi bẩn hoặc leo trèo lên tượng đài và các công trình kiến trúc trong công viên.
Nhận xét: Qua câu chuyện trên, em đã thấy rõ được cách xử lí của bạn nhỏ khi bị một người lạ mặt bắt và khống chế. Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh quan sát để tìm kiếm sự giúp đỡ, tạo rắc rối cho chính kẻ lạ mặt để tìm cơ hội chạy thoát, đây là một cách xử lí thông minh, nhanh trí. Bên cạnh đó, còn thấy được bạn nhỏ là một người lễ phép, ngoan ngoãn khi đã biết gửi lời cảm ơn đến anh thanh niên đã giúp đỡ mình.
Chú ý:
- Trong một số tình huống bị khống chế, không thể nói hay kêu cứu thì việc ra dấu hiệu cho người khác biết có thể giúp em tìm kiếm được sự hỗ trợ phù hợp.
- Việc tạo rắc rối cho kẻ định bắt cóc mình bằng hành động nào đó cũng là một cách vì khi họ cãi nhau với kẻ bắt cóc thì mình cần nhanh chóng chạy thoát, nhập vào đám đông hoặc chạy đến nhà bảo vệ, ... để kẻ bắt cóc khó tìm thấy mình.
- Sau khi đã được cứu giúp, em nên cùng người thân tìm cách liên hệ với người đã hỗ trợ mình để nói lời cảm ơn và xin lỗi vì em đã làm ảnh hưởng đến họ nhưng cũng nhờ đó mà em được giải thoát khỏi tên bắt cóc.
Câu chuyện:
Hình 1:
Bạn nhỏ đang bị một người là mặt bắt cóc, khống chế (“Cấm kêu”) và bạn nhỏ đang tìm cách để có thể thoát khỏi tên xấu này.
Hình 2:
Bạn nhỏ đã rất bình tĩnh để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi đi ngang qua một đôi nam nữ, bạn nhỏ đã giật mạnh tóc của người nam thanh niên, khiến người đó kêu “Oái”.
Hình 3:
Người nam thanh niên này cho rằng người lạ mặt kia đã giật tóc mình, quay lại hỏi bằng một giọng tức giận: “Tại sao anh giật tóc tôi” và cả hai người đã xảy ra cuộc tranh cãi.
Hình 4:
Nhân cơ hội hai người đàn ông kia đang cãi nhau, cậu bé đã nhanh chân chạy thoát khỏi tên bắt cóc. Anh thanh niên cũng biết rõ là cậu bé đã giật tóc mình và biết được sự nguy hiểm của cậu bé lúc này. Vì vậy, anh đã cố tình gây sự vói người lạ mặt kia để bạn nhỏ có cơ hội chạy thoát.
Hình 5:
Bạn nhỏ đã chạy thoát khỏi tên bắt cóc và gặp lại mẹ của mình. Sau đó, bạn nhỏ và mẹ đã gửi lời cảm ơn chân thành đến anh thanh niên.
Tình huống 1:
Tin và các bạn chơi đá bóng, vô tình đá vào em gái đang đi xe đạp gần đó, làm đổ xe của em. Giải quyết: Nếu em là Tin, em sẽ xin lỗi em gái, dựng xe em lên và hỏi xem em có làm sao không, dỗ dành em gái và hứa lần sau sẽ cẩn thận hơn.
Tình huống 2:
Cốm giành bút với bạn Nam cùng bàn. Về nhà, Cốm mới phát hiện ra mình đã để quên bút ở nhà và lấy nhầm bút của Nam vì hai chiếc bút giống nhau. Giải quyết: Nếu em là Cốm, hôm sau đến lớp, em sẽ xin lỗi Nam vì đã lấy nhầm bút của bạn, giải thích cho bạn là mình để quên bút ở nhà, mong bạn tha lỗi cho mình.
Tình huống 1:
Khi bạn nam quên mang ô mà trời mưa to, bạn nhỏ có thể nhờ một cách lịch sự những người đi đường cho che nhờ ô để không bị ướt, tránh bị cảm lạnh.
Tình huống 2:
Bạn nhỏ đang bị một người phụ nữ lạ mặt lôi kéo, dụ dỗ. Bạn nữ nên hét to để mọi người xung quanh biết và giúp đỡ bạn thoát khỏi nguy hiểm, tránh trường hợp xấu là bạn bị bắt cóc.
Tình huống 3:
Bạn nữ đang bị một người lạ mặt đi trên đường trêu ghẹo. Bạn nữ nên nhờ sự giúp đỡ của những người lớn trên đường, nói rõ ràng vấn đề mình gặp phải để họ giúp, đi tới những chỗ đông người để người xấu đó tránh xa.
Tình huống 4:
Bạn nam bị ngã xe và chân chả máu. Bạn nam nên nhờ lịch sự người bạn đi cùng hoặc những người lớn gần đấy giúp đỡ đưa đến hiệu thuốc gần nhất để được băng bó vết thương, tránh vết thương bị nặng hơn.
Trường hợp 1: Em sẽ hỏi thăm sức khỏe của bạn như thế nào rồi. Và chúc mừng bạn đã quay trở lại với trường sau đợt nghỉ ốm dài mong rằng bạn sẽ luôn có sức khỏe khỏe mạnh không bị ốm nữa (vì ôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của bạn).
Trường hợp 2: Em sẽ ra làm quen với bạn, tỏ ý muốn giới thiệu trường lớp bạn bè trong lớp cho bạn làm quen và giúp bạn gần gũi hơn với môi trường mới.
Em chọn cách 2. Vì người lớn sẽ đến và dập lửa kịp thời. Nếu bạn Na chỉ sợ hãi nhìn lửa cháy sẽ có nguy cơ đám cháy lớn hơn, gây cháy nhà và nguy hiểm đến tính mạng.