Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em cần học tập chăm chỉ, làm việc có ích cho xã hội ; sau này rèn luyện bản thân trở thành một công dân tốt , có sức lực và đầu óc để mai sau em sẽ giúp phát triển đất nước ngày một giàu mạnh hơn nữa.
Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, bài văn làm sáng tỏ chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Trong suốt 60 năm cuộc đời đầy sóng gió của Bác Hồ, dù ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng Bác vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng vì nước, vì dân.
Sự giản dị của Bác Hồ hẳn không còn ai xa lạ. Từ những bữa cơm chỉ có vài ba món nhưng Bác vẫn không đòi hỏi mà luôn ăn sạch sẽ, tươm tất. Từ cái nhà bé nhỏ chỉ vỏn vẹn vài ba phòng, lúc nào cũng phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời luôn sâu sát với hoa cỏ, núi non, làm cho tâm hồn Người càng thêm thanh bạch, trong sáng. Bác làm việc suốt ngày, dù lớn hay nhỏ, dù việc nước hay việc dân, Bác luôn tự tay chuẩn bị, lên kế hoạch cho tất cả...Không có việc gì của bản thân mà Bác không tự làm được. Bởi vậy mà người giúp việc của Bác chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, và những cái tên Bác đặt cho họ tuy giản dị nhưng mang đầy ý nghĩa: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!
Lối sống giản dị của Bác không giống những nhà tu hành, hay một nhà hiền triết ẩn dật. Bác hòa đồng, sôi nổi, luôn tạo một cảm giác yên bình cho những người xung quanh. Đời sống vật chất giản dị nhưng tâm hồn phong phúc, tư tưởng, tình cảm, lối sống cao đẹp...Đó chính là lối sống văn minh mà Bác Hồ nêu gương cho chúng ta ngày nay.
Bác giản dị từ hành động, tác phong cho tới lời nói, vì Bác muốn nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm. Những chân lí giản dị mà sâu sắc Bác đề ra đủ sức thấm sâu vào quả tim, bộ óc của nhân dân, từ người biết chữ tới người không biết chữ, tạo nên một làn sóng kiên cường không kẻ thù nào địch lại
1/ Mở bài:
- Giới thiệu về loài cây em yêu (Cây gì? Ai trồng? Trồng ở đâu?...)
- Vì sao em yêu loài cây ấy? (gắn bó kỉ niệm, ý nghĩa của cây…)
“Những chiếc giỏ xe, chở đầy hoa phượng. em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Mỗi lần nghe những giai điệu du dương và quen thuộc ấy từ giọng ca ngọt ngào của mẹ, lòng tôi thấy nao nao bồi hồi nghĩ về một loài hoa mà tôi hằng yêu quý. Loài hoa tượng trưng cho tuổi học trò hồn nhiên trong sáng vô tư…
2/ Thân bài: Viết thành từng đoạn biểu cảm kết hợp miêu tả xen lẫn lời kể.
Đoạn 1: Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân, gốc rễ, lá, hoa, trái…)
- Làm sao em quên được cảm xúc lần đầu tiên vào mái trường này, hình ảnh cây phượng sừng sững xòe tán lá rộng che phủ cả một góc trường tạo cho em một ấn tượng đẹp, sâu sắc.
- Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, thân to khoảng vòng tay một người lớn, cành lá xanh um…
- Thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng…
- Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài.
- Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim.
- Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…
- Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây. Từ bao thế hệ học trò đến rồi đi, có mấy ai còn nhớ gốc phượng già này nhỉ?
- Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa.
- Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa.
Đoạn 2: Vai trò của phượng đối với đời sống con người:
- Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi.
- Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…
- Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị.
- Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang.
- Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
- Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Đoạn 3: Sự gần gũi giữa em với phượng
- Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt.
- Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân.
- Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống.
- Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
- Nếu một ngày nào đó…(những ngày hè không còn dáng phượng)
- Ước mong sao thành phố mình trồng phương khắp các nẻo đường…
3/ Kết bài:
- Chẳng biết tự bao giờ, cây phượng đã trở thành người bạn thân thiết của em.
- Thật hạnh phúc biết bao khi tuổi học trò gắn liền với hình ảnh cánh hoa thắm tươi như màu máu con tim..
Mở bài:
Mỗi loài hoa đều mang trên mình vẻ đẹp riêng hoa ly kiêu hãnh , hoa hồng bạch ngây thơ hay hoa Lài của tình bạn ngát hương. Riêng tôi loài hoa mang trên mình vẻ đẹp tượng trưng cho đất trời không đâu khác đó là hoa sen lòng bộ lượng bác ái, từ bi.
Kết bài:
Sen thơm, hương lại ngan tỏa. Dù trong hoàn cảnh nào Sen cũng hàm chứa trong đó sự tinh túy, thuần khiết , cao đẹp. Nó là biểu tượng cho đất nước, phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam
Chúc bạn học tốt!
Quyền trẻ em là một vấn đề gây nhức nhối trong xã hội hiện nay, bởi các em đều là những đứa trẻ mong manh, dễ tổn thương, cần sự bao bọc và chở che của gia đình. Nhưng hiện nay một thực tế đau lòng là cha mẹ chia xa, gia đình tan vỡ, cuộc đời các em sang trang mới. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài đã khiến người đọc không kìm được xúc động về hai nhân vật có trong truyện.
Không phải vô cớ tác giả đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hẳn là có nguyên do. Bởi rằng búp bê là những thứ vô tri vô giác nhưng lại gắn bó với tuổi thơ của những đứa trẻ. Khi “búp bê” chia tay cũng là lúc những đứa trẻ đó rơi vào nỗi đau đớn không thể thấu. Và cuộc chia tay của Thành và Thủy trong tuyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Cách chọn ngôi kể của tác giả cũng tạo nên ấn tượng và xúc động mạnh của truyện ngắn, cứa vào lòng người đọc nhiều nhức nhối về vấn đề quyền trẻ em.
Thành và Thủy là hai anh em rất mực yêu thương, đùm bọc, chở che cho nhau từ tấm bé. Tình cảm đó được biểu hiện qua nhiều chi tiết như hồi lớp Năm, có lần Thành đi đá bóng bị rách áo, chính Thủy đã đem kim chỉ ra sân để vá cho anh. Một biểu hiện thật bình dị, giản đơn nhưng đượm tình nghĩa. Hai anh em đi học cũng luôn đi cùng nhau “vừa đi vừa trò chuyện”.
Khi bố mẹ bỏ nhau, hai anh em phải mỗi người một nơi, nỗi đau hiện lên từng khuôn mặt đến ngạt thở. Thủy “khóc nức nở, tức tưởi” trong khi Thành thì “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đẫm cả gối”. Những giọt nước mắt đó chứa đầy sự đau đớn và tủi nhục khi gia đình tan vỡ. Tác giả đã khiến người đọc không kìm được xúc động khi đọc những câu văn thẫm đẫm nước mắt này
Khi mẹ bảo hai anh em chia đồ chơi thì ai cũng nhường cho người kia, vì dương như những con búp bê và cả hai anh em đều không muốn chia xa. Khi Thành chia đôi hai con búp bê Vệ Sĩ và Em nhỏ cho hai anh em thì Thủy đã có những hành động mâu thuân, trái ngược nhau. Một mặ Thủy nghĩ rằng “anh ác”, nhưng mặt khác lại lo lắng vì sợ không có người “gác đêm cho anh”. Một cô bé giàu tình cảm, yêu thương anh tha thiết và chân thành.
Điều bất ngờ là ở cách giải quyết của Thủy, để hai con búp bê lại cho anh. Haicon búp bê sẽ mãi mãi không xa nhau, anh trai cũng không sợ thấy ma mỗi đêm. Người đọc xúc động trước cử chỉ và suy nghĩ đầy tình yêu này của Thủy. Có thể nói đây là chi tiết đắt mà tác giả đã xây dựng. Một tình cảm vị tha thật đáng ngưỡng mộ.
Khi tác giả kể về khoảng khắc Thủy chia tay lớp, thực sự người đọc không kìm được cảm xúc của mình nữa. Khi cô giáo tặng Thủy quyển sổ và cây bút thì Thủy không dám nhận vì em sẽ không được đi học nữa, vì “mẹ em sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán”. Chi tiết này khiến cô giáo “tái mặt và nước mắt giàn giụa”. CŨng chi tiết này phản ảnh thực tế đau lòng của những đứa trẻ khi bố mẹ chia tay nhau, cuộc sống của những đứa trẻ rơi vào bế tắc, không lối thoát. Trách nhiệm của bố mẹ đã không hoàn thành khi để những đứa con của mình không được đến trường nữa.
Khung cảnh chia tay lớp học của Thủy là khung cảnh ám ảnh người đọc, một đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học lại phải lăn lộn kiếm sống. Thật đau lòng.
Tác giả đã tái hiện lại quang cảnh sau khi hai anh em rời khỏi trường “Thành kinh ngạc khi thấy mọi người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Mọi thứ vẫn như vậy nhưng gia đình của hai anh em đã không còn vẹn nguyên, mỗi người một nơi. Cuộc sống càng ngày càng khắc nghiệt với những đứa trẻ đáng ra được hưởng hạnh phúc
Khánh Hoài với giọng văn nhẹ nhàng, da diết và đầy day dứt đã khiến cho người đọc cảm nhận được nỗi đau, sự mất mát bao trùm lên tác phẩm. Số phận của những đứa trẻ trong một câu chuyện hôn nhân tan vỡ sẽ như thế nào?
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp"vừa trắng lại vừa tròn" nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận " bảy nổi ba chìm" và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mìn"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.
Bắt đầu từ lớp một, chúng ta bước vào công cuộc tiếp thu tri thức để chinh phục cũng như chung sống với xã hội loài người và tự nhiên. Rời bàn tay mẹ, bước qua cánh cổng trường là có bao điều kì thú đến với ta. Trong văn bản “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan viết: “Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới nay là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Lời nhắn nhủ của người mẹ xiết bao cảm động và giàu ý nghĩa.
Thế giới này rộng lớn biết bao nhiêu nhưng thế giới nếu không có bàn tay con người khai phá thì đó chỉ là thế giới hoang vu đầy thú dữ và cỏ dại. Con người xây dựng nhà máy, trường học, tạo nên những cánh đồng tít tắp, đưa người lên vũ trụ, thám hiểm đại dương, khai thác các mỏ quặng kim loại. Rồi tương lai thế giới này sẽ thuộc về ai khi những thế hệ của thời đại hôm nay sẽ ra đi? Nó thuộc về tuổi trẻ của hôm nay, thuộc về những cô bé, cậu bé đang rụt rè nấp sau cha mẹ, thầy cô mà ngỡ ngàng nhìn cuộc sống. Vậy thì thế giới rộng này thuộc về tuổi trẻ “Thế giới này là của con”, con cần phải biết thế giới của mình như thế nào, nó đẹp đẽ giàu có và cũng có những góc khuất ra sao. Để biết về thế giới của mình, con hãy can đảm rời tay mẹ bước qua cánh cổng trường cao rộng.
Trước khi đến trường, cuộc sống của chúng ta bó hẹp trong một ngôi nhà, một góc phố, một ngôi làng với những con người ta đã quen mặt, quen tình, với những trò chơi ta đã thành thạo, thuần thục. Nhưng ngày qua ngày, vẫn bầu trời ấy, vẫn ngôi nhà ấy, vẫn những con người với những công việc và thói quen ấy,... thật khó có thể tưởng tượng dược sự đơn điệu, tẻ nhạt bao trùm lên chúng ta như thế nào.
Nhưng bước qua cánh cổng trường là ta bước vào một thế giới sôi nổi, say mê ăm ắp khát khao với bao điều mới lạ. Những thầy cô - những người cha mẹ mới, hàng chục người bạn, hàng trăm gương mặt mới lạ,... Tính cách, cuộc sống của mỗi người đã là một điều thú vị cho ta. Nhìn vào mỗi ngươi là một lần ta được nhìn vào gương để xem xét chính mình, kiểm nghiệm chính mình. Nhưng đó cũng chưa phải là điều tuyệt diệu nhất khi đến với trường học.
Nhà văn M.Goócki từng nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Trên thế giới này, có thể trường học không phải là nơi nhiều sách vở nhất nhưng có thể khẳng định rằng đó là nơi có nhiều nhất những người dạy học. Dạy cách đọc sách. Và đó cũng là nơi sách được nâng niu trân trọng nhất. Và như thế. “những chân trời mới” đang được trải ra ngút ngàn trước mắt những đứa trẻ vừa chập chững bước vào cuộc sống. Thế giới rộng lớn ấy là thế giới của những cánh rừng rộng lớn, những cánh chim đại bàng mênh mông, những bước lao mình dũng mãnh. Là những lòng đại dương mênh mông xanh thẳm ăm ắp cá tôm. Là lòng đất thẳm sâu với bao khoáng sản, bao lò lửa đang rùng rùng sôi sục. Đó còn là những đất nước xa xôi với bao phong tục tập quán lí thú, độc đáo. Là nhưng người anh em cùng chung một Tổ với chúng ta trên khắp non nước Việt Nam,... Chao ôi! Thế giới này có bao điều diệu kì mới lạ. Từ hiện thực cuộc sống, “Cổng trường mở ra” còn dạy cho con biết ước mơ những điều tốt đẹp nhất trong cuộc đời này. Con ước thế giới này mãi hòa bình không có chiến tranh; con ước trẻ em trên khắp thế giới có cơm ăn, áo mặc và được đến trường như con; con ước ngày mai con sẽ được bay lên cung trăng thăm chú Cuội,... Thế giới của ước mơ rực rỡ, đẹp đẽ biết nhường nào!
“Cổng trường mở ra” cũng đồng thời mở ra trong mỗi chúng ta bao điều kì thú và hạnh phúc. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cống trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra", là những người học sinh đang được sống, đang được ước mơ sau cánh cổng trường vĩ đại, chúng ta càng cần can đảm bước đi khám phá, học tập cái thế giới rộng lớn mà tương lai sẽ thuộc về mình.
tham khảo
Từ xưa đến nay nhân dân ta đều có một lòng nồng làn yêu nước. Qua lời căn dặn của bác tuy lời nói mộc mạc nhưng ý nghĩa không tầm thường vô cùng sâu sắc. Truyền thống tốt ấy được truyền từ bao thế hệ nay, bởi lẽ truyền thống tốt đẹp ấy đã ngấm vào máu con người Việt Nam không gì có thể xóa mờ hay thay thế. Đối với chúng ta còn lạ những cô cậu học sinh ngồi ghế nhà trường hãy góp sức phát huy truyền thống yêu nước ấy, " Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình".Chúng ta cần phải học tập chăm chỉ để mai sau trở thành người có ích cho đất nước, xã hội , hay chỉ là cùng nhau tham gia bảo vệ môi trường để đất nước mãi màu xanh, giúp đỡ nhau trong học tập để không ai dị bỏ lại phía sau,... Những việc làm ấy tuy nhỏ nhưng biểu hiện ấy đã giúp chúng ta kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc.
trong bài "cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh"khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình. Ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi,phủ khắp phòng,la đà trên mặt đất làm người thi s̃i ngỡ là sương . Tuy từ"ngẩng"tạo cho ta 1 cảm giác buồn nhớ nhưng khung cảnh thiên nhiên ấy vẫn gợi cho ta cảm giác đẹp, 1 vẻ đẹp huyền ảo, lung linh.Chính nhờ những từ ngữ,hình ảnh giàu tính gợi hình,gợi cảm ấy cùng với khung cảnh thiên nhiên đã tạo biểu hiện được nỗi nhớ quê mình và mang ý nghĩa sâu sắc,nói lên được tâm trạng của những đứa con xa quê.
tham khảo
Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh đã nhắc đến tình cảm thiêng liêng và cao quý trong mỗi người, đó chính là lòng yêu nước. Đây cũng chính là truyền thống quý báu từ ngàn đời của dân tộc ta. Lòng yêu nước được thể hiện sâu sắc, đặc biệt qua các cuộc kháng chiến chống lại kẻ thù xâm lăng từ xa xưa trong lịch sử. Họ là những người anh hùng tiêu biểu đã chỉ huy trận chiến, góp phần làm nên trang sử vẻ vang cho dân tộc. Đến hôm nay, những người dân được gọi với danh từ chung là các cụ già tóc bạc, các cháu nhi đồng, kiều bào ở nước ngoài, đồng bào vùng tạm chiếm, các chiến sĩ ngoài mặt trận, nam nữ công nhân, nông dân, người phụ nữ, bà mẹ chiến sĩ…. không ai nhớ tên nhớ tuổi của họ nhưng đó là những con người thầm lặng đã không quản ngại gian khổ, hi sinh, đóng góp công sức, mô hôi nước mắt cho chiến đấu. Đó chính là lòng yêu nước nồng nàn, tất cả để giữ trọn vẹn non sông bờ cõi cho đất nước. Truyền thống yêu nước nồng nàn đó được phát huy và tiếp nối từ xưa đế nay, từ tổ tiên ngày trước đến thế hệ con cháu mai sau. Lòng yêu nước ấy như vật báu của quốc gia, nhưng không vì thế mà chúng ta cất giữ kín đáo. Trách nhiệm của chúng ta là cần tuyên truyền rộng rãi để tinh thần ấy được lan tỏa đến tất cả mọi người, đến những người cùng chung tiếng gọi thiêng liêng “đồng bào”. Bằng nghệ thuật lập luận chặt chẽ, dẫ chứng chọn lọc tiêu biểu, giọng văn tràn đầy lòng tự hào, văn bản đã khơi dậy lòng tự tôn dân tộc, tình yêu đất nước trong trái tim mỗi người dân yêu nước.
Qua lời căn dặn của Bác đối với mọi người trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta,em thấy bản thân mình đã cố gắng học tập thật tốt, tu dưỡng và rèn luyện đạo đức tốt nhất có thể để có thể trong tương lai giúp ích cho đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, em vẫn còn nhiều điều cần làm như : tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương, đất nước; tuyên truyền cho bạn bè trong và ngoài nước hiểu biết về đất nước Việt Nam xinh đẹp;Luôn cố gắng giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống của dân tộc,..Còn nhiều hành động nữa mà em cần làm để thể hiện lòng yêu nước của mình.